Đánh giá sự tuân thủ pháp luật thuế của người hộ, cá nhân kinh doanh tạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 70 - 74)

doanh tại Chi cục Thuế huyện Gia Lâm

4.2.4.1. Đánh giá chung các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế

- Hàng năm số thu về thuế đóng góp vào NSNN ngày càng tăng, góp phần ổn định thu chi, hạn chế phần nào thâm hụt ngân sách đảm bảo cho nhà nước thực hiện được chức năng quản lý của mình.

- Ý thức tuân thủ pháp luật của các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế đã chuyển biến rõ rệt, thể hiện ở những điểm sau:

+ Về kê khai nộp thuế: theo đánh giá của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm số hộ, cá nhân kinh doanh kê khai và nộp tờ khai đúng thời hạn quy định lên tới 90% đến 97% đối với hộ có ngành nghề thương mại, dịch vụ so với trước đây chỉ

đạt từ 80% đến 55%. Nội dung kê khai về cơ bản đạt yêu cầu, số hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế phải kê khai lại hoặc kê khai bổ sung rất ít.

Hàng năm số hộ, cá nhân kinh doanh lập và nộp báo cáo quyết toán thuế đúng kỳ hạn đạt 80% đến 85% so với trước đây chỉ đạt 70% đến 75%.

- Ý thức chấp hành nghĩa vụ nộp thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh được nâng lên. Theo số liệu tổng hợp từ Chi cục Thuế huyện Gia Lâm từ 93% đến 95% số thuế phát sinh hàng tháng được nộp đúng thời hạn vào ngân sách so với trước đây số này chỉ là 78% đến 80%. Đạt được kết quả trên một phần là do cơ quan thuế đã tích cực tuyên truyền để các hộ, cá nhân kinh doanh hiểu và tự giác mặt khác đối với những hộ, cá nhân kinh doanh chậm nộp cũng thúc đẩy hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện nghiêm túc hơn.

Tình hình tuân thủ thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh nộp thuế còn thể hiện ở thực trạng chấp hành thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh. Các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực thương mại luôn chấp hành thuế một các tốt nhất với tỷ lệ 49,1%, sau đó là đến hộ, cá nhân kinh doanh dịch vụ với tỷ lệ 35,6%, trong khi đó các hộ, cá nhân kinh doanh rong lĩnh vực sản xuất có tủ lệ chấp hành trung bình thấp nhất và cao nhất về tỷ lệ này lại thuộc về các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ.

Tỷ lệ chấp hành thuế của hộ, cá nhân kinh doanh của hộ sản xuất ở mức trung bình chiếm tỷ lệ cao nhất với 56,3% và sau đó đến các hộ, cá nhân kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại chiếm tỷ lệ 42,6%.

Bảng 4.12. Thực trạng chấp hành thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh

Đơn vị tính: %

Loại ngành nghề kinh doanh của hộ và cá nhân Tỷ lệ chấp hành tốt Tỷ lệ chấp hành khá Tỷ lệ chấp hành trung bình Sản xuất 30,8 56,3 12,9 Thương mại 49,1 34,7 16,2 Dịch vụ 35,6 42,6 21,8

Nguồn: Chi cục thuế huyện Gia Lâm (2016)

4.2.4.2. Ưu điểm

biện pháp xử phạt vi phạm sẽ giúp họ chủ động hơn trong việc chấp hành pháp luật thuế. Tránh được nhưng sai phạm khi người nộp thuế vi phạm do không nắm bắt được chính sách. Khi đó họ sẽ luôn luôn có ý thức chấp hành pháp luật, đồng thời sẽ giúp cho ngành thuế giảm được áp lực về số thu, giảm số nợ đọng phát sinh.

- Sự tuân thủ thuế đã từng bước nắm bắt được nhu cầu của các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện thể hiện ở sự nộp thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh đã khá hài lòng về hình thức, nội dung truyên truyền về thuế, sự dễ dàng trong các dịch vụ hỗ trợ về thuế, thủ tục quản lý và đăng ký thuế, kê khai thuế, hình thức kê khai, cách thức nộp tờ khai thuế, tần suất và hình thức tranh tra thuế hay sự đa dạng các hình thức cưỡng chế và thu nợ thuế.

- Sự tuân thủ thuế của các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện tập trung và xu hướng tích cực của các chỉ số không tuân thủ thuế như tỷ lệ doanh nghiệp kê khai thuế ổn định, tỷ lệ doanh nghiệp bị thanh tra thuế, tỷ lệ doanh nghiệp nợ đọng thuế, tỷ lệ doanh nghiệp nợ khi thu thay tỷ lệ hộ, cá nhân kinh doanh không kê khai thuế qua các năm.

- Sự phát triển nhanh cả về số lượng và quy mô của các hộ, cá nhân kinh doanh cùng với việc tập trung quản lý của ngành thuế đối với khu vực hộ, cá nhân kinh doanh có số thu từ khu vực này đang chiếm tỷ trọng ngày lớn, có tính quyết định đến việc hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch thu của Chi cục Thuế huyện Gia Lâm.

- Ngành thuế đã xây dựng và ban hành các quy trình quản lý thuế như: quy trình Đăng ký thuế và cấp mã số thuế; xử lý tờ khai, chứng từ nộp thuế; xử lý hoàn thuế; xử lý miễn thuế; giảm thuế, tạm giảm thuế; xử lý quyết toán thuế; hồ sơ đối tượng nộp thuế. Theo quy trình đã ban hành: doanh nghiệp tự tính thuế, tự khai thuế cũng như hoàn thuế, tự chịu trách nhiệm về số liệu đã kê khai. Cơ quan thuế căn cứ vào tờ khai thuế kiểm tra và ra thông báo thuế hàng tháng để doanh nghiệp nộp thuế, hoặc giải quyết hoàn thuế cho doanh nghiệp theo chế độ; trường hợp cần thanh tra, kiểm tra thì xem xét quyết định cụ thể. Cách làm này vừa công khai, rõ ràng thuận lợi cho doanh nghiệp nhưng cũng đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao trách nhiệm trong việc kê khai nộp thuế. Qua thực tế cho thấy hầu hết các doanh nghiệp đã thực hiện chế độ kê khai và nộp thuế tương đối đầy đủ. Thực hiện quy trình quản lý thu mới không những đề cao tính tự giác thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của doanh nghiệp, bảo đảm công khai dân chủ mà còn có tác

dụng đối với cơ quan thuế chuyển từ chế độ chuyên quản khép kín sang kiểm tra, thanh tra thu nộp thuế, quyết toán thuế, ngăn chặn được tiêu cực có thể xảy ra.

- Bước đầu thực hiện hiện đại hoá công tác quản lý thu có hiệu quả. Nổi bật là việc triển khai thành công ứng dụng công nghệ tin học vào công tác đăng ký cấp mã số thuế và hệ thống quản lý thu thuế. Các mạng máy tính tại chi cục thuế đã có tác dụng tốt trong việc phối hợp xử lý thông tin giữa các bộ phận quản lý thu để kịp thời tính thuế, tính nợ, tính phạt và cung cấp thông tin về các đối tượn nộp thuế cần kiểm tra, thanh tra về thuế.

- Công tác tuyên truyền đã được đẩy mạnh. Chi cục đã phối hợp với nhiều đơn vị ở các xã, thị trấn, sử dụng nhiều phương tiện và hình thức để phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật thuế.

- Về công tác tổ chức bộ máy quản lý thuế ở Chi cục đã được sắp xếp lại phù hợp với yêu cầu và nghiệp vụ quản lý các loại thuế mới. Việc thay đổi tổ chức bộ máy thu thuế đã giúp cho ngành thuế nắm chắc trên 95% số thu, quản lý tốt hơn các doanh nghiệp, công ty nộp thuế theo phương pháp khấu trừ, giúp các đối tượng này thực hiện tốt hơn việc mở sổ sách và ghi chép kế toán, sử dụng hoá đơn chứng từ, kê khai nộp thuế, hoàn thuế... đồng thời tạo điều kiện từng bước để đưa công tác tin học vào quản lý thuế.

4.2.4.3. Những tồn tại, hạn chế

Trong những năm qua, bên cạnh những kết quả đã đạt được. Sự tuân thủ thuế đối với các doanh nghiệp vẫn còn những điều bất cập, bức xúc cần phải được giải quyết. Cụ thể như sau:

- Mặc dù ngành thuế đã đáp ứng được nhu cầu của doanh nghiệp ở một số hoạt động quản lý thu thuế nhưng nhìn chung sự không hài lòng của đa số các hộ, cá nhân kinh doanh vẫn là thực tế rõ ràng nhất. Đó là những hạn chế về tính kịp thời và đầy đủ của các nội dung liên quan đến việc tuân thủ thuế, trong đó có các nội dung như sự phức tạp của quy trình tuân thủ thuế đặc biệt là thủ tục hoàn thuế...

- Từ những kết quả của chi cục Thuế huyện Gia Lâm cho thấy; sự tuân thủ của các hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện Gia Lâm còn yếu, theo như tỷ lệ nợ đọng thuế GTGT; nợ đọng hồ sơ thuế. Đây là những khó khăn báo động thể hiện những khó khăn đối với ngành thuế trong những năm qua và thể hiện sự tuân thủ của người nộp thuế còn nhiều hạn chế.

- Chưa xoá bỏ được triệt để chế độ chuyên quản về thuế. Mặc dù quy trình quản lý thuế mới quy định cá nhân cán bộ thuế không được quan hệ trực tiếp với NNT, nhưng các quy định khác (như chế độ báo cáo thông tin về doanh nghiệp) vẫn chưa xoá bỏ việc cán bộ thuế phải trực tiếp tới doanh nghiệp để lấy thông tin về tình hình sản xuất kinh doanh.

- Thủ tục kê khai và nộp thuế còn phức tạp, việc này vừa gây khó khăn cho NNT trong việc kê khai, nộp thuế, vừa làm cho hệ thống quản lý thuế của cơ quan thuế phức tạp hơn, tốn nhiều nhân lực hơn.

- Việc tuyên truyền chính sách thuế và các dịch vụ cho NNT còn hạn chế làm cho NNT phải dành chi phí cho việc tuân thủ các quy định về thuế. Trường hợp doanh nghiệp hoạt động liên tỉnh phải kê khai đăng ký và nộp thuế riêng biệt tại từng tỉnh, nhưng quy trình thu thuế chưa quy định rõ ràng về việc phối hợp giữa các cơ quan thuế các tỉnh đã gây khó khăn cho NNT, tạo sơ hở cho việc trốn thuế, đôi khi còn gây sự cạnh tranh giữa các cơ quan thuế để thu thuế các đối tượng này.

- Rất nhiều công sức đã được tập trung cho công tác thanh tra, kiểm tra thuế, tuy nhiên vẫn chưa có quy trình phân loại kiểm tra một cách có hệ thống, khoa học để nhằm phát hiện đối tượng có khả nămg trốn thuế, lậu thuế để tiến hành thanh tra.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 70 - 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)