Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 47)

3.1.2.1. Dân số và lao động

Dân số toàn huyện đến 31 tháng 12 năm 2015 là 250.121 người, tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2013 - 2015 là 1,25 %/năm. Số hộ gia đình là 65.436 hộ (Bảng 3.1).

Bảng 3.1. Tình hình dân số và lao động huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015

Chỉ tiêu Đơn vị tính

2013 2014 2015 So sánh (%)

SL (%) CC SL (%) CC SL (%) CC 2014/ 2013 2015/ 2014 BQ

I. Tổng số nhân khẩu người 243.957 100,0 248.991 100,0 250.121 100 102,1 100,5 101,3

1. Nhân khẩu NLN-thuỷ sản người 183.923 75,4 176.780 71,0 175.962 70,4 96,1 99,5 97,8

2. Nhân khẩu phi NLN-TS người 60.034 24,6 72.211 29,0 74.159 29,7 120,3 102,7 111,1

II. Tổng số hộ hộ 61.806 100,0 63.751 100,0 65.436 100,0 103,2 102,6 102,9

1. Hộ NLN-thuỷ sản hộ 45.983 74,4 45.238 71,0 45.107 68,9 98,4 99,7 99,0

2. Hộ phi NLN-thuỷ sản hộ 15.823 25,6 18.513 29,0 20.329 31,1 117,0 109,8 113,5

III. Tổng lao động quy LĐ 166.876 100,0 174.040 100,0 179.342 100,0 104,3 103,0 103,7

1. Lao động trong tuổi lao động 133.500 80,0 139.232 80,0 147.060 82,0 104,3 105,6 105,0

2. Lao động ngoài tuổi lao động 33.376 20,0 34.808 20,0 32.282 18,0 104,3 92,7 98,3

IV. Phân bổ lao động LĐ 100,0 100,0 100,0

1. Lao động NLN- thuỷ sản lao động 83.238 49,9 78.660 45,2 77.987 43,5 94,5 99,1 96,5

2. Lao động CN - XD lao động 46.725 28,0 49.131 28,2 53.264 29,7 105,2 108,4 106,8 3. Lao động TM - dịch vụ lao động 36.913 22,1 46.249 26,6 48.091 26,8 125,3 104,0 114,1 V. Một số chỉ tiêu 1.BQ NK NLN, TS/hộ Ng/hộ 4,01 - 3,91 - 3,90 - 97,5 99,7 98,6 2.BQ lao động/hộ LĐ/hộ 2,72 - 2,73 - 2,74 - 100,4 100,4 100,4 3.BQ LĐ NLN,TS /hộ NLN,TS LĐ/hộ 1,81 - 1,74 - 1,73 - 96,1 99,4 97,8

Số liệu trong bảng 3.1 cho thấy tổng số lao động năm 2015 là 179.342 người. ,Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế là 147.060 người. Cơ cấu lao động chuyển dịch theo hướng giảm nhanh tỷ trọng lao động nông nghiệp. Tỷ trọng lao động ngành nông nghiệp giảm từ 49,9% năm 2013 xuống còn 43,5% năm 2015. Chất lượng lao động tương đối khá. Đến năm 2015, số lao động qua đào tạo là 65.814 người, chiếm 36,7% tổng nguồn lao động. Tuy nhiên lao động trong lĩnh vực nông nghiệp chủ yếu được đào tạo ngắn hạn thông qua các lớp tập huấn chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nên trình độ chuyên môn kỹ thuật vẫn còn bất cập trước yêu cầu phát triển nông nghiệp hàng hoá và ứng dụng nhanh các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, hiệu quả.

Dân số tập trung chủ yếu sản xuất nông nghiệp, thuỷ sản, song cơ cấu hộ nông nghiệp, thuỷ sản trong tổng số hộ toàn huyện có xu hướng giảm nhanh, từ 45.983 hộ (năm 2013) còn 45.107 hộ (năm 2015). Lao động nông nghiệp, thuỷ sản có chiều hướng giảm, còn lao động công nghiệp, TTCN, XDCB và ngành TMDV có chiều hướng tăng lên qua các năm. Số lao động hàng năm của huyện tăng lên đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển sản xuất kinh doanh, song huyện phải có kế hoạch phát triển sản xuất công nghiệp, TTCN, mở rộng ngành nghề, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động.

3.1.2.2. Cơ sở hạ tầng

Hệ thống giao thông huyện Gia Lâm hiện có 586 km đường giao thông, trong đó đã trải nhựa hoặc bê tông hoá được 441,08 km, chiếm tỷ lệ 74% (Bảng 3.2). Hệ thống lưới điện từng bước được đầu tư xây dựng mới và cải tạo nâng cấp cơ bản đáp ứng yêu cầu sản xuất. Đến nay có 100% số xã sử dụng điện lưới, 100% số hộ sử dụng điện thường xuyên an toàn. Có 155 trạm biến áp với tổng dung lượng 44.055KVA cơ bản đảm bảo đáp ứng đầy đủ điện cho sản xuất và sinh hoạt trong những năm tới.

Bảng 3.2. Thực trạng cơ sở hạ tầng huyện Gia Lâm

TT Chỉ tiêu ĐVT Số lượng

1 Giao thông

1.1 - Đường quốc lộ, tỉnh lộ, huyện lộ km 89,1 1.2 - Đường xã, liên xã, đường thôn, liên thôn, đường

xóm, liên xóm km 507 1.3 - Đường thủy km 20,3 1.4 - Cầu cái 11 1.5 - Phà cái 02 2 Số hộ dùng điện % 100 3 Bưu điện và chợ

3.1 Số điểm bưu điện văn hoá xã, huyện điểm 23

3.2 Số chợ trong toàn huyện cái 22

4 Công trình phúc lợi

4.1 Cơ sở y tế cơ sở 22

4.2 Trường cấp I, II, III trường 49

4.3 Trung tâm giáo dục thường xuyên trung tâm 03

4.4 Điểm văn hóa xã điểm 03

Nguồn: Niên giám Thống kê huyện Gia Lâm (2016)

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Hộ gia đình là hình thức phổ biến ở Gia Lâm, toàn huyện có 45.238 hộ nông nghiệp và bình quân mỗi hộ có 1,74 lao động (Bảng 3.3). Trong những năm qua, kinh tế hộ nông dân đang từng bước phát triển theo hướng mở rộng quy mô nhưng đa số vẫn là sản xuất nhỏ lẻ. Cùng với đó là kinh tế trang trại đang từng bước phát triển, toàn huyện có 188 hộ nông dân sản xuất theo mô hình trang trại chủ yếu là các trang trại chăn nuôi và thuỷ sản. Toàn huyện có 20 Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp (HTXDVNN) và chỉ có 1 HTXDVNN sản xuất nông nghiệp. Các HTXDVNN đều hoạt động có hiệu quả nhưng hiệu quả chưa cao.

Số liệu trong Bảng 3.3 cho thấy GTSX của tổng thể các ngành kinh tế nói chung qua các năm 2013 - 2015 cơ bản là tăng. Tuy nhiên cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch theo hướng tăng dần tỷ trọng ngành CN-TTCN và TMDV, giảm dần tỷ trọng ngành nông nghiệp. Từ số liệu của bảng ta thấy, tỷ trọng ngành nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế có sự thay đổi không đồng đều giữa 3 năm, năm 2013 là 14,3 %, năm 2014 là 15,3 %, năm 2015 là 15,0 %. Nguyên nhân là do tình hình sản xuất nông sản theo hướng hàng hóa ở đây đã phát triển.

Bảng 3.3. Giá trị sản xuất các ngành kinh tế của huyện Gia Lâm giai đoạn 2013-2015 Chỉ tiêu 2013 2014 2015 So sánh (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) Số lượng (tr.đ) Cơ cấu (%) 2014/2013 2015/2014 BQ I. Tổng GTSX 1.867.744 100,0 2.087.629 100,0 2.280.108 100,0 111,78 109,2 110,5 1. Ngành NN-TS 265.760 14,3 320.107 15,3 342.016 15,0 120,5 106,8 113,4 - Trồng trọt 129.688 48,8 159.987 50,0 167.237 48,9 123,4 104,5 113,6 - Chăn nuôi 121.395 45,7 144.795 45,2 158.103 46,2 119,3 109,2 114,1 - Thuỷ sản 9.364 3,5 9.921 3,1 10.831 3,2 105,9 109,2 107,6 - Dịch vụ NN 5.313 2,0 5.404 1,7 5.845 1,7 101,7 108,2 104,9 2. Ngành TTCN - XDCB 1.063.322 56,9 1.138.634 54,5 1.232.398 54,1 107,1 108,2 107,7 3. Thương mại - dịch vụ 538.662 28,8 628.888 30,1 705.694 40,0 116,8 112,2 114,5

II. Chỉ tiêu bình quân

- GTSXBQ/ha đất NN/năm 121,96 - 127,88 - 129,38 - 104,9 101,17 103,0

Ngành TTCN - XDCB có tốc độ tăng khá tính bình quân tăng 7,7%. Tỷ trọng GTSX của khu vực này có xu hướng giảm từ 56,9% (năm 2013) lên 54,5% (năm 2014), và đạt 54,1% (năm 2015) nhưng về giá trị thì tăng từ 1.063.322 triệu đồng (năm 2013) lên 1.232.398 triệu đồng (năm 2015). Sự phát triển này chủ yếu là bắt nguồn từ việc khai thác các ngành tiểu thủ công nghiệp, với sự đóng góp của nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ trên địa bàn.

Ngành thương mại - dịch vụ có sức phát triển mạnh mẽ nhất, trong giai đoạn 2013 - 2015 là 14,5 %. Tỷ trọng GTSX gia tăng từ 28,8% (năm 2013) lên 31,0% (năm 2015). Ngành thương mại - dịch vụ phát triển là bước đệm quan trọng cho kinh tế của huyện phát triển.

Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế, xã hội và môi trường

+ Thuận lợi, và cơ hội phát triển

Huyện Gia Lâm có lịch sử hình thành và phát triển lâu đời, việc xây dựng và phát triển nhanh, toàn diện huyện có ý nghĩa quan trọng không chỉ đối với toàn thành phố Hà Nội mà còn đối với toàn vùng. Trong những năm tiếp theo huyện sẽ có sự phát triển mạnh mẽ, sự phát triển đó dựa vào những thuận lợi sau:

- Thứ nhất: Gia Lâm có vị trí đại lý hết sức thuận lợi trong phát triển kinh tế - xã hội và giao lưu thương mại và hấp dẫn các nhà đầu tư do có những lợi thế về địa lý kinh tế.

-Thứ hai: Tiềm năng về thị trường hàng hoá và dịch vụ của huyện Gia Lâm rất lớn. Là địa bàn cận kề nội thành và các khu công nghiệp, nông thôn Gia Lâm có lợi thế về tiêu thụ nông sản, đặc biệt là các nông sản thực phẩm sạch, nông sản thực phẩm cao cấp, hoa và cây cảnh.

- Thứ ba: Nhu cầu về du lịch nghỉ dưỡng, du lịch giải trí, du lịch sinh thái của người dân địa phương cũng như người dân nội thành ngày càng cao. Đây là lợi thế rất lớn đối với khu vực nông thôn huyện Gia Lâm trong việc phát triển các mô hình nông nghiệp trang trại sinh thái kết hợp du lịch.

- Thứ tư: Huyện Gia Lâm có các làng nghề truyền thống nổi tiếng như: làng nghề gốm sứ Bát Tràng, làng nghề quỳ vàng Kiêu Kỵ, may da Kiêu Kỵ, làng nghề bào chế thuốc nam, thuốc bắc Ninh Hiệp…Đây là tiềm năng rất lớn để phát triển kinh tế và chuyển dịch cơ cấu lao động.

dựng được hệ thống cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tương đối tốt so với nhiều huyện khác ở ngoại thành Hà Nội. Đây là điều kiện thuận lợi để phát triển kinh tế - xã hội huyện Gia Lâm với tốc độ cao và ổn định.

- Thứ sáu: Nguồn lao động dồi dào, chất lượng lao động khá so với nhiều địa phương khác là lợi thế cho quá trình phát triển kinh tế xã hội của huyện.

- Thứ bảy: Trên địa bàn huyện có các cơ sở nghiên cứu, đào tạo lớn về khoa học kỹ thuật nông nghiệp như: Trường Đại học Nông nghiệp Hà Nội, Viện nghiên cứu rau quả nên có lợi thế rất lớn trong việc ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến vào phát triển nông nghiệp hàng hoá chất lượng cao như: Trồng hoa cao cấp, trồng hoa trên giá thể, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật giống lúa, giống rau, các tiến bộ kỹ thuật về bảo quản, chế biến nông sản…

+ Hạn chế - thách thức

Bên cạnh những thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội, huyện Gia Lâm cũng có những khó khăn nhất định trong tiến trình phát triển, những khó khăn và thách thức đó là:

- Thứ nhất: Với quy mô dân số lớn, mức độ gia tăng dân số và mật độ dân số cao, trong khi diện tích đất nông nghiệp có hạn sẽ gây nhiều áp lực trong việc bố trí đất ở cho người dân trong tương lai. Áp lực về việc làm và các vấn đề xã hội khác cũng là những thách thức không nhỏ đối với huyện, phần lớn dân số tập trung ở nông thôn, đa phần chưa được đào tạo về chuyên môn nên cũng sẽ gây nhiều khó khăn trong việc bố trí việc làm, ổn định xã hội.

- Thứ hai: Đất nông nghiệp đang có xu hướng giảm nhanh do tác động của quá trình đô thị hoá kết hợp với gia tăng dân số cơ học cao đã và đang gây lên áp lực việc làm và thu nhập cho 1 bộ phận lao động nông nghiệp, nông thôn.

- Thứ ba: Lao động trong nghành nông nghiệp chủ yếu là lao động nữ và lao động cao tuổi, trình độ kỹ thuật hạn chế nên việc ứng dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới gặp khó khăn.

- Thứ tư: Cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội tuy đang từng bước được xây dựng, hoàn thiện song chưa đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội và xây dựng nông thôn mới trong bối cảnh kinh tế thị trường, lộ trình hội nhập quốc tế và yêu cầu xây dựng thủ đô Hà Nội thành một trong những Thủ đô văn minh, tiên tiến.

- Thứ 5: Trên địa bàn huyện có nhiều làng nghề truyền thống và hầu hết các khu làng nghề đều chưa được xây dựng khu xử lý chất thải một cách hệ thống, chủ yếu chất thải được thải trực tiếp ra môi trường bên ngoài. Vấn đề này đã gây ảnh hưởng lớn cho môi trường sản xuất, sinh hoạt và sức khỏe của người dân địa phương.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tuân thủ pháp luật thuế đối với hộ, cá nhân kinh doanh trên địa bàn huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 40 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)