Đặc điểm địa bàn nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 49)

3.1.1. Điều kiện tự nhiên của huyện Ninh Giang

3.1.1.1. Vị trí địa lý, địa hình

a. Vị trí địa lý

Ninh Giang nằm ở phía Đông Nam của tỉnh Hải Dương, thị trấn huyện lỵ cách trung tâm tỉnh Hải Dương khoảng 30 km theo Quốc lộ 37. Địa bàn huyện nằm trong toạ độ địa lý: từ 21047’ đến 21049’ vĩ độ Bắc và 106016’ đến 106020’

kinh độ Đông. Địa giới hành chính của huyện bao gồm:

- Phía Bắc giáp huyện Tứ Kỳ và Gia Lộc;

- Phía Tây giáp huyện Thanh Miện;

- Phía Đông giáp huyện Tứ Kỳ và huyện Vĩnh Bảo- Hải Phòng;

- Phía Nam chạy dài theo bờ sông Luộc tiếp giáp với tỉnh Thái Bình.

Là huyện nằm ở cuối tỉnh Hải Dương nhưng có hệ thống giao thông khá thuận lợi như đường 37 nối QL5 với QL10 thông ra QL1; đường 392 qua Thanh Miện ra Kẻ Sặt và QL5; đường 396 từ Từ kỳ qua Ninh Giang rồi sang Thanh Miện, Đó là những tuyến giao thông quan trọng trong giao lưu kinh tế giữa huyện với tỉnh Hải Dương, Hải Phòng, Thái Bình và các địa phương khác trong vùng. Toàn huyện có 28 đơn vị hành chính (27 xã và 1 thị trấn), thị trấn huyện lỵ Ninh Giang nằm ở tận cùng phía nam của huyện tiếp giáp với Hải Phòng và Thái Bình. Tổng diện tích tự nhiên của huyện là 13.610,61 ha, dân số 141.358 người. Mật độ dân số bình quân 1.037 người/km2. Về đường thuỷ, huyện có 3 con sông bao bọc: sông Luộc, sông Đình Đào và sông Cửu An là những tuyến giao thông thuỷ thuận lợi giữa huyện với các vùng lân cận.

Huyện Ninh Giang có 28 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn Ninh Giang và 27 xã: Hiệp Lực, Hồng Dụ, Vĩnh Hoà, Tân Hương, Quyết Thắng, Ninh Hoà, Hồng Đức, Đông Xuyên, Hồng Phong, Tân Phong, Hưng Long, Văn Hội, Quang Hưng, Hồng Thái, Đồng Tâm, Ninh Thành, Nghĩa An, Ứng Hoè, Vạn Phúc, An Đức, Ninh Hải, Kiến Quốc, Hồng Phúc, Hưng Thái, Tân Quang, Hoàng Hanh, Văn Giang.

b. Địa hình, đất đai

Địa hình đồng bằng có hướng nghiêng dần từ Tây Bắc đến Đông Nam,

Ninh Giang thuộc vùng có địa hình thấp nhất tỉnh Hải Dương. Cốt đất chênh lệch trung bình từ 1 - 1,5 m, nơi thấp nhất 0,3 m so với mực nước biển. Các xã ở phía bắc huyện thường có địa hình cao hơn các xã phía nam.

Ninh Giang là huyện đồng bằng phía nam của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích tự nhiên là 13.610,10 ha bao gồm chủ yếu là đất phù sa sông của hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình. Có thể phân ra 3 nhóm đất chính

Địa hình đồng bằng, sông ngòi và cảnh quan thiên nhiên phong phú, khí hậu

ôn hoà, nguồn nước dồi dào, là những lợi thế đáng kể để Ninh Giang có thể chuyển dịch cơ cấu kinh tế, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế trong tương lai.

Đất đai màu mỡ, tài nguyên nhân văn phong phú, có nhiều ngành nghề truyền thống... tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất, thâm canh cao trong nông nghiệp.

3.1.1.2. Các nguồn tài nguyên và cảnh quan môi trường

Tài nguyên nước

Nguồn nước trên địa bàn huyện khá phong phú:

+ Nước mặt: Hệ thống sông ngòi và ao hồ trên địa bàn huyện có khả năng cung cấp đủ nước cho sản xuất nông nghiệp của huyện. Tuy nhiên do huyện nằm ở cuối hệ thống thuỷ nông Bắc Hưng Hải, lại là vùng trũng nhất tỉnh nên hàng năm thường bị úng ngập cục bộ vào mùa hè. Diện tích mặt nước ao hồ đầm ngoài khả năng cung cấp nước còn có tiềm năng cho phát triển nuôi trồng thuỷ sản, kể cả những chân ruộng trũng.

+ Nước ngầm: Nguồn nước ngầm khá dồi dào, mạch nông, hiện đã được khai thác phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của dân cư và sản xuất công nghiệp. Tuy nhiên chưa có công trình khảo sát đánh giá cụ thể về trữ lượng và chất lượng nước ngầm.

Tài nguyên nhân văn, cảnh quan môi trường

Ninh Giang hiện có trên 140 nghìn người sinh sống mang đậm nét văn hoá của vùng đồng bằng với nền văn minh lúa nước được hình thành và phát triển qua nhiều thế kỷ. Các di sản văn hoá như Đền Tranh, đền Khúc Thừa Dụ, chùa Trông đã khắc sâu niềm tự hào dân tộc, khơi dậy tinh thần lao động cần cù sáng

tạo của người dân. Những làng nghề truyền thống với nhiều sản phẩm độc đáo như nghề mộc ở thôn Cúc Bồ xã Kiến Quốc, nghề thêu ren ở Ứng Hoè, Quyết Thắng, nghề mây tre đan ở An Đức, Quang Hưng, Ninh Thành, ... Các sản phẩm ngành nghề và chế biến thực phẩm đã có mặt trên thị trường trong nước và quốc tế, mang lại thu nhập hàng triệu USD cho kinh tế huyện. Thương hiệu bánh gai Ninh Giang nổi tiếng đã góp phần làm đẹp thêm những nét văn hoá truyền thống của quê hương.

3.1.2. Tình hình phát triển kinh tế- xã hội huyện Ninh Giang

3.1.2.1. Tình hình sử dụng đất đai

Ninh Giang là huyện đồng bằng phía nam của tỉnh Hải Dương với tổng diện tích tự nhiên là 13.6101 ha, và diện tích này không thay đổi qua các năm. Nhưng có sự thay đổi giữa các loại đất cụ thể như sau:

Diện tích đất NN có xu hướng thu hẹp dần qua 3 năm từ 8974,06 ha (65,93%) năm 2015, còn 8968,31 ha (65,89%) năm 2016 và năm 2017 giảm xuống còn 8951,14 ha chiếm 65,77 % tổng diện tích đất tự nhiên. Sự thu hẹp này của diện tích đất NN qua các năm tuy không nhiều nhưng làm cho tốc độ phát triển BQ giảm 0,13%. Trong đó, đất trồng lúa hàng năm có xu hướng giảm từ 7317,39 ha năm 2015 xuống còn 7293,46 ha năm 2017 chiếm 81,48% diện tích đất NN. Đất trồng cây lâu năm biến động giảm qua các năm, từ 459,25 ha năm 2015

xuống còn 457,69 ha năm 2017. Diện tích đất nuôi trồng thủy sản giảm BQ qua các năm là 0,23% còn 11,24% năm 2017 so với đất nông nghiệp. Diện tích đất nông nghiệp giảm là do chuyển sang đất thổ cư và đất chuyên dùng.

Diện tích đất phi NN có xu hướng tăng dần qua các năm với tốc độ tăng 24,69% ha chiếm 34,23% tổng diện tích đất tự nhiên. Diện tích đất chuyên dùng chiếm khá lớn trong diện tích đất phi NN năm 2017 chiếm tới 53,98% diện tích đất phi NN và cũng có xu hướng tăng dần qua các năm. Năm 2015 đất chuyên dùng chỉ có 2496,19 ha nhưng đến năm 2017 đất chuyên dùng là 2514,17 ha. Tốc độ tăng BQ qua các năm của diện tích đất chuyên dùng là 35,98%. Diện tích đất ở cũng tăng lên với mức tăng BQ qua các năm là 22,34%. Năm 2015, diện tích đất ở chỉ là 1137,94 ha tăng lên 1143,03 ha năm 2017 chiếm 24,53% diện tích đất phi NN.

Bảng 3.1. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai của huyện Ninh Giang qua các năm 2015-2017

Loại đất

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) DT (ha) CC (%) 16/15 17/16 BQ Tổng diện tích đất tự nhiên 13.610,61 13.610,61 13.610,61 100 100 100 I. Đất nông nghiệp 8.974,06 65,93 8.968,31 65,89 8.951,14 65,76 99,94 99,81 99,87 1. Đất trồng lúa 7.317,39 81,54 7.307,56 81,48 7.293,46 81,48 99,87 99,81 99,84

2. Đất trồng cây lâu năm 459,25 5,11 458,97 5,12 457,69 5,11 99,94 99,72 99,83

3. Đất nuôi trồng thủy sản 1.010,93 11,26 1.008,07 11,24 1.006,34 11,24 99,72 99,83 99,77

4. Đất nông nghiệp khác 186,49 2,09 193,71 2,16 193,65 2,16 103,87 99,97 101,92

II. Đất phi nông nghiệp 4.636,55 34,07 4.642,3 34,11 4.659,47 34,23 100,12 100,37 100,25

1. Đất ở 1.137,94 24,54 1.140,12 24,56 1.143,03 24,53 100,19 100,26 100,22 2. Đất chuyên dùng 2.496,19 53,84 2.499,47 53,84 2.514,17 53,96 100,13 100,59 100,36 - Đất SXKD 38,29 1,53 35,43 1,42 36,06 1,43 92,53 101,78 97,15 - Đất công cộng 2.429,97 97,35 2.436,12 97,46 2.450,18 97,45 100,25 100,58 100,42 - Đất chưa sử dụng 27,93 1,12 27,92 1,12 27,93 1,11 99,96 100,04 100,01 3. Đất khác 1.002,42 21,62 1002,71 21,60 1.002,27 21,51 100,03 99,96 99,99

Nguồn: Phòng Tài nguyên & Môi trường huyện Ninh Giang (2017)

Để giải thích cho lý do tăng ở trên, chúng ta thấy rằng trong định hướng phát triển kinh tế trong quá trình thực hiện chính sách chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ, đặc biệt là trong một vài năm gần đây nhà nước ta quan tâm nhiều đến phát triển hệ thống đường giao thông, nên đất nông nghiệp bị giảm mạnh cho những mục đích này.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Năm 2017, dân số của toàn huyện là 142.851 người, tỷ lệ phát triển dân số tự nhiên bình quân trong giai đoạn 2015 - 2017 là 0,25%/năm. Mật độ dân cư phân bố không đồng đều trong huyện, mật độ dân cư bình quân của huyện là 1.112 người/km2, những đơn vị có mật độ dân cư cao là: thị trấn Ninh Giang 4.528 người/km2; xã Tân Hương 1.892 người/km2. Xã có mật độ dân cư thấp nhất là xã Vạn Phúc có 789 người/km2. Trong huyện có khoảng 10% dân cư theo đạo Thiên chúa, nhân dân luôn đoàn kết xây dựng quê hương.

Cũng như các vùng nông thôn khác của cả nước, lực lượng lao động nông thôn của huyện Ninh Giang tương đối dồi dào,với số dân trong độ tuổi lao động năm 2015 là 73.138 người chiếm tới 51,58% dân số, số dân trong độ tuổi lao động ngày càng tăng. Cụ thể là tới năm 2016 số người trong độ tuổi lao động là 76.790 người, đến năm 2017 con số này là 77.282 người. Trong đó lao động nông nghiệp giảm bình quân trong 3 năm là 1,8% và lao động này vẫn chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu lao động, cụ thể năm 2017 lao động nông nghiệp trong huyện vẫn chiếm 82% dẫn đến tình trạng lãng phí lao động, do sản xuất nông nghiệp mang tính mùa vụ. Ngược lại lao động CN-TTCN và dịch vụ lại tăng nhanh, bình quân trong 3 năm tăng 16,25%. Qua đó cũng phản ánh được sự phát triển của ngành nghề TTCN của huyện trong các năm qua.

Vấn đề đặt ra là làm thế nào, đào tạo nghề ra sao để giải quyết được việc

Bảng 3.2.: Tình hình biến động dân sốvà lao động của huyện Ninh Giang qua các năm 2015-2017

Chỉ tiêu ĐVT

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 So sánh (%)

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2016/2015 2017/2016 BQ I. Tổng dân số Người 142.140 149.918 142.851 99,84 100,66 100,25 II. Tổng số hộ Hộ 36.819 100 36.892 100 37.298 100 100,20 101,1 100,65 - Hộ nông nghiệp Hộ 32.781 89,03 32.668 88,55 32.073 85,99 99,66 98,18 98,92

- Hộ phi nông nghiệp Hộ 4.038 10,97 4.224 11,45 5.225 14,01 104,61 123,7 114,15

III. Tổng số lao động Người 73.318 51,58 76.790 51,22 77.282 54,1 104,73 100,64 102,69

- Lao động nông nghiệp Người 65.720 89,64 64.720 84,28 63.0371 82,0 98,48 97,92 98,20

- Lao động TTCN Người 4.861 6,63 5.606 7,3 6.569 8,5 115,33 117,18 116,25

- Lao động CN dịch vụ Người 2.737 3,73 6.464 8,42 7.342 9,5 236,17 113,58 174,88

Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Ninh Giang (2017)

Trong những năm gần đây cùng với những chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh cũng như của huyện đã tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, đặc biệt là chính sách khôi phục, phát triển các ngành nghề mà địa phương có thế mạnh. Các ngành nghề được mở rộng và phát triển đã tạo công ăn việc làm cho một bộ phận lao động nông nghiệp, tận dụng được thời gian nhàn rỗi.

Tỷ lệ hộ nghèo của huyện cũng vì vậy mà giảm qua từng năm, năm 2015

tỷ lệ hộ nghèo của huyện ước tính là 9,44%, nhờ những chính sách hỗ trợ của nhà nước và địa phương nên tỷ lệ hộ nghèo giảm xuống còn 8,23% năm 2016 và tiếp đến năm 2017 giảm còn 7,65%.

Như vậy, cơ cấu dân số và biến động dân số của huyện qua 3 năm cho thấy, cơ cấu lao động nông thôn đang chuyển dịch phù hợp với quá trình CNH-

HĐH nông nghiệp, nông thôn.

3.1.2.3. Tình hình phát triển kinh tế

Ninh Giang là vùng đông dân cư, mật độ dân số cao, nền kinh tế chủ yếu là nông nghiệp. Trong quá trình thực hiện đường lối đổi mới phát triển kinh tế theo cơ chế thị trường, đặc biệt từ khi tái lập huyện (1997) đến nay kinh tế của Ninh Giang đã có bước phát triển khá. Tổng sản phẩm nội huyện liên tục tăng với tốc độ tăng trưởng bình quân 9 - 13%/năm. Nếu tính về quy mô sản xuất thì giá trị sản xuất (GTSX) trên toàn huyện tăng với nhịp độ cao hơn.

Bảng 3.3. Chuyển dịch cơ cấu và tăng trưởng kinh tế huyện Ninh Giang

những năm qua

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017

So sánh (%)

2016/2015 2017/2016

1. Tổng giá trị SX tỷ đ 2.898,36 3.217,18 3.580,72 111,00 111,30

2. Tốc độ gia tăng %/năm 11,0 11,30

3. Tổng dân số người 141.353 140.579 141.296 99,45 100,5

4. Thu nhập BQ

đầu người tr.đ/n 11,5 14,8 18,6 128,7 125,67

5. Cơ cấu kinh tế % 100 100 100

- Nông nghiệp % 40 39,6 36,5 99,00 92,17

- TTCN- XD % 29 31,5 33,8 108,62 107,30

- CN- Thương

mại - Dịch vụ % 31 28,9 29,7 93,22 102,76

Từ khi tái lập huyện, Ninh Giang rất chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt mở rộng đầu tư vào cơ sở hạ tầng sản xuất như giao thông, hệ thống thuỷ lợi, điện, hình thành các cụm công nghiệp và mở rộng ngành nghề trong nông thôn. Nhờ vậy cơ cấu kinh tế đã có sự chuyển dịch tích cực hơn, tuy nhiên do là một huyện thuần nông nên tốc độ chuyển dịch còn rất chậm.

Kinh tế nông nghiệp đã giảm dần tỷ trọng trong thu nhập nội huyện, dịch vụ tăng dần, tuy nhiên sự chuyển dịch cơ cấu của các lĩnh vực nông nghiệp, công

nghiệp, dịch vụ còn chậm và chưa ổn định.

- Công nghiệp, TTCN

Huyện cũng đã tập trung chỉ đạo bổ sung và hoàn thiện quy hoạch, xây dựng cụm công nghiệp, TTCN và đến tháng 12 năm 2014 đã xây dựng được 9 cụm công nghiệp, TTCN với 23,36 ha, trong đó 46,1% diện tích đã được đầu tư xây dựng và sản xuất ổn định, 9 làng được UBND tỉnh công nhận làng nghề truyền thống. Từng bước cải thiện môi trường đầu tư vào sản xuất, phát triển trên các lĩnh vực công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề.

Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp trong huyện phát triển mạnh, công tác khuyến công, đào tạo và nhân cấy nghề tiếp tục được quan tâm, các làng nghề truyền thống trong Huyện phát triển ổn định, nhiều nghề mới được đưa vào sản xuất đạt hiệu quả cao. Mở rộng quymô, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, đã nâng cao năng xuất, hiệu quả.

- Thương mại và dịch vụ

Huyện đã tập trung chỉ đạo tiếp tục bổ sung quy hoạch và xây dựng các chợ, điểm dịch vụ ở các trung tâm khu dân cư. Hoạt động thương mại, dịch vụ

phát triển rộng khắp trong Huyện, hàng hoá đa dạng đáp ứng được nhu cầu mua bán của nhân dân. Đặc biệt hoạt động dịch vụ phục vụ sản xuất, tiêu thụ sản phẩm ở các làng nghề phát triển mạnh, khối lượng hàng hoá luân chuyển lớn, đáp ứng được yêu cầu phát triển sản xuất.

Công tác quản lý thị trường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm và các dịch vụ văn hoá, du lịch được quan tâm, góp phần ổn định thị trường, bảo về quyền lợi và sức khoẻ người tiêu dùng

3.1.3. Những thuận lợi, khó khăn của huyện trong phát triển kinh tế

3.1.3.1. Thuận lợi

điểm xây dựng nông thôn mới, đây thực sự vừa là vinh dự, đồng thời cũng là trách nhiệm lớn của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân địa phương. Còn nhớ khi mới bướcvào thực hiện chương trình này, đội ngũ cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn vẫn còn bỡ ngỡ, mục đích, ý nghĩa của nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới chưa hiểu rõ hết, cộng với xuất phát điểm thấp nên khó tránh khỏi những khó khăn trong quá trình thực hiện. Tuy nhiên xác định xây dựng nông

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)