Cần đẩy mạnh việc rà soát, đánh giá và cấp giấy chứng nhận cho các trang
trại theo tiêu chí mà Bộ Nơng nghiệp và Phát triển nơng thơn ban hành. Nếu các trang trại được cấp giấy chứng nhận thì họ có thể tiếp cận nguồn vốn tín dụng theo Nghị định 41 của Thủ tướng về việc vay vốn đầu tư sản xuất kinh doanh
Ngân hàng Trang trại Công ty chế biến – Thương mại Đ ược vay vốn Khách hàng Hỗ trợ vốn Đảm bảo tín chấp Đảm bảo nguyên vật
Cung cấp giống, vật tư,….
trong trang trại. Thực hiện tốt các chính sách tín dụng để đưa được nguồn vốn đến với những người có nhu cầu.
4.3.2.4. Nâng cao trình độ cho chủ trang trại và người lao động
Nhân tố con người là một trong những nhân tố quan trọng ảnh hưởng lớn đến kết quả sản xuất kinh doanh. Từ thực trạng phân tích ở trên, để kinh tế trang trại phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại. Đối với chủ trang trại cần nângcao trình độ, chuyên môn kỹ thuật cũng như khả năng quản lý, sắp xếp sản xuất kinh doanh. Bởi lẽ, thời cuộc mỗi lúc một thay đổi, công cuộc hội nhập càng rõ nét hơn trong thời buổi kinh tế hiện nay cần chủ trang trại cần trình độ chun mơn cũng như quản lý tốt để tạo ra các sản phẩm nơng nghiệp có giá trị kinh tế, phù hợp yều cầu tiêu dùng trong nước cũng như ngoài nước.
Để giải quyết các vấn đề cơ bản đó, yêu cầu cơ quan cấp ban ngành huyện đến xã cần xây dựng triển khai kế hoạch mở các đợt tập huấn cũng như đào tạo bồi dưỡng theo từng năm một. Đồng thời xây dựng các mơ hình trình diễn một số cơ sở phù hợp để các chủ trang trại học hỏi kinh nghiệm thực tế.
Đối với lao động làm thuê, cần nâng cao tay nghề, đào tạo khoa học công nghệ, các chủ trang traij tạo điều kiện hướng dẫn cũng như có trách nhiệm người
làm thuê.
Từ thực trạng phân tích ở trên, để kinh tế trang trại phát triển bền vững và mang lại hiệu quả cao, rất cần thiết phải đặt vấn để tổ chức đào tạo, bồi dưỡng cho các chủ trang trại và người lao động trong các trang trại. Các chủ trang trại cần được bồi dưỡng, tập huấn, đào tạo về các kỹ năng như: ra quyết định, quản lý, tiếp cận thông tin, tiếp cận thị trường, đàm phán, sử dụng và quản lý các nguồn lực một cách hiệu quả và các quy trình sản xuất nơng nghiệp bền vững như: VietGap, IPM, nơng nghiệp hữu cơ, chăn ni an tồn sinh học,… Còn đối với lao động trong các trang trại cần được đào tạo về các kiến thức chuyên môn và tay nghề như: kiến thức thú y, phòng trừ dịch bệnh,….
4.3.2.5. Tăng cường chuyến giao và ứng dụng khoa học kĩ thuật vào phát triển
kinh tế trang
Đây là giải pháp vừa có tính cấp bách trước mắt vừa có ý nghĩa lâu dài để đảm bảo cho kinh tế trang trại phát triển ổn định, đạt hiệu quả cao. Để áp dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào trong sản xuất rất cần sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ
quan nghiên cứu. Nhà nước cần có cơ chế thích hợp trong việc chuyển giao tiến bộ khoa học, kỹ thuật, công nghệ mới phù hợp với điều kiện phát triển của từng địa phương, từng trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện cơ giói hóa vào sản xuất nông nghiệp.
Đầu tư nghiên cứu khoa học và đưa tiến bộ mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất, chất lượng cây trồng, vật nuôi. Tăng cường công tác kỹ thuật vào sản xuất của các trang trại như công tác khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y…Thường xuyên mở các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về kỹ thuật nông nghiệp như kỹ thuật chăn nuôi lợn, kỹ thuật thâm canh cây trồng… cho người dân và cho các chủ trang trại.
Hoạt động chuyển giao và ứng dụng khoa học kĩ thuật và phát triển kinh tế trang trại ở huyện Ninh Giang đã được quan tâm triển khai đa dạng hình thức như tập huẩn của Trạm khuyến nông huyện, sở khoa học công nghệ, các công ty bảo vệ thực vật, thức ăn chăn ni, tham quan mơ hình… Tuy nhiên, với sự phát triển của xã hội hiện đại, khoa học kĩ thuật luôn luôn được cải tiến, việc áp dụng khoa học kĩ thuật vào phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững là rất cần thiết. Bên cạnh đó, nguồn giống, thức ăn chăn ni, bảo vệ thực vật, thú y, phân bón các trang trại được tiếp cận qua nhiêu kênh, các vấn đề về công nghệ các trang trại trên địa bàn huyện Ninh Giang đã đầutư cải tiến. Tuy nhiên, để phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện Ninh Giang trong
thời gian tới, hoạt động về ứng dụng khoa học kĩ thuật công nghệ cần :
Tăng cường các buối tập huấn chuyển giao khoa học kĩ thuật công nghệ, cần giới thiệu và tập huấn kĩ thuật chăn nuôi, trồng trọt của các giống vật nuôi và giống cây trông khác nhau để các chủ trang trại lựa chọn vật ni và cây trồng thích hợp trong hoạt động sản xuất của trang trại. Đồng thời, tại các buổi tập huấn, cần phải giới thiệu các nguồn cung cấp giống đảm bảo, chất lượng để các chủ trang trại chủ động tiếp cận tìm hiểu về phương pháp ni/trồng từ đó nhân rộng quy mơ, tăng tính đa dạng về cây trơng vật ni. Bên cạnh đó, cần tăng cường các buổi tập huấn chuyển giao kĩ thuật về xử lý chất thải từ chăn nuôi, thải từ trồng trọt tại các trang trại, không để các chất thải bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm môi trường…
Nâng cao chất lượng hiệu quả của công tác khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm trên địa bàn huyện Ninh Giang, nâng cao trình độ chun mơn cho
các cán bộ khuyến nông, cán bộ thú y, bảo vệ thực vật địa phương.
Tăng cường liên kết với các công ty về giống, thức ăn hoặc bảo vệ thực vật thực hiện chuyển giao khoa học kĩ thuật, tìm kiếm đầu tư liên kết sản xuất –
thu mua từ các công ty, như vậy các công ty sẽ hỗ trợ các trang trại về ứng dụng khoa học kĩ thuật.
Thường xuyên tổ chức các buổi hội thảo về phát triển kinh tế trang trại, tổ chức tham quan mơ hình cho các chủ trang trại để dổi mới tư duy, đổi mới phương pháp phát triển kinh tế trang trại.
Tăng cường đầu tư ngân sách nhà nước cho hoạt động chuyển giao khoa học kĩ thuật cho phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững, tạo mọi điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh nông nghiệp đầu tư tại địa phương, nâng cao vai trị của chính sách trợ giá ứng dụng kĩ thuật vào phát triển kinh tế trang trại.
Để làm được điều này, rất cần được sự hỗ trợ của Nhà nước, các cơ quan nghiên cứu, các Viện, các Trường, các cơ quan khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư,… Nhà nước cần có cơ chế thích hợp trong việc thực hiện chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật – công nghệ mới phù hợp với điều kiện của huyện và của các trang trại, thúc đẩy nhanh việc thực hiện cơ giới hóa vào sản xuất nơng nghiệp.
Đầu tư nghiên cứu khoa học và đưa tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp để tăng năng suất và chất lượng giống cây trồng vật nuôi. Tăng cường công tác kỹ thuật phục vụ sản xuất của các trang trại như khuyến nông, bảo vệ thực vật, thú y,… để thực hiện việc hướng dẫn chuyển giao kỹ thuật nơng nghiệp, phịng dịch sâu bệnh, phục vụ tưới tiêu,… và việc áp dụng các quy trình cơng nghệ sản xuất mới, hiện đại theo hướng bền vững vào sản xuất của các trang trại.
Xây dựng mối liên kết hợp đồng giữa các trang trại với nhà khoa học. Nhà khoa học nghiên cứu, chế tạo máy móc, thiết bị, nghiên cứu lai tạo giống cây trồng vật nuôi và chuyển giao công nghệ, hướng dẫn kỹ thuật canh tác làm tăng năng suất, tăng hàm lượng chất xám trong các sản phẩm của các trang trại. Các trang trại tạo môi trường cho nhà khoa học nghiên cứu và thực nghiệm. Mối liên kết này được thực hiện qua hợp đồng nghiên cứu, chuyển giao công nghệ, ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiếnvào sản xuất.
4.3.2.6. Ổn định thị trường tiêu thụ sản phẩm của các trang trại
huyện Ninh Giang, trước mắt cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Cần có quy hoạch và tiến hành thực hiện quy hoạch phát triển các vùng chuyên mơn hóa sản xuất từ đó đẩy mạnh các hình thức liên kết giữa các trang trại với nhau, giữa trang trại với các doanh nghiệp, công ty thương mại và cung cấp vật tư đầu vào (phân bón, thức ăn chăn ni, thuốc thú y, thuốc bảo vệ thực vật,…) từ đó đẩy mạnh hình thức tiêu thụ nơng sản bằng hợp đồng.
- Cần có biện pháp cung cấp nguồn thơng tin khoa học kỹ thuật, thông tin thị trường cho các chủ trang trại như thường xuyên phát thanh các bản tin về thị trường trên hệ thống phát thanh của xã, huyện. Đẩy mạnh việc đưa internet đến với các chủ trang trại để các chủ trang trại có thể tiếp cận với nguồn thơng tin vô cùng phong phú và nhanh nhạy qua internet.
- Cần có chính sách ưu đãi, thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sảnvề đầu tư trên địa bàn huyện như: giảm thuế trong 3 năm đầu tiên, hỗ trợ giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống giao thông, hệ thống điện để thu hút doanh nghiệp.
- Đẩy mạnh việc xây dựng thương hiệu các sản phẩm nông sản trên địa bàn huyện để người tiêudùng dễ dàng nhận ra sản phẩm từ các trang trại ở huyện
Ninh Giang và có chỗ đứng trên thị trường.
- Đẩy mạnh việc kiểm tra, giám sát và cấp giấy chứng nhận an toàn vệ sinh thực phẩm cho các sản phẩm nơng sản, cấp giấy chứng nhận và có giấy đảm bảo chất lượng, đóng gói, nhãn mác và ghi rõ nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm để tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
- Khuyến khích và tạo sự cạnh tranh lành mạnh giữa các lực lượng tham gia vào hoạt động dịch vụ thương mại, cung cấp vật tư, máy móc, nơng cụ cho sản xuất và tiêu thụ sản phẩm hàng hóa nơng sản cho trang trại.
- Thường xun có sự phân tích và dự đoán nhu cầu thị trường để kịp thời điều chỉnh.
- Tăng cường các mơ hình liên kết trực tiếp giữa trang trại với các doanh nghiệp, các doanh nghiệp ký hợp đồng với các trang trại về tiêu thụ sản phẩm với
quy định về chất lượng nghiêm ngặt. Có thể thực hiện hình thức : doanh nghiệp
cũng ứng giống, khoa học kĩ thuật, cử cán bộ xuống giám sát q trình sản xuất
sau đó tiến hành thu mua sản phẩm ; hoặc có thể doanh nghiệp chỉ ký hợp đồng thu mua với trang trại…
4.3.2.7. Đẩy mạnh xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế trang trại
Các cơ sở hạ tâng liên quan đến phát triển kinh tế trang trại ở huyện Ninh
Giang như đường giao thông, chợ, điện… đã được đầu tư xây dựng kết hợp cũng chương trình xây dựng nơng thơn mới, tuy nhiên, đường giao thông dẫn tới nhiều trang trại chưa đảm bảo, hệ thống điện còn yếu đã ảnh hưởng trực tiếp đề hoạt
động sản xuất và tiêu thụ sản phẩm của các trang trại. Hệ thống chợ ở huyện
Ninh Giang đã được nâng cấp và xây mới, tuy nhiên đay chỉ là những chợ cóc nên hoạt động tiêu thụ hàng hóa chậm, khơng hiệu quả cho các trang trại. Các cơ
sở thu mua sản phẩm của các trang trại là các cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm quy mô nhỏ lẻ. Để phát triển kinh tế trang trại trền địa bàn huyện Ninh Giang trong thời gian tới, hoạt động xây dựng cơ sở hạ tầng cần thực hiện:
- Xây dựng và nâng cấp mạng lưới giao thông, đặc biệt đường liên thôn nhiều nơi đang xuống cấp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm và sinh hoạt của người dân và các trang trại.
- Nâng cao năng lực hoạt động của hệ thống thủy lợi bằng việc cải tạo, nâng cấp các cơ sở sẵn có như: hồ đập chứa nước, các trạm bơm...xây dựng thêm một số cơng trình mới, hồn thiện và bê tơng hóa mạng lưới kênh mương nội đồng đảm bảo đáp ứng đầy đủ, kịp thời nhu cầu tưới tiêu.
- Tiếp tục hồn thiện hệ thống điện lưới, thơng tin liên lạc giúp cho các trang trại phục vụ sản xuất và sinh hoạt, đồng thời tăng khả năng tiếp cận thông
tin thị trường thông qua các phương tiện thông tin đại chúng.
- Đẩy mạnh hệ thống chợ ở địa phương để góp phần tiêu thụ nơng sản của các trang trại ngay tại địa phương.
- Đẩy mạnh việc triển khai công nghệ sau thu hoạch, quy hoạch công nghệ chế biến như chế biến rau. Xây dựng các cơ sở giết mổ, chế biến sản phẩm gia súc, gia cầm ngay tại địa phương để làm tăng giá trị và thời hạn sử dụng.
4.3.2.8. Giải pháp cụ thể cho từng loại hình trang trại
* Đối với các trang trại chăn ni
Đây là loại hình trang trại phổ biến nhất và đang có sự phát triển nhanh cả về số lượng và cơ cấu đàn vật nuôi. Để phát triển các trang trại này theo hướng bền vững cần thực hiện một số biện pháp sau:
- Các trang trại cần mạnh dạn vay vốn đầu tư mở rộng quy mô chăn nuôi tương xứng với điều kiện của từng trang trại.
- Tổ chức tập huấn kỹ thuật về chăn nuôi theo nhu cầu của các chủ trang trại, tìm hiểu những giống vật ni tốt, năng suất và chất lượng cao để các chủ trang trại đưa vào sản xuất kinh doanh.
- Tập huấn kỹ thuậtchăm sóc, phịng trừ dịch bệnh.
- Xác định cơ cấu đàn gia cầm, đảm bảo vừa kinh doanh thịt vừa kinh doanh giống và trứng.
- Nhà nước tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ trang trại được vay vốn.
- Thực hiện di dời các trang trại trong khu dân cư ra sản xuất tập trung xa khu dân cư để đảm bảo vệ sinh môi trường.
- Các trang trại nên xây dựng chuồng trại chăn ni theo đúng quy trình kỹ thuật và có biện pháp tiêu độc khử trùng chuồng trại chăn nuôi sau mỗi lứa chăn ni và có biện pháp phịng trừ dịch bệnh thường xuyên. Các vật nuôi mới mua về cần được nuôi riêng và cách ly với đàn hiện có một thời gian nhất định để đảm bảo không lây lan dịch bệnh vào đàn hiện có.
* Đối với các trang trại tổng hợp
Đây là loại hình trang trại được đánh giá có thu nhập ổn định, rủi ro thấp nhất hiện nay ở huyện Ninh Giang. Điểm mạnh của loại hình trang trại này là chính các mơ hình VAC, RVAC, RVC, để tận dụng mọi nguồn lực và có nhiều nguồn thu để hạn chế rủi ro. Để trong những năm tới loại hình trang trại này phát triển bền vữngcần thực hiện một số vấn đề sau:
- Mạnh dạn chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, tăng tỷ trọng hàng hóa ưu tiên trồng các loại cây đặc sản trên đất nông nghiệp như rau, rau an tồn, chăn ni các loại gia súc, gia cầm đặc sản có giá trị cao như: lợn rừng,
nhím, thỏ, baba, ếch,...
- Cần có các biện pháp đảm bảo vệ sinh chuồng trại, thực hiện xây dựng hầm Biogas nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường và tiết kiệm năng lượng.
PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
5.1. KẾT LUẬN
Qua quá trình nghiên cứu, phân tích và đánh giá kinh tế trang trại ở huyện Ninh Giang, tỉnh Hải Dương tác giả có một số kết luận sau: