Khái quát chung về Chi cục Thuế huyện Gia Lâm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47)

3.1.3.1. Giới thiệu chung

Chi cục Thuế huyện Gia Lâm được thành lập theo Quyết định số 315 TC/QĐ-TCCB ngày 21 tháng 8 năm 1990 của Bộ trưởng Bộ tài chính về việc thành lập Chi cục thuế nhà nước trên cơ sở hợp nhất Phòng thuế công thương nghiệp huyện với bộ phận thuế nông nghiệp và bộ phận thu quốc doanh của Ban tài chính huyện Gia Lâm. Chi cục thuế được giao quản lý thu các loại thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác trên địa bàn huyện Gia Lâm bao gồm 31 xã và 04 thị trấn.

Từ ngày 01/01/2004, theo quy định tại Nghị định số 132/2003/NĐ-CP ngày 06/11/2003 của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính, một số xã, thị trấn có kinh tế xã hội phát triển đã được điều chuyển để thành lập quận Long Biên. Chi cục thuế huyện Gia Lâm hiện nay thực hiện việc quản lý thu thuế ở 20 xã và 02 thị trấn bao gồm: xã Cổ Bi, Văn Đức, Kim Lan, Ninh Hiệp, Dương Xá, Yên Viên, Đình Xuyên, Đông Dư, Lệ Chi, Đặng Xá, Trung Mầu, Dương Quang, Phú Thị, Kim Sơn, Kiêu Kỵ, Đa Tốn, Phù Đổng, Dương Hà, Yên Thường, Bát Tràng và thị trấn Yên Viên, thị trấn Trâu Quỳ. Trong đó, phần lớn các xã có điều kiện kinh tế xã hội phát triển chậm, thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp. Kinh tế hộ cá thể phát triển mạnh nhất tập trung ở làng nghề gốm sứ Bát Tràng; làng nghề may da, quỳ vàng Kiêu Kỵ; chợ vải, thuốc nam Ninh Hiệp.

Địa điểm trụ sở chính: Số 59 đường Cổ Bi, xã Cổ Bi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội.

Điện thoại: (84) (04) 38769742 - (84) (04) 38769734

Fax: (84) (04) 36763395 Email: cctglam.han@gdt.gov.vn 3.1.3.2. Chức năng và nhiệm vụ của Chi cục thuế Gia Lâm

a. Vị trí, chức năng

Chi cục Thuế ở các quận, huyện, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (sau đây gọi chung là Chi cục Thuế) là tổ chức trực

thuộc Cục Thuế, có chức năng tổ chức thực hiện công tác quản lý thuế, phí, lệ phí, các khoản thu khác của ngân sách nhà nước (sau đây gọi chung là thuế) thuộc phạm vi nhiệm vụ của ngành thuế trên địa bàn theo quy định của pháp luật.

Chi cục Thuế có tư cách pháp nhân, con dấu riêng, được mở tài khoản tại Kho bạc Nhà nước theo quy định của pháp luật.

b. Nhiệm vụ và quyền hạn

Chi cục Thuế thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn, trách nhiệm theo qui định của Luật Quản lý thuế, các luật thuế, các qui định pháp luật khác có liên quan và các nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:

Tổ chức triển khai thực hiện thống nhất các văn bản qui phạm pháp luật về thuế; quy trình, biện pháp nghiệp vụ quản lý thuế trên địa bàn;

Tổ chức thực hiện dự toán thu thuế hàng năm được giao; tổng hợp, phân tích, đánh giá công tác quản lý thuế; tham mưu với cấp uỷ, chính quyền địa phương về công tác lập và chấp hành dự toán thu ngân sách Nhà nước, về công tác quản lý thuế trên địa bàn; phối hợp chặt chẽ với các ngành, cơ quan, đơn vị liên quan để thực hiện nhiệm vụ được giao;

Tổ chức thực hiện công tác tuyên truyền, hướng dẫn, giải thích chính sách thuế của Nhà nước; hỗ trợ người nộp thuế trên địa bàn thực hiện nghĩa vụ nộp thuế theo đúng quy định của pháp luật.

Kiến nghị với Cục trưởng Cục Thuế những vấn đề vướng mắc cần sửa đổi, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về thuế, các quy trình chuyên môn nghiệp vụ, các quy định quản lý nội bộ và những vấn đề vượt quá thẩm quyền giải quyết của Chi cục Thuế.

Tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý thuế đối với người nộp thuế thuộc phạm vi quản lý của Chi cục Thuế : đăng ký thuế, cấp mã số thuế, xử lý hồ sơ khai thuế, tính thuế, nộp thuế, miễn thuế, giảm thuế, hoàn thuế, xoá nợ thuế, tiền phạt, lập sổ thuế,thông báo thuế, phát hành các lệnh thu thuế và thu khác theo qui định của pháp luật thuế và các quy định, quy trình, biện pháp nghiệp vụ của ngành; đôn đốc người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ nộp thuế đầy đủ, kịp thời vào ngân sách nhà nước.

Quản lý thông tin về người nộp thuế; xây dựng hệ thống dữ liệu thông tin về người nộp thuế trên địa bàn;

Thanh tra, kiểm tra, giám sát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn thuế, giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành chính sách, pháp luật thuế đối với người nộp thuế và các tổ chức, cá nhân được uỷ nhiệm thu thuế theo phân cấp và thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế;

Quyết định hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền quyết định miễn, giảm, hoàn thuế, gia hạn thời hạn khai thuế, gia hạn thời hạn nộp tiền thuế, truy thu tiền thuế, xoá nợ tiền thuế, miễn xử phạt tiền thuế theo quy định của pháp luật;

Được quyền yêu cầu người nộp thuế, các cơ quan Nhà nước, các tổ chức, cá nhân có liên quan cung cấp kịp thời các thông tin cần thiết phục vụ cho công tác quản lý thu thuế; đề nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý các tổ chức, cá nhân không thực hiện trách nhiệm trong việc phối hợp với cơ quan thuế để thực hiện nhiệm vụ thu ngân sách Nhà nước;

Được quyền ấn định thuế, thực hiện các biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính thuế theo quy định của pháp luật; thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng về hành vi vi phạm pháp luật thuế của người nộp thuế;

Bồi thường thiệt hại cho người nộp thuế do lỗi của cơ quan thuế, theo quy định của pháp luật; giữ bí mật thông tin của người nộp thuế; xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ thuế của người nộp thuế theo quy định của pháp luật;

Tổ chức thực hiện thống kê, kế toán thuế, quản lý biên lai, ấn chỉ thuế; lập báo cáo về tình hình kết quả thu thuế và báo cáo khác phục vụ cho việc chỉ đạo, điều hành của cơ quan cấp trên, của Uỷ ban nhân dân đồng cấp và các cơ quan có liên quan; tổng kết, đánh giá tình hình và kết quả công tác của Chi cục Thuế.

Tổ chức thực hiện kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế và khiếu nại, tố cáo liên quan đến việc thi hành công vụ của công chức, viên chức thuế thuộc thẩm quyền quản lý của Chi cục trưởng Chi cục Thuế theo quy định của pháp luật.

Xử lý vi phạm hành chính về thuế, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền khởi tố các tổ chức, cá nhân vi phạm pháp luật thuế theo quy định của Luật quản lý thuế và pháp luật khác có liên quan.

Giám định để xác định số thuế phải nộp của người nộp thuế theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Thực hiện nhiệm vụ cải cách hệ thống thuế theo mục tiêu nâng cao chất lượng hoạt động, công khai hoá thủ tục, cải tiến quy trình nghiệp vụ quản lý thuế và cung cấp thông tin để tạo thuận lợi phục vụ cho người nộp thuế thực hiện chính sách, pháp luật về thuế.

Tổ chức tiếp nhận và triển khai ứng dụng tiến bộ khoa học, công nghệ thông tin và phương pháp quản lý hiện đại vào các hoạt động của Chi cục Thuế.

Quản lý bộ máy, biên chế, lao động; tổ chức đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ công chức, viên chức của Chi cục Thuế theo quy định của Nhà nước và của ngành thuế.

Quản lý kinh phí, tài sản được giao, lưu giữ hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế theo quy định của pháp luật và của ngành.

Thực hiện các nhiệm vụ khác do Cục trưởng Cục Thuế giao. 3.1.3.3. Cơ cấu tổ chức của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm

Chi cục thuế huyện Gia Lâm từ khi thành lập cho đến nay, Bộ máy của Chi cục thuế trong công cuộc cải cách hệ thống thuế Việt Nam, được thay đổi theo hướng giảm số đội thế liên xã, thị trấn, tăng số đội thuế ở văn phòng phù hợp với tình hình thực tiễn, bước đầu xây dựng mô hình tổ chức quản lý theo chức năng.

Cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Gia Lâm gồm có 10 đội thuế đó là: + Đội tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế và ấn chỉ.

+ Đội tổng hợp, nghiệp vụ, dự toán, kê khai kế toán thuế và tin học. + Đội kiểm tra thuế.

+ Đội quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. + Đội kiểm tra nội bộ.

+ Đội hành chính, nhân sự, tài vụ.

+ Đội quản lý lệ phí trước bạ và thu khác. + Đội thuế liên xã, thị trấn số 1.

+ Đội thuế liên xã, thị trấn số 2. + Đội thuế liên xã, thị trấn số 3.

Cơ cấu tổ chức lao động được phân công theo đội thuế được trình bày qua bảng 3.4.

Bảng 3.4. Cơ cấu tổ chức lao động tại Chi cục thuế Gia Lâm theo đội thuế

Số TT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ

(%)

1 Ban lãnh đạo Chi cục thuế 3 3,5

2 Đội tuyên truyền - Hỗ trợ người nộp thuế và ấn chỉ 4 4,7

3 Đội Tổng hợp - Nghiệp vụ - Dự toán - Kê khai kế

toán thuế và tin học 11 11,8

4 Đội kiểm tra thuế 14 16,5

5 Đội quản lý nợ và Cưỡng chế nợ thuế 5 5,9

6 Đội kiểm tra nội bộ 4 4,7

7 Đội Hành chính - Nhân sự - Tài vụ 12 14,1 8 Đội quản lý lệ phí trước bạ và thu khác 9 9,4 9 Đội thuế liên xã, thị trấn số 1 9 14,1 10 Đội thuế liên xã, thị trấn số 2 5 4,7 11 Đội thuế liên xã, thị trấn số 3 7 10,6

Tổng cộng 85

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm (2016) Qua bảng 3.4 cho thấy, Chi cục thuế đã bố trí sắp xếp cán bộ theo vị trí, chức năng các đội thuế, có xác định năng lực trình độ và trách nhiệm của cán bộ công chức nhằm mục tiêu hoàn thành nhiệm vụ quản lý thu thuế nói chung và nhiệm vụ kê khai và nộp thuế nói riêng.

Năm 2015, cơ cấu tổ chức bộ máy Chi cục thuế huyện Gia Lâm bao gồm có 85 cán bộ công chức. Số lượng cán bộ được bố trí theo cơ cấu hành chính, chức năng nhiệm vụ, như ở bảng 3.5 và 3.6.

Về cơ cấu độ tuổi cán bộ công chức: Bảng 3.5 cho thấy năm 2015, độ tuổi dưới 30 có 19 người; độ tuổi 31 - 40 có 23 người và trên độ tuổi 40 có 42 người. Như vậy, độ tuổi trên 40 chiếm một tỷ lệ khá lớn (50%), đây là độ tuổi có nhiều năm thâm niên công tác, thành thạo nghề, có kinh nghiệm trong công tác kê khai và nộp thuế tuy nhiên trình độ tin học và ngoại ngữ còn hạn chế. Mặt khác, độ

tuổi dưới 30 và 31 - 40 cũng chiếm tỷ lệ tương đương là 50%, là đội ngũ cán bộ trẻ, năng động, nhiệt tình và có tinh thần yêu nghề và được đào tạo bài bản, tốt nghiệp đại học chính quy. Tuy nhiên, đội ngũ cán bộ trẻ này đa số là cán bộ trẻ mới vào ngành, chưa có kinh nghiệm nhiều trong chuyên môn nghiệp vụ. Để phát huy được nguồn nhân lực trẻ này cần các cán bộ đi trước thường xuyên tổ chức các buổi tập huấn, đào tạo, truyền thụ kinh nghiệm trong công tác quản lý kê khai và nộp thuế.

Bảng 3.5. Cơ cấu lao động tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm theo giới tính và tuổi

STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ

(%)

I Tổng số 85 100,0

1 Biên chế 77 90,6

2 Hợp đồng 8 9,4

II Phân theo giới tính 85 100,0

1 Nam 45 52,9

2 Nữ 40 47,1

III Phân theo độ tuổi 85 100,0

1 Dưới 30 18 21,2

2 Từ 31 đến 40 24 28,2

3 Trên 40 43 50,6

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm (2016)

Phân theo trình độ: số cán bộ công chức có trình độ đại học và trên đại học chiếm tỷ lệ cao nhất là trên 63% cho thấy trình độ của cán bộ công chức ngành thuế đã dần được cải thiện. Hệ thống quản lý thu thuế huyện Gia Lâm ngày càng được hiện đại hóa thông qua ứng dụng các phần mềm tin học quản lý thu thuế, do đó yêu cầu về trình độ tin học và ngoại ngữ đối với các cán bộ quản lý thuế ngày càng được chú trọng trong việc tập huấn nâng cao và tuyển dụng cán bộ thuế, nhất là đối với các cán bộ làm công tác quản lý kê khai và nộp thuế.

Bảng 3.6. Cơ cấu lao động tại Chi cục thuế huyện Gia Lâm theo trình độ và ngạch công chức STT Chỉ tiêu Số người Tỷ lệ (%) I Trình độ chuyên môn 85 100,0 1 Thạc sỹ 6 7,1 2 Đại học 50 58,8 3 Cao đẳng 2 2,4 4 Trung cấp 24 28,2

5 Chưa đào tạo 3 3,5

II Trình ngoại ngữ 85 100,0 1 Chưa đạt trình độ A 3 3,5 2 Trình độ A 12 14,1 3 Trình độ B 59 69,4 4 Trình độ C và sau C 11 12,9 III Trình độ tin học 85 100,0 1 Chưa đạt trình độ A 3 3,5 2 Trình độ A 8 9,4 3 Trình độ B 71 83,5 4 Trình độ C và sau C 3 3,5

IV Phân theo ngạch công chức 85 100,0

1 Chuyên viên 20 23,5

2 Chuyên viên chính 2 2,4

3 Kiểm soát viên 29 34,1

4 Kiểm soát viên chính 1 1,2

5 Kiểm thu viên 17 20,0

6 Cán sự 8 9,4

7 Ngạch khác 8 9,4

V Đảng viên 40 47,1

Năm 2015, thông qua thi tuyển công chức Chi cục mới được Cục thuế TP Hà Nội bổ sung thêm cán bộ. Do đó, một lực lượng cán bộ trẻ có năng lực và được đào tạo bài bản, trình độ tin học, ngoại ngữ khá tốt, đặc biệt là khả năng học hỏi nhanh nhạy giúp bổ sung nguồn lực cho Chi cục.

Hệ thống quản lý thu thuế huyện Gia Lâm ngày càng được hiện đại hóa thông qua ứng dụng kê khai và nộp thuế. Số lượng CBCC là đảng viên khá ít 40 người, chiếm tỷ lệ 47.1%. Do đó, hàng năm, Chi cục đều cử CBCC trẻ, năng động và được đào tạo bài bản, trình độ tin học, ngoại ngữ khá tốt, ưu tú nhất để tham gia các lớp tìm hiểu về Đảng để giới thiệu thêm cho Đảng bộ Chi cục. 3.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2.1. Phương pháp điều tra, thu thập số liệu 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp 3.2.1.1. Thu thập số liệu thứ cấp

- Thu thập tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế xã hội của huyện Gia Lâm; - Thu thập số liệu về tình hình tuân thủ pháp luật thuế của hộ, cá nhân kinh doanh ở huyện Gia Lâm trong những năm gần đây;

- Số liệu về kết quả về số hộ kinh doanh, số hộ vi phạm pháp luật thuế, các báo cáo tổng kết năm từ năm 2013-2015, báo cáo giao ban phục vụ việc phân tích, đánh giá thực trạng tuân thủ pháp luật thuế của hộ, cá nhân kinh doanh tại Chi cục thuế Gia Lâm.

3.2.1.2. Thu thập số liệu sơ cấp

Các công việc thực hiện thu thập nguồn số liệu sơ cấp gồm:

- Xác định nội dung, đối tượng, mẫu điều tra: Nội dung điều tra chủ yếu liên quan đến các công tác tuân thủ pháp luật thuế của hộ, cá nhân kinh doanh, thái độ phục vụ của cơ quan thuế, tìm hiểu các sai phạm thường gặp của hộ, cá nhân kinh doanh trong quá trình hoạt động. Đối tượng điều tra là chủ hộ kinh doanh và cán bộ nghiệp vụ liên quan đến công tác tuyên truyền hỗ trợ, công tác cấp mã số thuế, kê khai thuế, thu thuế, đôn đốc nợ đọng thuế.

- Chọn mẫu điều tra: Chọn hộ kinh doanh và cán bộ thuế làm công tác tuyên truyền hỗ trợ, công tác cấp mã số thuế, kê khai thuế, thu thuế, đôn đốc nợ đọng thuế để gửi phiếu và phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi đối với các hộ kinh doanh và cán bộ thuế. Cụ thể chọn 150 hộ, cá nhân kinh doanh để gửi phiếu và 10 cán bộ thuế. Cơ cấu hộ kinh doanh lấy mẫu được thể hiện qua Bảng 3.7.

Bảng 3.7. Số lượng hộ, cá nhân kinh doanh điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)