Nhóm nhân tố xuất phát từ bản thân các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 81)

nộp thuế

- Sự hiểu biết thông tin về chính sách, pháp luật thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh:

Với những chính sách đầu tư thích đáng cho phát triển giáo dục trong thời gian vừa qua, trình độ văn hóa, giáo dục của người dân Việt Nam đã có những bước tiến bộ đáng kể. Điều này được thể hiện ở sự gia tăng liên tục ở chỉ số phát triển con người trong thập kỷ qua và những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực giáo dục, y tế và mức sống ở Việt Nam. Điều này đã làm cho đa số các hộ, cá nhân kinh doanh có sự quan tâm nhất định đến chính sách, pháp luật thuế, từ đó tác động đến hành vi tuân thủ pháp luật của họ trong đó có tuân thủ thuế.

Cũng phải nói đến hệ thống chính sách, pháp luật thuế của nhà nước vẫn đang có nhiều sửa đổi, bổ sung, chưa thực sự ổn định nên cần có nhanh nhẹn của các hộ, cá nhân kinh doanh trong việc cập nhật thông tin về những thay đổi của chính sách thuế.

Khi được hỏi thì có 13,9% hộ, cá nhân kinh doanh thương mại, 13,4% hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ và 17,2% số hộ, cá nhân kinh doanh sản xuất cho rằng chính việc thiếu hiểu biết về luật thuế, các chính sách thay đổi của nhà nước về thuế đã dẫn đến những sai phạm của họ trong việc tuân thủ thuế. Chính bởi vậy, cần phải có biện pháp nhằm nâng cao khả năng thông tin của các hộ, cá nhân kinh doanh về thuế cũng như cơ quan thuế cần phải có biện pháp tăng cường hỗ trợ cho các hộ, cá nhân kinh doanh.

- Trình độ năng lực về kế toán thuế và bộ máy kế toán:

Ta thấy được một điều rằng, không phải hộ, cá nhân kinh doanh nào cũng có bộ phận kế toán thuế riêng. Lý do là bởi vì chi phí thuê kế toán thuế riêng cũng tốn kém. Hầu hết các chộ, cá nhân kinh doanh sử dụng là thuê kế toán ngắn hạn hoặc sử dụng dịch vụ hỗ trợ kê khai của các công ty về dịch vụ kế toán.

Một thực tế đặt ra là có nhiều hộ, cá nhân kinh doanh muốn thực hiện tuân thủ thuế. Tuy nhiên, năng lực về kế toán của họ chưa cho phép họ cập nhật đầy đủ các thông tin về chính sách thuế, các cách lưu trữ SSKT đúng,… đặc biệt là đối với các hộ, cá nhân kinh doanh với quy mô nhỏ, hộ gia đình. Họ chưa có nhiều kiến thức, kinh nghiệm làm việc với nhưng thủ tục tuân thủ vì vậy dù khong muốn nhưng họ vẫn vi phạm những sai sót trong các thủ tục tuân thủ ấy. Chính vì vậy, năng lực kế toán thuế ảnh hưởng trực tiếp đế chi phí tuân thủ thuế

và gây ảnh hưởng đến sự tuân thủ thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh. Thực tế cũng cho thấy, đây là một nguyên nhân khá quan trọng đối với hộ, cá nhân kinh doanh và hộ khi mà có 15,2% hộ, cá nhân kinh doanh thương mại, 22,5% hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ và 23,6% số hộ, cá nhân kinh doanh sản xuất cho rằng, trình độ kế toán là nguyên nhân dẫn đến những sai phạm trong tuân thủ thuế. Đây là nguyên nhân lớn nhất đối với các hộ, cá nhân kinh doanh.

Một vấn đề cũng đi kèm với trình độ năng lực kế toán của các hộ, cá nhân kinh doanh, đó là sự nắm bắt thông tin về các chính sách thuế. Ví dụ như việc chưa cập nhật kịp thời các thông tư, văn bản hứng dẫn thi hành một số điều của Luật quản lý thuế như Thông tư 156/2013/TT-BTC, Thông tư 92/2015/TT-BTC hay Luật số 21/2012/QH13 về sửa đổi; bổ sung một số điều của Luật quản lý thuế năm 2006.

Chính do cập nhật thông tin chưa nhanh mà các hộ, cá nhân kinh doanh chưa thể hoàn chỉnh được hồ sơ khai thuế của mình do đó dẫn tới tình trạng nộp sai, nộp chậm.

- Quan điểm cảm nhận về rủi ro và gánh nặng thuế khóa của các hộ, cá nhân kinh doanh:

Bảng 4.13. Đánh giá các nhân tố xuất phát từ bản thân các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế

Đơn vị tính: %

STT Nội dung đánh giá

Hộ kinh doanh thương mại Hộ kinh doanh dịch vụ Hộ kinh doanh sản xuất 1 Thiếu hiểu biết pháp luật thuế, chính sách

thay đổi 13,9 17,2 13,4

2 Trình độ kê toán của hộ, cá nhân kinh

doanh 15,2 22,5 23,6

3 Chấp nhận rủi ro vi phạm thuế khi cơ quan

thuế phát hiện 1,1 1,8 3,2

Nguồn: Số liệu điều tra (2016) Có một số hộ, cá nhân kinh doanh có quy mô nhỏ, hộ gia đình cho rằng, số thuế mà họ phải nộp tương đối lớn so với tình hình sản xuất kinh doanh của họ trong nền kinh tế thị trường đầy khó khăn. Đôi lúc thuế đã trở thành gánh nặng

về tài chính của họ. Họ luôn luôn thường trực suy nghĩ làm thế nào để giảm thuế, trốn thuế. Tuy là một con số nhỏ nhưng cũng có 1,1% hộ, cá nhân kinh doanh thương mại, 1,8% chộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ được hỏi và 3,2% số hộ, cá nhân kinh doanh sản xuất được hỏi cho rằng họ chấp nhận rủi ro, mạo hiểm với việc bị cơ qua thuế phát hiện những hành vi vi phạm thuế.

Điều này có thể dẫn đến việc kê khai thấp một số loại thu nhập nào đó; Một số người nhìn nhận việc tránh thuế là một trò chơi và có thắng thua, họ thích thử nghiệm kỹ năng của mình trong việc tránh các nghĩa vụ và tránh để không bị bắt.

- Về tập quán sinh hoạt của các hộ, cá nhân kinh doanh:

Ngoài những yếu tố ảnh hưởng trên, luận văn xin trình bày yếu tố về tập quán sinh hoạt của các hộ, cá nhân kinh doanh để hiểu được rõ hơn về lý do chấp nhận rủi ro ở trên và thái độ vi phạm tuân thủ của các hộ, cá nhân kinh doanh.

Mặc dù quá trình hội nhập cũng đã được nhiều năm nhưng dường như tư duy pháp lý, ý thức tôn trọng pháp luật của một bộ phận không nhỏ người dân và hộ, cá nhân kinh doanh chưa có nhiều thay đổi. Đối với pháp luật, đó chính là vấn đề không tôn trọng và tuân thủ pháp luật trong việc giải quyết các mối quan hệ, công việc phát sinh trong đời sống, thậm chí là các mối quan hệ liên quan đến một vấn đề tối quan trọng là “sở hữu” như tiền, tài sản.

Nguyên nhân là nước ta vốn là một nước nông nghiệp. Cư dân sống và làm việc ở trong các làng, bản, buôn; ở thành thị thì các phường, hội của thương nhân được xây dựng chủ yêu dựa trên quan hệ dòng họ, quê hương, bản quán… Do đó, dân cư sống chủ yếu tuân thủ các lệ làng, hương ước của các làng, xã của phường hội là chủ yếu.

Đối với người dân và hộ, cá nhân kinh doanh, việc giải quyết các mối quan hệ dân sự, kinh tế không cần đến pháp luật vẫn còn tồn tại ở một bộ phận không nhỏ, đâu đó vẫn có chuyện giải quyết các mối quan hệ bằng luật “rừng”. Vẫn có người e dè khi nói đến việc áp dụng, tuân thủ luật pháp, kiện tụng, giải quyết tranh chấp… Rất ít hộ, cá nhân kinh doanh có luật sư, chuyên viên pháp chế chuyên trách làm công tác pháp lý, dự báo các vấn đề pháp lý nảy sinh…

Về thói quen tiêu dùng của người Việt Nam nói chung và huyện Gia Lâm nói riêng, với nền kinh tế tiền mặt duy trì và tồn tại trong nhiều năm, phần lớn các giao dịch kinh doanh và tiêu dùng cá nhân đều được thực hiện bằng tiền mặt. Bên cạnh đó, thói quen mua hàng hóa, dịch vụ không sử dụng hóa đơn vẫn tồn tại phổ biến trong dân chúng. Điều này gây cho cơ quan quản lý nhà nước rất nhiều khó khăn

trong việc quản lý dòng tiền chi phí thu nhập của doanh nghiệp và người dân.

Với những tập quán sản xuất và tiêu dùng như đã phân tích ở trên có thể thấy tư tưởng tư lợi cá nhân trong sản xuất kinh doanh còn phổ biến, trong khi ý thức, trách nhiệm của người dân với cộng đồng, xã hội còn rất thấp, mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của người dân với cộng đồng, xã hội còn rất thấp, mức độ tự giác tuân thủ pháp luật của nhiều người dân chưa cao.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 78 - 81)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)