Định hướng và giải pháp tăng cường quản lý tài chính bệnh viện những

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 101 - 128)

CHÍNH BỆNH VIỆN NHỮNG NĂM TỚI

4.3.1. Định hướng

4.3.1.1. Định hướng phát triển chung của ngành y tế

Các định hướng của Nhà nước mà trực tiếp là Bộ Y tế vềđổi mới quản lý tài

chính bệnh viện công ởnước ta là:

trường, quản lý tài chính bệnh viện công ở nước ta phải chuyển từ mô hình tổ chức y tế thuần túy chuyên môn sang mô hình đơn vị sự nghiệp y tế có thu. Mục tiêu của quản lý tài chính bệnh viện công là sử dụng các nguồn lực cho việc thực hiện các hoạt động một cách công bằng và hiệu quả. Hướng tới hiệu quả là một đổi mới trong quản lý tài chính bệnh viện công. Để bảo đảm mục tiêu hiệu quả, bệnh viện cần: (i) xây dựng và thực hiện hệ thống định mức kinh tếkĩ thuật hợp lý; (ii) quản lý chặt chẽ các yếu tố đầu vào, chi phí và thu nhập; (iii) quản lý hướng tới kết quả cuối cùng.

Thứ hai, xóa bỏ cơ chế xin-cho trong đầu tư và cấp phát kinh phí. Thực hiện xã hội hóa các nguồn tài chính cho bệnh viện công.

- Các dự án, chương trình đầu tư phải qua đấu thầu theo quy định của pháp luật. Bệnh viện phải tự chịu trách nhiệm về tài chính, chủđộng cân đối thu- chi, tạo và huy động mọi nguồn lực để nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị cho bệnh viện và đáp ứng cơ bản nhu cầu hoạt động của bệnh viện, đồng thời cải

thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên trong bệnh viện.

- Thu hút các nguồn lực từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư cho bệnh

viện. Như vậy các nguồn tài chính cơ bản hình thành ngân sách của bệnh viện

công gồm:

+ NSNN cấp hàng năm;

+ Thu viện phí và bảo hiểm y tế do cơ quan Bảo hiểm Y tế thanh toán cho bệnh viện. Xu hướng cơ chế tài chính bệnh viện sẽ chủ yếu dựa vào nguồn thu này; + Thu từ viện trợ và các khoản quyên góp (nếu có);

+ Đóng góp vốn từ xã hội hóa các nguồn tài chính.

Các nguồn tài chính trên được lập kế hoạch cho từng năm trên cơ sở định

mức của Bộ Tài chính quy định, định mức do bệnh viện tự xây dựng đã được cơ

quan chủ quản duyệt, và dự báo về khảnăng thu.

Thứ ba, đưa canh tranh vào cung cấp dịch vụ y tế nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ và giảm gánh nặng cho NSNN trong điều kiện nguồn lực của Nhà

nước đầu tư cho bệnh viện còn hạn chế.Như vậy không chỉ các bệnh viện tư, mà

cả các bệnh viện công cũng phải cạnh tranh nhau thông qua việc cung cấp dịch vụ y tế với giá cả hợp lý, chất lượng bảo đảm và thái độ phục vụ tốt, đồng thời phát triển các hình thức dịch vụ chăm sóc sức khỏe để đáp ứng nhu cầu ngày

4.3.1.2. Định hướng phát triển của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì - Phát huy nội lực bệnh viện

Đây được coi là một trong những điều kiện tiên quyết thực hiện quản lý

tài chính theo cơ chế tự chủ. Bệnh viện Xây dựng Việt Trì là mội bệnh viện có

quy mô nhỏ, cơ sở vật chất còn hạn chế, đội ngũ chuyên gia, bác sĩ có tay nghề còn thiếu, vì vậy trước tiên, bệnh viện cần có kế hoạch huy động các nguồn tài chính kể cả nguồn đóng góp vốn của cán bộ nhân viên bệnh viện, nhằm tăng các

nguồn thu. Đồng thời sử dụng có hiệu quả các nguồn thu, tập trung cho đầu tư để

tăng quy mô và chất lượng bệnh viện, chống lãng phí.

Bệnh viện cần quan tâm phát triển nguồn nhân lực sẵn có của mình, tránh gây lãng phí, chảy máu “chất xám”. Bên cạnh đó, cần phải đào tạo đội ngũ lao động hiện có nhằm nâng cao chất lượng và tay nghề của họ. Tiếp đến, có chính

sách đãi ngộ cao để thu hút những lao động giỏi, các bác sĩ trẻ có nhiều tiềm

năng, có nhu cầu phục vụ bệnh viện lâu dài, sử dụng được đội ngũ chuyên gia có

kinh nghiệm và trình độ chuyên môn cao.

- Xã hội hóa các nguồn tài chính theo chủtrương chung của Nhà nước và chính quyền tỉnh

Ngoài nguồn từ NSNN cấp, Bệnh viện có thể sử dụng các biện pháp huy động nguồn vốn đóng góp của nhân dân dưới hình thức góp vốn cùng đầu tư, liên doanh liên kết hay thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Bên cạnh đó, có thể phát huy ngay nguồn tài chính tại bệnh viện, kêu gọi CBCNVC tham gia đóng góp vốn

đầu tư vào bệnh viện.

- Xây dựng bệnh viện theo định hướng phục vụ “khách hàng”

Đó là xây dựng bệnh viện theo hướng đáp ứng yêu cầu thiết thực của cộng

đồng, đồng thời thực thi công bằng y tế. Người bệnh được đối xử như khách

hàng. Khách hàng của bệnh viện chính là những người có nhu cầu khám, chữa bệnh; các nhu cầu này rất đa dạng và bệnh viện cần thỏa mãn một cách hợp lý các nhu cầu đa dạng của khách hàng thay vì buộc khách hàng theo mình.

- Mở rộng hợp tác quốc tế trên các lĩnh vực chuyên môn và tài chính

Bệnh viện cần mở rộng hợp tác quốc tếtrên lĩnh vực chuyên môn, như: cử cán bộ đi đào tạo nước ngoài hoặc các cơ sở khác; mời các bác sĩ có uy tín về hướng dẫn, giảng dạy cũng như truyền đạt lại kinh nghiệm nhằm tăng khả năng học hỏi của các CBCNVC trong bệnh viện; liên kết với các tổ chức nước ngoài

cũng như các bệnh viện trong nước để thu hút nguồn tài chính và học hỏi kinh nghiệm của họ trong quản lý tài chính bệnh viện.

4.3.1.3. Mục tiêu quản lý tài chính Bệnh viện Xây dựng Việt Trì

Là bệnh viện công, quản lý tài chính Bệnh viện Xây dựng Việt Trì phải

nhằm thực hiện được các mục tiêu sau:

- Sử dụng, quản lý các nguồn kinh phí NSNN cấp và các nguồn được coi

là NSNN cấp như viện phí, bảo hiểm y tế, viện trợ,.. theo đúng chế độ, định mức quy định của Nhà nước.

- Tăng nguồn thu hợp pháp, cân đối thu chi, sử dụng các khoản chi có hiệu

quả, chống lãng phí, thực hành tiết kiệm.

- Thực hiện chính sách ưu đãi và đảm bảo công bằng về khám, chữa bệnh

cho các đối tượng ưu đãi xã hội và người nghèo.

- Hạch toán chi phí khám chữa bệnh; nâng cao đời sống cho cán bộ công

nhân viên bệnh viện.

4.3.2. Giải pháp

4.3.2.1. Nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán thu chi

Việc lập dự toán cần phải bám sát phương hướng nhiệm vụ chung, kế hoạch công tác với mục tiêu cụ thể, khả năng huy động các nguồn tài chính, chế độ chính sách, quy chế chi tiêu và khả năng tổ chức quản lý cũng như kết quả thực hiện của năm trước.

Để nâng cao hiệu quả công tác lập dự toán, trước hết cần tiến hành nghiên cứu vào dự báo môi trường bên ngoài cũng như bên trong để có thể có được các thông tin chính xác giúp cho việc xác định đúng nguồn thu từ đó có sự phân bổ chi tiêu hợp lý nhằm tạo điều kiện hoàn thành nhiệm vụ chính trị được giao và khuyến khích CBCNV an tâm công tác, gắn bó lâu dài với bệnh viện.

Thứ nhất, đổi mới phương pháp lập dự toán: hiện nay, Bệnh viện hằng năm chỉ lập dự toán thu chi NSNN và lồng ghép tất cả các công tác khác trong cùng một dự toán thu chi. Dự toán này được lập theo phương pháp dựa trên cơ sở quá khứ. Do đó các dự án về huy động và sử dụng nguồn vốn xã hội hóa chưa được coi trọng. Bệnh viện nên nghiên cứu và vận dụng phương pháp lập dự toán không dựa trên cơ sở quá khứ cho các công tác xã hội hóa ngoài NSNN. Bằng việc ác định rõ các khoản thu và các nội dung chi cho từng công tác cụ thể sẽ cung cấp

thông tin rõ ràng, đầy đủ, minh bạch về hiệu quả của đề án đó.

Thứ hai, Nâng cao trình độ, nhận thức quản lý của cán bộ quản lý tài chính của bệnh viện

Bảng 4.22. Dự toán thu chi tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2018-2020

Đơn vị tính: Triệu đồng

Dự toán thu chi 2018 2019 2020

1. Dự toán thu 41.640 46.310 50.620 - NSNN 20.160 21.910 23.000 - Thu từ viện phí, BHYT 15.370 17.180 19.320 - Thu khác 6.110 7.220 8.300 2. Dự toán chi 40.000 45.110 48.880 - Chi TX và không TX 33.900 37.900 40.680 - Chi đầu tư xây dựng cơ bản 6.100 7.210 8.200 Nguồn: Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (2017)

Trong bối cảnh đổi mới cơ chế quản lý tài chính, cán bộ quản lý tài chính của Bệnh viện có vai trò, vị trí khá quan trọng. Là những người đưa ra ý kiến, quyết sách quan trọng trong việc lập dự toán thu chi của Bệnh viện. Nên để công tác lập dự toán phù hợp, đúng với yêu cầu thực tế thì các cán bộ quản lý tài chính phải nắm bắt, trau dồi, hoàn thiện những kiến thức về quản lý tài chính, về các cơ chế, chính sách tài chính mới của Nhà nước để sớm triển khai áp dụng linh hoạt, đảm bảo phát huy tính thời điểm của các chính sách, chếđộ mới. Điều đó đòi hỏi Ban quản lý bệnh viện cũng như phòng tài chính kế toán cần phải có các cán bộ có năng lực tập hợp, có khả năng tổ chức, gương mẫu nắm bắt nhanh nhạy các chếđộ, chính sách mới và hướng thực tiễn công tác cụ thể của Bệnh viện.

4.3.2.2. Nâng cao hiệu quả công tác tổ chức thực hiện dự toán thu chi

a. Giải pháp khai thác nguồn tài chính

Mục tiêu của giải pháp này là xác định các nguồn thu (dự kiến) nhằm tăng cường các khoản thu; và có kế hoạch chi tiêu hợp lý, chi đúng mục đích và hiệu quả. Để hoàn thiện công tác lập kế hoạch tài chính, trước hết cần tiến hành hoạt động nghiên cứu và dựbáo môi trường bên ngoài cũng như bên trong để có được các thông tin sau:

toán của các năm trước;

Các tác động của môi trường đến hoạt động tài chính và các quy định của

Nhà nước về phân bổ các nguồn tài chính của bệnh viện;

Các chỉ tiêu của năm kế hoạch về biên chế, giường bệnh, được cơ quan chủ quản phân bổ; số liệu về viện trợnăm kế hoạch về thuốc, vật tư và nhiệm vụ

mới được giao.

Từđó, Bệnh viện Xây dựng Việt Trì thực hiện các giải pháp sau:

- Tăng cường nguồn ngân sách Nhà nước

Mặc dù kinh phí thường xuyên do NSNN cấp hàng năm tăng chậm và

ngày càng có tỷ trọng giảm trong tổng nguồn kinh phí của bệnh viện song đây là

nguồn kinh phí tương đối ổn định. Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn

kinh phí chủ đạo cho Bệnh viện Xây dựng Việt Trì. Bởi ngoài kinh phí thường

xuyên, NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho Bệnh viện thông qua các Dự án

đầu tư XDCB và các chương trình mục tiêu quốc gia.

Bệnh viện cần tranh thủ tối đa sựgiúp đỡ của Tỉnh, Sở Y tế và các ngành

hữu quan để tạo môi trường thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân

sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng năm cũng như quản lý

Dựán đầu tư để đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

Có thể nói nguồn NSNN hiện vẫn là nguồn kinh phí chủ đạo cho các bệnh viện công. Bởi ngoài kinh phí thường xuyên, NSNN còn đầu tư với khối lượng lớn cho Bệnh viện dưới các Dự án đầu tư XDCB các khoản kinh phí không thườngxuyên.

Bệnh viện cần phát huy thế mạnh bệnh viện tỉnh trên cơ sở tiêu chí phát triển của Bệnh viện và chủ trương đầu tư trọng điểm của Nhà nước. Tranh thủ sự giúp đỡ của các bộ ngành hữu quan tạo môi trường thuận lợi cho Bệnh viện khai thác tối đa nguồn ngân sách, trên cơ sở thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ hàng

năm cũng như việc quản lý dự án đầu tưđể đẩy nhanh tiến độ giải ngân.

- Tăng cường huy động sựđóng góp của nhân dân và xã hội

Đóng góp của người dân là phí, viện phí và BHYT. Đây hiện đang là

nguồn thu chủ yếu bổ sung kinh phí cho hoạt động chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độtăng trưởng mạnh. Bệnh viện cần duy trì tốc độ tăng trưởng này. Nhằm huy động tối đa sựđóng góp cuả nhân dân, Bệnh viện sẽ triển khai các giải pháp sau:

PR là một giải pháp marketing nhằm giúp xã hội và người dân hiểu rõ bệnh viện, đặt niềm tin nơi bệnh viện và từ đó họ sẵn sàng góp vốn đầu tư để

nhận được lợi ích từ phần vốn góp đó. PR cũng cung cấp thông tin cho bệnh

nhân và những đối tượng quan tâm đến dịch vụchăm sóc sức khỏe về khả năng

giúp đỡ y tế của Bệnh viện. Vì vậy đây là hoạt động có tính chất tạo điều kiện

cho sựđóng góp của nhân dân.

Bệnh viện cần xây dựng và duy trì mối quan hệ chặt chẽ với cộng đồng

dân cư và bệnh nhân thông qua các giải pháp cụ thể sau:

Thường xuyên tổ chức các cuộc điều tra, phỏng vấn để ngoài việc kháo sát tình hình bệnh tật còn tìm hiểu nguyện vọng, nhu cầu khám chữa bệnh của nhân dân, khảnăng chi trả tài chính cho dịch vụ y tế.

Thành lập hội đồng khách hàng làm nhiệm vụ tiếp nhận những phản hồi từ phía khách hàng.

Quảng cáo và mở rộng các hình thức cung cấp dịch vụ: KCB tại nhà, KCB theo yêu cầu...

- Tăng cường huy động thông qua đóng phí và BHYT

Đóng góp của nhân dân thể hiện dưới hình thức viện phí và BHYT. Đây hiện đang là nguồn chủ yếu bổ sung kinh phí cho công tác chuyên môn của Bệnh viện. Trong những năm qua, nguồn thu này có tốc độ tăng trưởng mạnh. Vấn đề đặt ra là cần thu đúng, thu đủ. Đây là điều kiện thiết yếu và là yếu tố để tăng nguồn vốn quan trọng này nhưng vẫn đảm bảo được công bằng y tế. Đó là:

- Thu đúng theo quy định của Nhà nước. Thực hiện thu từng mục đặc biệt là là thuốc và chuẩn đoán hình ảnh, xét nghiệm. Riêng đối với giá chi phí cho hình thức tự nguyện cần hạch toán đủ trong phẫu thuật, xét nghiệm và chuẩn đoán hình ảnh.

- Thu đủ: Ngoài việc thu đúng theo quy định của Nhà nước, các bệnh viện cần thu phí có chọn lọc. Thu đủ còn bao gồm việc thu vào kinh phí bệnh viện chứ không phải thu vào túi của một số cá nhân.

Trong điều kiện giá viện phí không được quá cao để đảm bảo công bằng xã hội trong chăm sóc sức khỏe, các cơ sở y tế có thể cung cấp các dịch vụ đa dạng với nhiều mức giá khác nhau. Thay cho việc thu viện phí theo mức giá chung như hiện nay đối với tất cả các đối tượng đến khám chữa bệnh, các cơ sở y tế có thể áp dụng mức giá cao đối với những người tham gia bảo hiểm thương

mại hoặc những người muốn khám chữa bệnh theo yêu cầu. Muốn đạt được mục tiêu trên, bệnh viện cần phải:

Thứ nhất, thực hiện thu tại chỗ tạo thuận lợi cho bệnh nhân. Bệnh nhân dù nằm ở bất cứ khoa nào, sử dụng bất cứ dịch vụ nào đều có thể nộp tiền ở nơi mà mình thấy thuận tiện nhất. Đặc biệt trong việc thu khám và xét nghiệm, cần sắp xếp, bố trí lại hệ thống tổ chức một cách hợp lý đảm bảo nhanh chóng, thuận tiện cho bệnh nhân. Chẳng hạn: Tất cả các bệnh nhân đến khám chữa bệnh ( trừ các trường hợp cấp cứu thì đến thẳng phòng cấp cứu) được tiếp đón tại “Phòng tiếp đón”. Tại đây, các bác sỹ, y tế sẽ tiếp bệnh nhân, hỏi thăm về yêu cầu khám chữa bệnh, tình trạng bệnh tật… Khi đã hiểu và nắm được nhu cầu, nguyện vọng cũng như tình trạng sức khỏe của bệnh nhân, các bác sỹ sẽ tư vẫn, chỉ dẫn bệnh nhân

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 101 - 128)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)