Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương của một số

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 33 - 40)

Phần 2 Cơ sở lý luận và thực tiễn về phát triển kinh tế trang trại

2.2. Cơ sở thực tiễn

2.2.1. Tình hình phát triển kinh tế trang trại ở một số địa phương của một số

nướctrên thế giới

Hiện nay trên thế giới kinh tế phát triển khá mạnh cả về quy mô số lượng và các hình thức khác nhau nhưtrang trại theo kiểu tưbản tư nhân khá

phát triển, chủ trang trại khơng trực tiếp quản lý mà th hồn tồn lao động, trang trại chăn ni khá phát triển nhưng chủ yếu là trang trại chăn ni bị sữa điển hình nhưở Mỹ, Nga, Nhật Bản … Cũng đa số là phát triển trang trại sản xuất cây lương thực, cây ăn quả, cây hàng năm, cây công nghiệp nhưở Malaysia, Đài Loan…

2.2.1.1. Phát triển kinh tế trang trại ở Hà Lan

Nền tảng của sức cạnh tranh quốc tế của nông nghiệp Hà Lan là những tổ

hợp nơng-cơng-thương, trong đó tế bào cấu thành những tổ hợp này chính là những trang trại gia đình tràn đầy sức sống. Các trang trại được tích tụ ruộng đất để có quy

mơ đủ lớn, gắn liền với q trình tạo việc làm phi nơng nghiệp, đủ sức thu hút nông dân "ly nông", giảm thiểu nhanh số lượng nông dân và giải thể các trang trại nhỏ,

làm ăn kém hiệu quả. Quy mô trang trại ở Hà Lan ngày càng mở rộng, đó là hệ quả tất yếu của việc giảm số lượng trang trại, đó cũng là một nhân tố thúc đẩy tăng năng suất lao động nơng nghiệp ở Hà Lan (Nguyễn Đình Điền, 2013).

Quy mơ trang trại dựa 2 tiêu chí: một là diện tích đất hoặc đầu con gia súc, hai là cách tính EU ( gọi là ESU: đơn vị quy mơ Châu Âu ) dùng lợi nhuận để tính. Việc mở rộng quy mơ trang trại dựa vào 2 chính sách của nhà nước. Một là

chính sách mua và th đất. ở Hà Lan có 2 loại hình sở hữu đất, đất tư hữu được mua bán, đất công hữu do nhà nước đầu tư quai đê lấn biển thì cho th thời gian

dài. Hai là chính sách khuyến khích trang trại làm ăn kém được giải thể. Trong

quá trình cạnh tranh, trang trại làm ăn kém sẽ giải thể, rời bỏ nông nghiệp chuyển cho trang trại làm ăn giỏi mở rộng quy mô, xã hội sẽ tạo điều kiện cho người lao

động từ những trang trại giải thể tìm được chỗ làm việc mới. Sự phát triển của nền kinh tế Hà Lan thúc đẩy chuyển dịch lao động từ nông nghiệp sang các ngành phi nông nghiệp đã làm cho số lượng trang trại bớt dần. Năm 1950, cả nước Hà Lan có 400.000 trang trại, đến năm 1980 còn 145000, năm 1990 còn 125000, năm 2000 chỉ còn khoảng 100.000, số lao động nông nghiệp từ 1959 đến 1980, giảm được một nửa, từ đó đã giảm thiểu nhanh số lượng nơng dân và tạo nên một tình thế mới là lực lượng nông dân làm nông nghiệp không hiệu quả đều rời khỏi nông nghiệp, cịn sản xuất nơng nghiệp dựa hẳn vào lực lượng nông dân làm ăn giỏi, đam mê với nghề nông, ham muốn lập nghiệp, làm giàu từ nghề

nơng (Nguyễn Đình Điền, 2013).

Chun mơn hố cao độ là đặc trưng nổi bật của trang trại gia đình ở Hà Lan. Mở rộng quy mô trang trại dù về trồng trọt hay chăn ni đều gặp khó khăn trăm bề, phải tìm kiếm giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mà theo kinh nghiệm của Hà Lan, phải dựa vào chun mơn hố. Từ thế kỷ 19, ở Hà Lan đã có trang trại chun mơn hố. Số trang trại kinh doanh đa ngành nghề ( kinh doanh hỗn hợp ) ngày càng giảm, năm 1980 là 12,7%, năm 2001 chiếm 9,5%, từ 9600 trang trại sau 10 năm, giảm xuống còn 6000 trang trại. Năm 2001, trang trại

chun mơn hố chiếm tỉ trọng trên 90%, là hiện tượng hiếm thấy trên thế giới.

Tỉ lệ trang trại chun mơn hố cao, là một ngun nhân cực kỳ quantrọng đảm bảo hiệu suất sản xuất và năng lực cạnh tranh của nông nghiệp Hà Lan hơn hẳn nhiều nước khác trên thế giới. Thành bại trên thị trường, trước hết là do chất lượng sản phẩm, mà chất lượng sản phẩm lại được quyết định bởi trình độ tri thức, kỹ năng của nhà sản xuất. Muốn vươn tới đỉnh cao của tri thức và kỹ năng yêu cầu một xã hội được phân công hợp lý theo hướng chun mơn hố. Khơng những vậy, chun mơn hố cịn có lợi cho cơ giới hố, tin học hố, giảm giá thành sản phẩm. Trình độ chun mơn hố đã được cơ quan thống kê phân loại ngày càng chi tiết.

Trong nền nông nghiệp thâm canh cao, chỉ khi những người trong trang trại mang hết khả năng của mình làm việc cho trang trại, mới nâng cao hiệu quả sử dụng đất đai, thiết bị, từ đó giảm được giá thành.Việc chun mơn hố cũng tạo ra mặt trái là tăng độ rủi ro thị trường, yêu cầu các trang trại phải cập nhật thông tin, đồng thời cũng cần sự hỗ trợ về tư vấn cơng nghệ, tài chính, pháp luật, và các dịch vụ khác, ngồi ra cịn cần sự hỗ trợ của hợp tác xã , các Hiệp hội và các cấp chính quyền. Với những đặc trưng trên đây, trang trại nông nghiệp của Hà Lan là một chủ thể sản xuất kinh doanh sản xuất hàng hoá, thực chất là một doanh nghiệp nông nghiệp, hoạt động trong cơ chế thị trường, hội nhập hoàn toàn vào thị trường thế giới, đọ sức với mọi thách thức trong cạnh tranh quốc tế

(Nguyễn Đình Điền, 2013).

2.2.1.2. Phát triển kinh tế trang trại ở Tân Cương, Trung Quốc

Tân Cương là một vùng đất biên giới về phía Tây Bắc của Trung Quốc, với tổng diện tích tự nhiên khoảng 1,6 triệu km2, tiếp giáp với 8 nước là Nga, Mông Cổ, Kadắcxtan, Kighixtan, Taczikixtan, ápghanixtan, Pakixtan và ấn Độ. Trước kia nếu so sánh với tỉnh khu vực miền Duyên Hải của Trung Quốc thì Tân Cương là vùng kinh tế chậm phát triển, nhưng một số năm gần đây với sự quan tâm của Nhà nước Trung Quốc, bằng nội lực và ý chí tự lực tự cường mạnh mẽ, Khu tự trị này đang trở thành vùng có tốc độ phát triển kinh tế đáng khâm phục. Góp vào sự phát triển đó phải kể đến sự đột phá của ngành sản xuất nơng nghiệp, trong đó có vai trị to lớn của kinh tế trang trại và kinh tế hộ. Kinh tế trang trại và kinh tế hộ ở Tân Cương có những tiềm năng, lợi thế để phát triển như: Hạ tầng cơ sở kỹ thuật phục vụ sản xuất khá tốt; đất đai rộng lớn, bình quân đầu người

diện tích đất rừng và đất nơng nghiệp là 714,7 triệu ha, với 48 triệu ha đồng cỏ tự nhiên, 7,33 triệu ha đất canh tác; khí hậu thời tiết rất đa dạng phong phú với nhiều tiểu vùng khí hậu đặc thù (vì đây là vùng đất tiếp giáp giữa châu á và châu Âu), nhiệt độ bình quân năm là 12 độ, là vùng có thời gian chiếu sáng rất lý tưởng cho sản xuất nông nghiệp, từ 2.600 đến 3.400 giờ/năm; thảm thực vật và các loại sinh vật khác rất phong phú và đa dạng; có vị trí giao thương thuận lợi với một số nước thuộc châu Âu và châu á … Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở Tân Cương phải đối mặt với nhiều vấn đề khó khăn như: địa hình đồi núi cao thấp, chia cắt phức tạp (nơi cao nhất so với mực nước biển làđỉnh núi Tianshan-

7435 m, độ ẩm khơng khí rất thấp, lượng mưa hàng năm không đáng kể; biên độ nhiệt độ chênh lệch rất lớn (thời điểm nóng nhất có thể trên 400C, lúc lạnh nhất xuống dưới -100C); nước phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp rất khó khăn chủ yếu dựa nguồn nước ngầm, nước tan từ tuyết trên các đỉnh núi chảy xuống và nước từ sông, hồ lớn nhỏ của vùng; diện tích sa mạc lớn; có vị trí ở rất xa Thủ đơ Bắc Kinh (khoảng hơn 4000km), đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật vẫn còn chậm phát triển hơn so với khu vực các tỉnh Duyên Hải… (Lâm Quang Huyên, 2013).

Có thể nói tiềm năng lợi thế của vùng Tân Cương cũng có, nhưng khó khăn trở ngại trong phát triển sản xuất nơng nghiệp hàng hố theo hướng kinh tế trang trại, kinh tế hộ với trình độ chun mơn hố, hợp tác hố sâu rộng là một vấn đề rất nan giải… Bài tốn khó ấy đã được Tân Cương giải quyết một cách hiệu quả. Giờ đây nhắc đến Tân Cương người ta nghĩ ngay đến một vùng đất có ngành sản xuất nơng nghiệp khá phát triển với những thành tựu rất đáng kể. Tân Cương đã có những chính sách, giải pháp, bước đi cụ thể và kinh nghiệm nào trong việc phát triển kinh tế trang trại, kinh tế hộ nơng dân để từ đó sản xuất nơng nghiệp của vùng này đạt được những thành tựu to lớn.

Trước hết, đó là Nhà nước Trung Quốc có hệ thống chính sách vĩ mơ để tác động toàn diện đến sự phát triển của các vùng dân tộc thiểu số, như Chiến lược “Đại khai thác miền Tây”, trong nhiều năm qua hạ tầng cơ sở kỹ thuật nói chung và phục vụ cho sản xuất nơng nghiệp nói riêng của Tân Cương có sự thay đổi nhanh chóng trên tất cả các lĩnh vực. Bên cạnh đó, với chủ trương kiên trì chính sách tự trị dân tộc, chính sách này của Nhà nước Trung Quốc đã tạo ra sự chủ động, sáng tạo cho Khu tự trị trong việc tự quyết định sự phát triển của mình. Ngồi ra Chính phủ Trung Quốc đã yêu cầu các tỉnh miền Duyên Hải phải có trách nhiệm tương trợ giúp đỡ các tỉnh miền Tây về tài chính, khoa học kỹ thuật,

đào tạo cán bộ, tăng cường các chuyên gia giỏi đến làm việc có thời hạn tại các tỉnh miền Tây… (Lâm Quang Huyên, 2013).

Thứ hai, Khu tự trị Tân Cương đã khai thác triệt để tiềm năng, thế mạnh của mình. cơng tác quy hoạch phát triển sản xuất theo hướng hàng hoá với mức độ chun mơn hố sâu, rộng được chú trọng. Mỗi vùng của Tân Cương giờ đây đều có các cây trồng với những sản phẩm đặc thù như vùng trồng lúa mì, vùng trồng bơng, vùng trồng nho, vùng trồng dưa Hamiqua…

(Lâm Quang Huyên, 2013).

Thứ ba, Tân Cương đặc biệt quan tâm đến việc áp dụng các tiến bộ khoa học cơng nghệ vào sản xuất. Có thể dẫn ra ở đây như việc áp dụng khoa học công nghệ trong giải quyết vấn đề khó khăn lớn nhất đó là nước cho cây trồng, vật ni. Thành quả của khoa học công nghệ cũng đã biến Tân Cương thành 1 vùng nổi tiếng với những trang trại, nông trại sản xuất nho như ngày nay. Nhờ phát hiện của nhà khoa học ở Tân Cương khi cho rằng Khu tự trị này có nhiều nét tương đồng về đặc điểm thổ nhưỡng, khí hậu và vị trí địa lý so với các vùng trồng nho của Pháp. Từ đó, Tân Cương đã đưa cây nho vào sản xuất, kết quả là Tân Cương đang trở thành vùng sản xuất nho lớn nhất Trung Quốc. Với ý thức là một vùng có điểm xuất phát thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước về khoa học kỹ thuật, trong đó khoa học kỹ thuật nơng nghiệp, Tân Cương rất coi trọng đến công tác sử dụng, huy động và đào tạo đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật nông nghiệp và coi đây là động lực quan trọng để thúc đẩy sự phát triển sản xuất của vùng. Hàng năm, chính quyền Khu tự trị tiếp nhận hàng nghìn cán bộ khoa học kỹ thuật từ các tỉnh duyên hải lên trợ giúp, đồng thời cũng đã cử hàng nghìn các cán

bộ đi học tập ở các nước có nền nơng nghiệp phát triển như Pháp, Mỹ, Nhật Bản… liên kết với các tỉnh miền Duyên Hải để đào tạo cán bộ kỹ thuật là cho con em đồng bào các dân tộc ở Tân Cương…

Thứ tư, Đó là Khu tự trị Tân Cương thực hiện rất hiệu quả chính sách về tổ chức quản lý kinh tế trong nông nghiệp. Với chủ trương đẩy mạnh sản xuất hàng hoá theo hướng tập trung với trình độ chun mơn hố cao, sản xuất được tổ chức theo 2 hình thức chủ yếu đó là hộ sản xuất hàng hoá và sản xuất trang trại. Sự khác biệt của 2 hình thức này chủ yếu là ở quy mơ sản xuất và tính chuyên mơn hố. Đối với các hộ sản xuất hàng hố, quy mơ sản xuất thường nhỏ, sản phẩm sản xuất ra một phần để tiêu dùng và chế biến thủ cơng, cịn phần lớn được tiêu thụ thông qua các tổ hợp tác các trang trại lớn, các

công ty thu mua trong vùng. Tình trạng ép giá hầu như khơng xảy ra, bởi chính quyền địa phương có các quy định cụ thể về việc tiêu thụ sản phẩm cho nông hộ. Tân Cương huy động, khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia vào sản xuất trang trại tập trung quy mô lớn. Do vậy khơng chỉ có các chủ trang trại là nông dân mà các công ty, tổ hợp tác, liên doanh liên kết… cũng tham gia vào sản xuất trang trại.

Thứ năm, Tân Cương thiết lập được mối quan hệ rất chặt chẽ giữa các nhà khoa học đối với người sản xuất; giữa người sản xuất với người tiêu thụ, các doanh nghiệp chế biến xuất khẩu; mối quan hệ giữa những người sản xuất với nhau và trách nhiệm của chính quyền. Chính việc xây dựng được các mối quan hệ trên đã tạo ra cộng đồng trách nhiệm và quyền lợi trong quá trình phát triển sản xuất trang trại, nơng trại ở Tân Cương. Vì thế mà người đầu tư sản xuất cũng yên tâm với việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của mình, đồng thời người tiêu thụ, chế biến cũng an tâm với nguồn nguyên liệu được cung cấp (Lâm Quang Huyên, 2013).

Thứ sáu, một trong những thành công của phát triển kinh tế trang trại, nông trại ở Tân Cương đó là văn hố đã đi vào trong sản xuất kinh doanh. Dân tộc Duy Ngô Nhĩ cùng các dân tộc thiểu số khác ở Tân Cương vốn có nền văn

hố truyền thống rất đặc sắc, ý thức được điều đó, giờ đây bất kỳ một khách hàng nào đến trang trại ở Tân Cương thì ngay tại đó người ta khơng chỉ được tiếp cận với các sản phẩm có chất lượng cao, giá cả phải chăng mà còn được hưởng thụ các nét đẹp văn hoá truyền thống đặc sắc của các dân tộc thiểu số được biểu diễn, giới thiệu ngay tại đó. Có thể nói văn hố đã đi vào trong sản xuất kinh doanh và sản xuất kinh doanh đã hoà quyện, kết hợp chặt chẽ với văn hố. Vì thế mà người đến với Tân Cương và người biết đến Tân Cương ngày càng nhiều (Lâm Quang Huyên, 2013).

Đã có nhiều chính sách, giải pháp và kinh nghiệm để đưa một vùng đồng bào dân tộc thiểu số với khơng ít khó khăn thách thức, thành một vùng có nền sản xuất nơng nghiệp hàng hố khá phát triển như Tân Cương, nhưng vấn đề nêu trên chỉ là một số nhóm vấn đề chủ yếu trong số đó. Hy vọng rằng ở Việt Nam với sự giúp đỡ của Nhà nước, của các cấp, các ngành kết hợp với sự cố gắng vươn lên của đồng bào sẽ xuất hiện nhiều vùng dân tộc thiểu số có sự phát triển

2.2.1.3. Phát triển kinh tế trang trại ở Mỹ

Số trang tại ở Mỹ phát triển liên tục từ thế kỷ 18 đến mấy thập kỉ đầu của thế kỉ 20, sau đó có chiều hướng giảm dần trong nửa cuối thế kỉ 20. Số trang trại đạt đỉnh cao nhất là năm 1935 với 3.814.000 trang trại. Từ năm 1939 đến 1953, số trang trại giảm còn 2.068.000, mỗi năm giảm 82.000 đơn vị. Từ 1940 - 1993

quy mơ ruộng đất bình qn một trang trại Hoa Kì tăng từ 70 ha lên 189 ha. Năm 1982, Bộ Nơng nghiệp Hoa Kì phân trang trại thành 3 nhóm:

(1) Loại nhỏ: Trang trại doanh thu dưới 40.000 USD

(2) Loại vừa: Trang trại doanh thu từ 40.000 - 100.000 USD.

(3) Loại lớn: Trang trại doanh thu trên 100.000 USD (Nguyễn Lân Dũng, 2015).

Các nhà kinh tế Mỹ đề ra tiêu chuẩn có khác hơn, nêu thêm loại rất nhỏ (thu nhập dưới 10000 USD) và loại cực lớn (thu nhập trên 500.000 USD). Số trang trại cực lớn năm 1980 chiếm 1% tổng trang trại, năm 1987 1,3% và năm 1990: 2%. Doanh thu trang trại cực lớn 1980 chiếm 21,7%, năm 1987 32, 2% doanh thu tất cả các trang trại. Các trang trại lớn sử dụng 13% đất đai, nhưng sản

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 33 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)