Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 36)

Nội dung này lại được quyết định bởi việc phân tích thông tin về người nộp thuế của cơ quan thuế. Nếu có được thông tin về người nộp thuế đầy đủ, chính xác, toàn diện thì sẽ đánh giá được mức độ tuân thủ của người nộp thuế, điều này khó tránh khỏi tính chủ quan.

Thông qua công tác kiểm tra thuế, cơ quan thuế có thể nắm bắt được tình hình hạch toán kế toán của doanh nghiệp, có thể phát hiện ra những doanh nghiệp có hạch toán sai ảnh hưởng tới nguồn thu của NSNN. Thông qua công tác kiểm tra thuế TNDN để giúp đối tượng nộp thuế nhận thức đúng đắn, đầy đủ hơn về pháp luật thuế, qua đó tự giác chấp hành pháp luật thuế. Thông qua công tác kiểm tra cơ quan thuế chỉ ra cho đối tượng nộp thuế thấy những sai sót và cơ sở pháp lý xử lý sai sót; chỉ ra cho đối tượng nộp thuế thấy những vấn đề cần rút kinh nghiệm trong chấp hành pháp luật thuế, chỉ ra cho người vi phạm vô thức rằng họ cần phải học tập, nghiên cứu pháp luật thuế để không tiếp tục vô tình vi phạm pháp luật thuế nữa... (Nguyễn Văn Thọ, 2014)

2.1.4. Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tuân thủ pháp luật thuế của người nộp thuế nộp thuế

Tuân thủ pháp luật thuế là nộp đúng, nộp đủ và nộp đúng thời hạn những khoản thuế phải nộp cho nhà nước. Có thể một thực tế đặt ra, hầu hết mọi NNT đều biết được rằng, nộp thuế là nghĩa vụ của họ. Ai cũng mong muốn mình sẽ không vi phạm luật gì và ai cũng mong muốn không phải chịu tâm lý lo sợ những rủi ro của việc vi phạm pháp luật ấy. Tuy nhiên, họ vẫn chưa tin vào quyền lợi mà họ sẽ được hưởng hoặc có rất nhiều lý do cả bên trong và bên ngoài tác động vào hành vi tuân thủ thuế của họ làm họ không thể tuân thủ cả dự tính và không dự tính. Do đó, chuyên đề nghiên cứu, tìm hiểu những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi tuân thủ thuế của NNT. Đây cũng chính là những nguyên nhân dẫn đến những hành vi không tuân thủ thuế của họ. Chính từ những nguyên nhân ấy, cơ quan thuế mới có thể hiểu được tình trạng, hoàn cảnh của NNT. Không thể cứ đổ lỗi cho ý thức của họ mà cần hiểu được cả những hoàn cảnh không thuận lợi tác động vào họ. Đặt mình là NNT thì cơ quan thuế mới có thể đưa ra những giải pháp phù hợp nhằm khắc phục khó khăn, nâng cao sự tuân thủ cho NNT được.

Trong phần này, luận văn xin nghiên cứu các nhóm nhân tố dưới đây (Nguyễn Văn Thọ, 2014).

2.1.4.1. Nhóm yếu tố thuộc về tình hình kinh tế - xã hội

Đây là nhóm yếu tố vĩ mô phản ánh tình hình kinh tế - xã hội nói chung của một quốc gia như tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình hình lạm phát, tình hình chính trị... Vì đây là nhân tố vĩ mô nên nhóm nhân tố này ảnh hưởng đến sự tuân thủ của tất cả nhóm NNT. Thông thường, khi nền kinh tế phát triển, tình hình chính trị, xã hội ổn định thì nhóm nhân tố này có thể bỏ qua vì khi đánh giá mức độ ảnh hưởng tới sự tuân thủ của NNT qua các năm là tương đối ổn định.

Tuy nhiên, trong trường hợp tình hình kinh tế xã hội bất ổn thì tác động của nhóm nhân tố này đến sự tuân thủ của NNT lại rất lớn về cả phạm vi và mức độ ảnh hưởng (Nguyễn Văn Thọ, 2014).

Thứ nhất về yếu tố kinh tế. Lãi suất thị trường và cả lãi suất ngân hàng là yếu tố tác động đến quyết định tuân thủ, trì hoãn hay không tuân thủ thuế. Trong trường hợp lãi suất tăng, một NNT có tinh thần đạo đức thuế không tốt sẽ có khả năng trì hoãn việc nộp thuế; hoặc tuân thủ nhưng không tự nguyện; hoặc có khả năng trốn thuế hay tránh thuế. Vì vậy, lãi suất thị trường thường được các nhà phân tích theo cách tiếp cận kinh tế lấy làm cơ sở cho việc thiết lập và các hình phạt đối với NNT khi họ không tuân thủ.

Lạm phát cũng có ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của NNT khi nó tác động vào mức sinh lợi từ hoạt động sản suất kinh doanh. Lạm phát quá cao sẽ cản trở hành vi tuân thủ thuế. Lạm phát ổn định ở mức hợp lý sẽ kích thích sản xuất kinh doanh và tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT thông qua hiệu ứng thu nhập.

Thứ hai là nhân tố xã hội. Các nhân tố xã hội ảnh hưởng sâu sắc đến nội dung cơ bản của từng sắc thuế và cả hệ thống chính sách thuế, từ đó tác động đến sự tuân thủ thuế thông qua những nhân tố như:

- Chuẩn mực xã hội, sự hỗ trợ xã hội và trách nhiệm của NNT trong cộng đồng là những tiêu chuẩn hành vi trong tuân thủ thuế do xã hội mong muốn và được chấp nhận chung của đa số người trong xã hội. Khi NNT xác định được nhóm xã hội tác động lên hành vi tuân thủ thuế của họ thì chuẩn mực xã hội sẽ tác động lên đạo đức thuế của NNT thông qua ảnh hưởng của xã hội và sự hỗ trợ xã hội. Mọi người có thể thấy rằng, tư lợi cá nhân có thể thúc đẩy hành vi khi con

người cảm thấy bản thân họ là các cá nhân độc lập với các cá nhân khác, trong khi trách nhiệm công dân có thể thúc đẩy hành vi khi con người cảm thấy họ là thành viên của một nhóm, của cộng đồng xã hội. Trong cộng đồng đó, sự tuân thủ thuế sẽ phụ thuộc vào ảnh hưởng xã hội lên nhận thức của NNT rằng, hầu hết mọi người đều tuân thủ, chỉ một số người là không tuân thủ và hầu hết mọi người là những công dân tốt. Sự tuân thủ sẽ hạn chế khi đối tượng nhận thức rằng, ít người có trách nhiệm công dân. Tiếp theo, sự đồng thuận về thuế của một đối tượng sẽ tác động lên chuẩn mực xã hội về sự tuân thủ thuế và tác động lên tích cưc các NNT khác. Vì vậy, chuẩn mực xã hội tác động lên hành vi tuân thủ thuế là nhân tố mà cơ quan thuế cần quan tâm.

- Dư luận xã hội, danh tiếng, vị thế và vai trò của NNT trong cộng đồng xã hội. Vai trò của NNT trong xã hội và những chuẩn mực hành vi của họ cũng rất quan trọng. NNT không chỉ tối ưu hóa hành vi một cách cô lập và ích kỷ mà còn bị tác động bởi dư luận tích cực từ xã hội do tuân thủ đầy đủ nghĩa vụ thuế và từ đó làm hình thành nên danh tiếng vị thế và vai trò của NNT trong cộng đồng xã hội. Tiếp đó, danh tiếng, vai trò của NNT sẽ tác động đến sự vươn lên thực hiện tốt nghĩa vụ thuế (Nguyễn Văn Thọ, 2014).

2.1.4.2. Nhóm yếu tố chính trị, luật pháp

Nhóm nhân tố này được thể hiện qua các nội dung sau đây:

- Hiệu quả của chi tiêu công: Ngân sách nhà nước (NSNN) được sử dụng như thế nào là một trong những vấn đề được NNT quan tâm nhất. NSNN được sử dụng cho đầu tư vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật, xã hội, phục vụ trở lại cho NNT, nuôi bộ máy công quyền và những mục đích chung khác. Nhận thức của NNT về tính hiệu quả của các khoản chi tiêu này sẽ tác động đến sự tuân thủ thuế của NNT. Tham nhũng, thất thoát ngân sách, đầu tư công phi hiệu quả sẽ là những yếu tố cản trở hành vi tuân thủ tích cực (Nguyễn Văn Thọ, 2014).

- Chính sách thuế: Là một trong những yếu tố quan trọng trong phân tích sự tuân thủ của NNT, nhìn từ giác độ kinh tế và cả giác độ tâm lý xã hội. Chính sách thuế ổn định, có thể dự đoán, rõ ràng, đơn giản, dễ hiểu và công bằng là những tiền đề đầu tiên để có một quá trình quản lý thuế hiệu lực và hiệu quả. NNT chỉ sẵn sàng và chấp nhận tuân thủ khi các sắc thuế rõ ràng, minh bạch và công bằng. Người nộp thuế cũng chỉ có thể tuân thủ khi các sắc thuế đơn giản, dễ hiểu, không chồng chéo, mâu thuẫn và có thể dự đoán. Sự ổn định và dễ dự đoán được coi là một hệ thống thuế tốt.

2.1.4.3. Nhóm yếu tố thuộc về bản thân người nộp thuế

- Sự hiểu biết nghĩa vụ thuế, quy trình tuân thủ thuế và kế toán thuế: Mức độ tuân thủ thuế của NNT phụ thuộc vào yếu tố hiểu biết về luật thuế, những yêu cầu của luật thuế, thủ tục hoàn thành nghĩa vụ thuế. Nhiều NNT có thể vui lòng tuân thủ nhưng không có khả năng làm như vậy, vì họ không nhận thức được, hoặc không hiểu phạm vi nghĩa vụ thuế và quy trình tuân thủ. Điều này làm gia tăng tỷ lệ lỗi trong kê khai và thanh toán thuế, tăng chí phí tuân thủ thuế và cản trở sự tuân thủ. Ngoài ra, tình trạng mù thông tin và kiến thức cơ bản về hoạt động kế toán, đặc biệt chiếm tỷ lệ khá cao ở các nước đang phát triển, điển hình đối với các NNT vừa và nhỏ (Nguyễn Văn Thọ, 2014).

- Nhận thực về sự công bằng và bình đẳng trong tuân thủ nghĩa vụ thuế:

Đây là một trong những tác động tâm lý rất lớn đến hành vi của NNT. Ý định tuân thủ thuế là một hàm của “sự tin tưởng hay lòng tin nói chung” từ sự công bằng của hệ thống thuế. Sự không tin tưởng do nhân thức của NNT về sự không công bằng và nền kinh tế ngầm sẽ dẫn đến sự chấp nhận trốn thuế. Ngược lại, sự tuân thủ của NNT cũng sẽ tác động đến đạo đức thuế của những đối tượng khác thông qua nhận thức về sự công bằng. Bên cạnh đó, nhận thức về tính công bằng trong tiếp cận thông tin và thủ tục hành chính thuế tác động không nhỏ đến tâm lý tuân thủ thuế, đặc biệt khi hệ thống thủ tục tuân thủ phức tạp và rườm rà. Nhận thức của người nộp thuế đối với sự đối xử của chính quyền và cơ quan quản lý thuế. Khi cơ quan thuế được nhận thức là người đại diện và hoạt động vì lợi ích nhà nước và cộng đồng, coi NNT là khách hàng, thì sự tuân thủ thuế sẽ đạt được ở mức cao. Một chính quyền không đại diện cho quyền lợi chung sẽ giảm sự hợp tác và tăng sự chống đối. Mặt khác, sự đại diện của một cơ quan thuế còn được NNT nhận thức ở sự công tâm, trong sạch, không nhận hối lộ và không tham nhũng.

- Cảm nhận về rủi ro: Nếu một NNT có cơ hội không tuân thủ và nghĩ rằng chỉ có rủi ro không đáng kể nếu bị phát hiện thì NNT đó có thể chấp nhận rủi ro này. Điều này có thể dẫn đến việc kê khai thấp một số loại thu nhập nào đó; Một số người nhìn nhận việc tránh thuế là một trò chơi và có thắng thua, họ thích thử nghiệm kĩ năng của mình trong việc tránh các nghĩa vụ và tránh để không bị bắt.

- Các tác động về kinh tế: Thứ nhất là gánh nặng về tài chính, luôn có một mối liên hệ giữa số nợ thuế và hành vi tuân thủ. Nếu nghĩa vụ thuế lớn thì NNT

có thể tránh phải nộp toàn bộ hoặc tìm cách điều chỉnh số liệu báo cáo để làm giảm nghĩa vụ thuế; Thứ hai là chi phí tuân thủ, các chi phí này bao gồm thời gian bỏ ra để hoàn tất thủ tục thuế, chi phí chi kế toán viên... và có thể cả chi phí về mặt tâm lý như căng thẳng thần kinh do NNT không biết chắc hộ có đáp ứng các quy định của luật thuế hay không. NNT phải bỏ ra một khoản chi phí trên để tuân thủ nghĩa vụ thuế, do đó làm cho thuế phải chịu của NNT cao hơn số thuế thực nộp. 2.1.4.4. Nhóm yếu tố thuộc về cơ quan thuế

Trình độ, chất lượng công tác quản lý thuế của nhà nước có tính quyết định đến mức độ tuân thủ thuế của NNT. Những yếu tố thuộc quản lý thuế của nhà nước bao gồm (Nguyễn Văn Thọ, 2014):

- Tính ổn định, minh bạch, rõ ràng của quy trình và thủ tục tuân thủ thuế như các quy trình đăng kí, kê khai, nộp thuế, sự ổn định và mức độ minh bạch cao sẽ giảm chi phí tuân thủ và giảm rủi ro do tham nhũng phiền hà.

- Tính đơn giản, dễ hiểu của quy trình và thủ tục tuân thủ thuế. Với khả năng hạn chế về nhận lực hiện nay, nhiều cơ quan thuế không thể kiểm soát để đảm bảo sự tuân thủ thuế một cách toàn diện khi số lượng NNT ngày càng tăng lên. Vì vậy, việc áp dụng một hệ thống đơn giản đặc biệt là cho đối tượng NNT vừa và nhỏ sẽ làm giảm gánh nặng quản lý của cơ quan thuế và gánh nặng tuân thủ thuế cho NNT.

- Tính sẵn có, phù hợp và dễ tiếp cận của các dịch vu và hỗ trợ tư vấn thuế sẽ giúp NNT giảm gánh nặng tìm kiếm thông tin về quy định của luật thuế cũng như quy định tuân thủ. Những dịch vụ nghèo nàn, khó tiếp cận thường là lý do giải thích cho chi phí tuân thủ thuế cao, đặc biệt là đối với các NNT nhỏ. Đây cũng là một trong những nguyên nhân cơ bản của trốn thuế.

- Tính cưỡng chế hợp lý của quản lý thuế được thể hiện ở tần suất thanh tra, kiểm tra thuế, khả năng phát hiện trốn thuế và rủi ro về thuế, các biện pháp cưỡng chế nợ thuế, mức độ nghiêm khắc của hình phạt do trốn thuế.

- Tính động viên, khuyến khích sự tuân thủ mà các đặc trưng là các hình thức khuyến khích, tuyên dương NNT thực hiện tốt nghĩa vụ thuế, công nhận hình ảnh vị thế của NNT bằng các phần thưởng khuyến khích tinh thần và vật chất. Bên cạnh đó, sự tuân thủ thuế của NNT còn phụ thuộc vào tính trách nhiệm và đạo đức nghề nghiệp của các cán bộ,công chức quản lý thuế.

cơ quan thuế đánh giá sư đa dạng phức tạp của môi trường NNT, từ đó phát triển các hướng khác nhau để quản lý thuế. Sự phức tạp của những yếu tố tác động đến sự tuân thủ thuế và mối quan hệ giữa những yếu tố này đòi hỏi cơ quan thuế cam kết thực hiện lâu dài các chiến lược tăng cường sự tuân thủ thuế của NNT, theo đó thách thức lớn nhất là tăng sự tuân thủ thuế trong khi giảm chi phí tuân thủ và thích ứng đối với NNT, tăng sự tin tưởng của NNT đối với cơ quan thuế.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)