Kinh nghiệm quản lý tài chính bệnh viện ở nước ta

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 44 - 47)

Viện Chiến lược và Chính sách y tế và Vụ Kế hoạch Tài chính Bộ Y tế

Việt Nam đã tiến hành một khảo sát với mẫu 18 bệnh viện công, trong đó có 3

đơn vị thực hiện tự chủ theo hình thức tự đảm bảo toàn bộ chi phí hoạt động

chi phí hoạt động thường xuyên và 1 bệnh viện thực hiện tự chủ nhưng dựa hoàn

toàn vào ngân sách nhà nước. Nghiên cứu đã cố gắng chỉ ra sự thay đổi về kết

quả hoạt động sau khi được trao quyền tự chủ theo Nghị định 43 và có sử dụng

các số liệu sẵn có về kết quả hoạt động trước và sau khi thực hiện Nghị định 43 (so sánh giữa 2 năm 2006 và 2010).

Kết quả khảo sát cho thấy những thay đổi tích cực kể từ khi thực hiện Nghị định 43 bao gồm:

Tổng nguồn thu (bao gồm nguồn thu từ ngân sách, BHYT, viện phí, và nguồn dịch vụ) của các bệnh viện các tuyến tăng nhanh qua các năm từ khi thực hiện tự chủ (nguồn thu năm 2015 so với năm 2010 tại BV thực hiện tự chủ toàn

phần tăng 1,8 lần, tại BVTW tăng gần 3 lần; BV tuyến tỉnh tăng 2,9 lần; BV

tuyến huyện tăng 2.5 lần) mặc dù tỷ trọng nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp cho hoạt động thường xuyên giảm ở tất cả bệnh viện các tuyến (giảm 2,7 lần ở BV tự chủ toàn phần; giảm 2,5 lần ở BV tuyến TW; giảm 1,3 lần ở BV tuyến tỉnh và huyện);

Vốn đầu tư vào bệnh viện tăng lên, nhất là trang thiết bị y tế;

Mở rộng các loại hình dịch vụ khám chữa bệnh và tăng công suất sử dụng bệnh viện (so năm 2015 so với năm 2010: tăng 25% tại các BV tự chủ toàn phần, 17% tại BVTW, 14% tại BV tuyến tỉnh, 16% tại tuyến huyện). Số lượt khám bệnh và nhập viện ở hầu hết cácbệnh viện các tuyến tăng (mức chênh lệch về tổng số lượt khám bệnh của năm 2015 và 2010 là từ 1,3-1,5 lần; mức chênh về tổng sốlượt nhập viện là từ 1,2-1,4 lần; tổng số phẫu thuật được thực hiện tại các BV tuyến tỉnh và huyện tăng 1,5-2 lần) (Diệp Sơn, 2015).

Thu nhập của cán bộ y tế bệnh viện công đã tăng lên đáng kể: nếu so sánh thu nhập tăng thêm bình quân với mức lương hàng tháng thì thấy thu nhập tăng thêm bình quân/1 CB biên chếcao hơn mức chi lương hàng tháng ở hầu hết các BV: ở các BV tự chủ toàn phần cao gấp 2,3 lần so với lương; tuyến TW cao gấp 1,3 lần; tuyến tỉnh cao hơn gấp khoảng 1,4 lần và tuyến huyện thu nhập tăng thêm bình quân/1 CB biên chế bằng 0,5 lần lương;

Nếu so sánh thu nhập tăng thêm giữa các năm của từng lọai bệnh viện thì thấy thu nhập tăng thêm của năm 2015 tăng một cách rõ rệt so với năm

2010, tuy nhiên tăng không nhiều ở các BV tự chủ toàn phần (chỉ tăng 1,2

lần); tăng 1,7 lần ở BV tuyến TW; tăng gấp 3 lần ở các BV tuyến tỉnh, tăng

Thông tin định tính cho thấy lãnh đạo bệnh viện đã chỉ đạo việc giảm chi phí và sử dụng hiệu quả hơn các nguồn lực con người, ví dụnhư hợp đồng thuê ngoài thực hiện một số chức năng không trực tiếp liên quan đến khám chữa bệnh, sử dụng nhiều nhân viên hợp đồng hơn và sắp xếp lại tổ chức các khoa phòng.

Tuy nhiên, khảo sát cũng cho thấy rằng những thay đổi tích cực này đã không diễn ra một cách đồng đều giữa các bệnh viện: bệnh viện trung ương và bệnh viện ở các thành phố lớn được hưởng lợi từ Nghị định 43 nhiều hơn vì họ có

khả năng thu hút được nhiều bệnh nhân có khả năngchi trả cho các dịch vụ kỹ

thuật cao và có khảnăng huy động vốn đầu tư từ nguồn “xã hội hóa” dễdàng hơn (Diệp Sơn, 2015).

Phân tích các kết quả khảo sát đã chỉ ra một số tác động không mong muốn của việc thực hiện tự chủ bệnh viện:

Có bằng chứng cho thấy hiệu quả hoạt động có thể bị giảm đi, thể hiện ở chỉ số

thời gian điều trịtrung bình có xu hướng tăng (so sánh năm 2016 và 2010, BV tuyến

TW: 9,4 ngày lên 10,1 ngày; BV tuyến tỉnh tăng từ 6,8 ngày lên 7,4 ngày; BV tuyến

huyện tăng từ5,8 ngày lên 6 ngày; chi phí điều trị bảo hiểm y tếđã tăng lên 3 lần đối

với điều trị ngoại trú và 2,2 lần đối với điều trị nội trú). Điều này có thể phản ảnh

việc tăng đáng kể khả năng tiếp cận dịch vụ y tế của người dân nói chung cũng

như tăng tính sẵn có của dịch vụ y tế, tuy nhiên cũng cần phải đánh giá xem việc

sử dụng dịch vụ y tếtăng lên như vậy có hợp lý hay không) (Diệp Sơn, 2015).

Có bằng chứng cho thấy việc thực hiện tự chủ bệnh viện đã làm cho khoảng cách về sự khác biệt giữa BV các tuyến đặc biệt là tuyến tỉnh và tuyến huyện càng trở nên rõ rệt hơn. Bệnh viện tuyến Trung ương và tỉnh được hưởng nhiều lợi ích từ việc thực hiện tự chủ bệnh viện hơn so với BV tuyến huyện do có

ưu thếhơn về nguồn lực và khảnăng huy động nguồn lực, trong khi đó khảnăng

thực hiện tự chủ của bệnh viện tuyến huyện rất hạn chế. Điều này làm cho tình trạng nhân sự di chuyển từ bệnh viện tuyến dưới lên tuyến trên, từ khu vực nông thôn lên thành thị trở nên trầm trọng hơn, dẫn tới tình trạng thiếu cán bộ y tế ở các khu vực nghèo, nông thôn.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có tình trạng tăng chỉ định sử dụng các XN và TTB kỹ thuật cao ở một số bệnh viện, tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được bằng chứng khoa học về góc độ lâm sàng là có tình trạng lạm dụng xét nghiệm và các TTB kỹ thuật cao hay không do chưa có công cụđánh giá phù hợp.

Có một số bằng chứng cho thấy rằng một số khía cạnh liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh đã bị giảm đi do tình trạng quá tải tăng lên, nhiều bệnh viện báo cáo tỷ lệ sử dụng giường bệnh trên 100%; tỷ lệ cán bộ y tế/giường bệnh

thấp hơn đáng kể so với chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc thiếu hướng dẫn điều

trị chuẩn đã khiến cho khảo sát khó có thể đưa ra đánh giá chính xác về chất lượng khám chữa bệnh và việc sử dụng dịch vụ hợp lý. Không có dữ liệu nào về sự hài lòng của bệnh nhân (Diệp Sơn, 2015).

Một số vấn đề liên quan đến việc triển khai thực hiện chính sách cũng đã

được nghiên cứu này chỉ ra và cần được giải quyết là:

Hầu hết lãnh đạo bệnh viện đều không được đào tạo bài bản về quản lý

bệnh viện;

Chỉ có 4 trong số 18 bệnh viện áp dụng hệ thống thông tin quản lý bệnh viện qua mạng. Hồsơ khám chữa bệnh và công tác mã hóa cần được cải thiện.

Công tác giám sát, kiểm tra và thực thi các quy định bệnh viện chưa được

thực hiện thường xuyên.

Các chính sách ban hành còn thiếu sự đồng bộ, gây khó khăn cho bệnh viện trong thực hiện chính sách tự chủ bệnh viện.

Kết quả nghiên cứu cho thấy có tình trạng tăng chỉ định sử dụng các XN và TTB kỹ thuật cao ở một số bệnh viện, tuy nhiên nghiên cứu chưa đưa ra được bằng chứng khoa học về góc độ lâm sàng là có tình trạng lạm dụng xét nghiệm và các TTB kỹ thuật cao hay không do chưa có công cụđánh giá phù hợp.

Có một số bằng chứng cho thấy rằng một số khía cạnh liên quan đến chất lượng khám chữa bệnh đã bị giảm đi do tình trạng quá tải tăng lên, nhiều bệnh viện báo cáo tỷ lệ sử dụng giường bệnh trên 100%; tỷ lệ cán bộ y tế/giường bệnh

thấp hơn đáng kể so với chuẩn của Bộ Y tế. Tuy nhiên, việc thiếu hướng dẫn điều

trị chuẩn đã khiến cho khảo sát khó có thể đưa ra đánh giá chính xác về chất lượng khám chữa bệnh và việc sử dụng dịch vụ hợp lý. Không có dữ liệu nào về sự hài lòng của bệnh nhân (Diệp Sơn, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 44 - 47)