Điều kiện sản xuất của trang trại

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 97 - 99)

Phần 4 Kết quả nghiên cứu và thảo luận

4.2. Các yếu tố ảnh hưởng phát triển kinh tế trang trại huyện Ninh Giang, tỉnh

4.2.6. Điều kiện sản xuất của trang trại

* Trình độ của chủ trang trại và người lao động

Lao động trong nông nghiệp với phương thứclàm ăn tiểu nông là lao động giản đơn. Nhưng khi chúng ta hội nhập kinh tế quốc tế, muốn làm giàu từ kinh tế nơng nghiệp khơng có cách nào khác là phát triển sản xuất hàng hóa với quy mơ lớn, sản xuất ra những sản phẩm nông nghiệp cạnh tranh. Chính do vậy, địi hỏi lao động trong các trang trại phải có kiến thức nhất định để có thể áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Hoạt động sản xuất nơng nghiệp có những việc địi hỏi cần có những lao động trực tiếp, máy móc khơng thể thay thế được. Khơng có lao động hoặc lao động thiếu kinh nghiệm là nguyên nhân hạn chế sự phát triển của trang trại.

Bên cạnh đó, trình độ chun môn, quản lý của các chủ trang trại cũng ảnh hưởng rất lớn đến quyết định sản xuất và hiệu quả sản xuất của các trang trại. Những chủ trang trại nào có trình độ chun mơn, học vấn cao, có trình độ quản lý tốt thì sẽ dễ dàng áp dụng các cơng nghệ tiến bộ vào sản xuất, dám đầu tư và áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, quản lý và sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách hợp lý và có hiệu quả hơn các chủ trang trại có trình độ học vấn và trình độ quản lý thấp hơn.

Thực tế điều tra cho thấy, các chủ trang trại ở huyện Ninh Giang mới chủ yếu học hết phổ thơng và tỷ lệ các chủ trang trại có trình độ chun mơn là rất thấp. Chình vì vậy, đã ảnh hưởng rất lớn đến việc áp dụng các quy trình sản xuất, quản lý quy trình sản xuất, sử dụng các nguồn lực vào sản xuất một cách kém hiệu quả, làm cho kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của trang trại chưa cao. Đa số các chủ trang trại đều chưa qua một lớp đào tạo, tập huấn nào về quản lý, đàm phán, nắm bắt thông tin thị trường, khả năng sử dụng tin học và hạch toán kinh tế trong sản xuất kinh doanh cịn kém. Chình vì điều này đã hạn chế rất lớn đến việc phát triển kinh tế trang trại theo hướng bền vững trên địa bàn huyện.

Ngoài ra, lao động làm việc trong các trang trại chủ yếulà lao động phổ thơng khơng có trình độ, nên việc áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật, hay việc thực hiện các quy trình sản xuất mới, tính kỷ luật trong khi làm việc cịn kém nên hiệu quả làm việc của lao động không cao. Các lao động được thuê đều chủ yếu làm những công việc chân tay trong trang trại như: bốc vác thức ăn, cho vật nuôi ăn, hay gieo trồng, thu hoạch cây trồng,… chứ không phụ trách các công

việc kỹ thuật trong trang trại như: kiểm tra và kiểm soát dịch bệnh, chữa bệnh cho vật nuôi, đánh giá tỷ lệ tăng trọng,…

* Cơ sở vật chất kỹ thuật của trang trại

Tiến hành sản xuất kinh doanh đặc biệt là sản xuất theo hướng hàng hóa với quy mơ lớn cần một lượng trang thiết bị, máy móc và cơ sở vật chất nhất định. Muốn sản xuất ra sản phẩm chất lượng cao, năng suất cao, tăng năng suất và hiệu quả sử dụng lao động thì cần có các trang thiết bị và máy móc hiện đại. Phần lớn các trang trại trên địa bàn huyện đều sử dụng các máy móc đơn giản, thơ sơ, xây dựng chuồng trại không đúng kỹ thuật, hệ thống xử lý chất thải cịn thiếu và yếu, chưa có một trang trại nào sử dụng hệ thống máy móc và trang thiết bị hiện đại như: hệ thống máng ăn, máng uống tự động,xây dựng chuồng kín và có hệ thống tiêu độc khử trùng, hệ thống chiếu sáng và làm mát hiện đại cho trang trại. Các trang trại mới chỉ xây dựng các dạng chuồng hở và sử dụng bạt che về mùa lạnh, hệ thống máng ăn máng uống thơ sơ, chưa có hệ thống tiêu độc khử trùng, chất thải từ chăn nuôi được thải trực tiếp ra mơi trường bên ngồi, hoặc thải trực tiếp xuống ao để nuôi cá. Điều này ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển bền vững của kinh tế trang trại nơi đây.

Chính do các trang trại xây dựng hệ thống chuồng hở và còn đơn giản, và khơng có hệ thống tiêu độc khử trùng khu chăn ni thường xun là ngun nhân chính gây ra dịch bệnh và gây thiệt hại cho các trang trại trên địa bàn huyện.

Hình 4.1. Mơ hình trang trại tổng hợp ở huyện Ninh Giang

* Công nghệ chế biến sản phẩm của trang trại

Đây là một vấn đề rất lớn có tác động trực tiếp đến hiệu quả sản xuất kinh tế của các trang trại. Điều này luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm và có những chính sách thu hút các doanh nghiệp chế biến nông sản đầu tư về vùng

nông thôn và các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nông nghiệp nhằm tăng hiệu quả sản xuất của ngành nơng nghiệp nhưng vẫn cịn khá nhiều vướng mắc.

Các doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh vực nơng nghiệp cịn rất ít, đặc biệt là ở huyện Ninh Giang. Trên địa bàn huyện có một số doanh nghiệp về đầu tư và thu mua nông sản về chế biến để xuất khẩu nhưng mặt hàng chính là các loại rau. Đây khơng phải là mặt hàng chính của các trang trại nên việc hưởng lợi từ các doanh nghiệp này của các trang trại là không cao.

Qua nghiên cứu, các sản phẩm của doanh nghiệp đều được bán ở dạng thô, không qua chế biến. Có một số sản phẩm được các trang trại tiến hành sơ chế, phân loại như: loại bỏ lá già ở các sản phẩm rau, loại bỏ quả bị thối, sâu, phân loại để tăng độ đồng đều ở các loại cây ăn quả; cịn các sản phẩm chăn ni thì bán ln tại chuồng. Do vậy, muốn kinh tế trang trại phát triển, sản lượng hàng hóa từ các trang trại sản xuất ra đều bán được ngay với giá cao thì trên địa bàn huyện Ninh Giang, hay tỉnh Hải Dương cần xây dựng được một số nhà máy chế biến để chế biến thành các sản phẩm để cung cấp đi các địa bàn khác để làm tăng giá trị của sản phẩm, tăng hiệu quả sản xuất cho người nơng dân, tránh tình trạng được mùa mất giá, mất mùa thì được giá như hiện nay.

Mặt khác, các sản phẩm của nông nghiệp là các sản phẩm tươi sống nếu không được bảo quản tốt trong quá trình vận chuyển như: dập nát các sản phẩm trồng trọt trong quá trình vận chuyển, gây chết đối với sản phẩm chăn nuôi và thủy sản, làm giảm giá trị của sản phẩm và khó có thể vận chuyển được xa. Chính vì vậy, nếu có thể chế biến sản phẩm ngay tại địa phương sẽ làm giảm giá thành sản xuất, bảo quản sản phẩm được lâu, tiêu thụ được nhiều thị trường,… từ đó làm tăng giá trị và hiệu quả cho tất cả các tác nhân trong các chuỗi giá trị nông sản..

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển kinh tế trang trại tại huyện ninh giang, tỉnh hải dương (Trang 97 - 99)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)