Cơ sở hạ tầng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 94 - 96)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh tế trang trại huyện Ninh Giang, tỉnh

4.2.4. Cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng nông thôn, kết cấu hạ tầng cơ sở nông nghiệp là yếu tố quan trọng tác động đến sự phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững. Sự yếu kém của cơ sở hạ tầng sẽ cản trở sự phát triển của trang trại trên các phương diện như: sự cung ứng các yếu tố đầu vào bị hạn chế, việc mua bán, tiêu thụ sản phẩm khó khăn, hạn chế việc tiếp cận thơng tin và thị trường của các trang trại,… Ninh Giang là một huyện đồng bằng của tỉnh Hải Dương là một huyện cịn gặp nhiều khó khăn về hệ thống cơ sở hạ tầng. Theo đánh giá của các chủ trang trại thì hệ thống cơ sở hạ tầng của huyện còn nhiềuyếu kém, chưa đồng bộ, hạn chế sự phát triển kinh tế của địa phương như: giao thơng đi lại khó khăn, hệ thống điện cịn

thiếu và yếu, hệ thống thông tin liên lạc đã được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều bất cập, hệ thống thủy lợi còn yếu,….

Hầu như các trang trại tổng hợp, các trang trại xây dựng xa khu dân cư đều có giao thơng đi lại khó khăn, nằm xa đường ơ tơ và đường trục chính của huyện, xã. Hệ thống đường dẫn ra các trang trại chủ yếu là đường cấp phối, đường đất, đi lại khó khăn đặc biệt là về mùa mưa. Đa số các trang trại sử dụng xe công nông, xe tự chế để vận chuyển hàng hóa và vật tư vào trang trại ảnh hưởng đến việc giao thương của trang trại.

Hệ thống điện của huyện cũng rất hạn chế, thường xuyên bị mất điện về mùa khô và điện rất yếu vào những giờ cao điểm và mất điện không báo trước ảnh hưởng không nhỏ đến hoạt động sản xuất kinh doanh của các trang trại. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện chưa có hệ thống xử lý rác thải, khơng có chỗ đổ rác thải, các chất thải sinh hoạt, chất thải chăn nuôi hầu nhưđược thải trực tiếp ra hệ thống kênh mương và môi trường, không qua xử lý, hay thải trực tiếp ra hệ thống ao hồ của gia đình, gây ảnh hưởng đến mơi trường sống và mơi trường sản xuất của người dân. Cùng với hệ thống chợ chưa phát triển, đã làm giảm sút khả năng tiêu thụ sản phẩm ngay tại địa phương của các trang trại.

Bng 4.23. Đánh giá của ch trang tri vcơ sở h tng

ĐVT : % trang trại

Diễn giải Tốt Bình thường Yếu

Đường giao thơng 15,00 62,50 22,50

Hệ thống điện 10,00 50,00 40,00

Hệ thống thủy lợi 5,00 22,50 72,50

Hệ thống chợ 30,00 60,00 10,00

Xử lý rác thải 10,00 52,50 37,50

Hệ thống thông tin 32,50 57,50 10,00

Nguồn: Số liệu điều tra (2017)

Qua nghiên cứu, đa số các trang trại đều đánh giá hệ thống cơ sở hạ tầng phục vụ cho sản xuất của trang trại đều ở mức bình thường và yếu, chỉ có một số trang trại nằm trong khu dân cư, nằm gần trung tâm xã thì mới đánh giá sự phục vụ sản xuất của cơ sở hạ tầng là tốt.

Do vậy, từ sự yếu kém của cơ sở hạ tầng cùng với điều kiện sản xuất của

ngành nông nghiệp nên các chủ trang trại ít có cơ hội tiếp cận các nguồn thơng tin từ báo chí, internet,… nên hệ thống thông tin liên lạc, loa phát thanh của các xã và thị trấn là nguồn cung cấp thông tin về khoa học kỹ thuật, thông tin về thị trường, chính sách tốt nhất cho các chủ trang trại để chủ trang trại nắm bắt kịp thời và có các phương án sản xuất kinh doanh phù hợp.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 94 - 96)