Giới thiệu khái quát về Bệnh viện Xây dựng Việt Trì

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 54 - 63)

3.1.2.1. Quá trình hình thành và phát triển

Bệnh viện Xây dựng Việt Trì là một trong những Bệnh viện của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng Quyết định thành lập theo Quyết định số2331/QĐ- TCCB ngày 03/10/1985 với tên gọi ban đầu là Bệnh viện Tổng công ty Xây dựng Vĩnh Phú Hoàng Liên Sơn trực thuốc Tổng Công ty xây dựng Vĩnh Phú Hoàng

Liên Sơn, trụ sởđóng tại Tàng Loỏng - Huyện bảo Thắng - Tỉnh Lào Cai.

Sau 10 năm phục vụ Cán bộ công nhân viên chức lao động ngành Xây dựng

tham gia xây dựng nhà máy tuyển quặng Apatit Lào Cai và dân cư, năm 1995 Bệnh viện được Bộ trưởng Bộ Xây dựng quyết định chuyển trụ sở về phố Long châu Sa - Phường ThọSơn - Thành phố Việt Trì - Tỉnh Phú Thọ theo Quyết định số 1583/HC ngày 09/9/1995 của chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Vĩnh Phú.

Tháng 10 năm 1998 Bệnh viện được điều chuyển về trực thuộc Bộ Xây

dựng và đổi tên là Bệnh viện Xây dựng Việt Trì theo Quyết định số 901/QĐ- BXD ngày 29/9/1998 của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về chức năng, quyền hạn, nhiệm vụ của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì.

Trải qua hơn 30 năm trưởng thành và phát triển Bệnh viện Xây dựng Việt Trì hoạt động như một Bệnh viện đa khoa hạng III. Đến tháng 8 năm 2011 Bệnh

viện được xếp hạng II theo Quyết định số725/QĐ-BXD ngày 19/7/2011 của Bộ

trưởng Bộ Xây dựng.

3.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ và cơ cấu tổ chức

Với chức năng nhiệm vụ là tiếp nhận tất cả các trường hợp người bệnh từ

ngoài vào hoặc các trạm y tế khác chuyển đến để cấp cứu, khám chữa bệnh nội trú, ngoại trú. Ngoài ra Bệnh viện Xây dựng Việt Trì còn tổ chức khám sức khỏe và chứng nhận sức khỏe theo quy định của Nhà nước.

Bệnh viện Xây dựng Việt Trì có 300 giường trong đó có 200 giường ngân

sách nhà nước cấp, 100 giường bệnh tự trang trải. Bệnh viện có 18 khoa phòng

Sơ đồ 3.1. Sơ đồ cơ cấu tổ chức Bệnh viện Xây dựng Việt Trì Nguồn: Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (2017) GIÁM ĐỐC PGĐ HÀNH CHÍNH PGĐ CHUYÊN MÔN PHÒNG TỔ CHỨC HÀNH CHÍNH PHÒNG KHTH PHÒNG ĐIỀU DƯỠNG PHÒNG TCKT Khoa Nhi Khoa Sản Khoa CĐHA Khoa Truyền nhiễm

Khoa Nội Khoa Khám bệnh

Khoa CNK

Khoa Điều Dưỡng Khoa Mắt Khoa Dược Khoa Vật lý trị liệu Khoa Ngoại Khoa Xét nghiệm Khoa Cấp cứu

Các phòng chức năng:

- Phòng Kế hoạch - Tổng hợp: là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo quản

lý trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và trịu trách nhiệm trước giám đốc về kế hoạch hoạt động của các khoa, phòng và bệnh viện. Chủ động mọi việc lập kế hoạch cũng như triển khai kiểm tra giám sát kế hoạch đã triển khai. Lên kế hoạch

hàng tháng, hàng tuần dưới sự lãnh, chỉ đạo của giám đốc bệnh viện; đôn đốc

kiểm tra việc thực hiện quy chế bệnh viện; tổ chức công tác nghiệp vụ chuyên

môn bệnh viện, lập kế hoạch khám chữa bệnh, ứng phó với các thảm họa thiên tai cũng như phòng chống dịch bệnh trên địa bàn tòa huyện. Thực hiện báo cáo

định kỳ theo những biểu mẫu, quy định của ngành, chịu trách nhiệm trước giám

đốc bệnh viện về sự trung thực trong công việc.

- Phòng Điều dưỡng: Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về tổ chức, điều hành và giám sát công tác chăm sóc người bệnh toàn diện. Hướngdẫn, học tập, thực hành đối với cán bộ điều dưỡng về chuyên môn, quy tắc nghệ thuật ứng sử trong khi giao tiếp với người bệnh.

- Phòng Hành chính tổ chức: Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp

của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ công tác hành chính quản trị, công tác tổ chức cán bộ, công tác bảo vệc chính trị nội bộ của bệnh viện. Là phòng chức năng quan trọng để tham mưu cho giám đốc bố trí nhân lực theo đúng với tâm tư nguyện vọng cũng như sở trường của từng cán bộ trong toàn bệnh viện. Phát huy thế mạnh nội lực của mỗi thành viên, đây là khâu quan trọng, then chốt

để hình thành khối đại đoàn kết toàn đợn vị tạo nên sức mạnh toàndiện.

- Phòng Tài chính Kế toán: Là phòng nghiệp vụ chịu sự lãnh đạo trực tiếp

của Giám đốc bệnh viện và chịu trách nhiệm trước giám đốc về toàn bộ hoạt

động tài chính kế toán của bệnh viện, tổ chức thực hiện việc thu, chi tài chính

trong bệnh viện theo đúng quy định. Quản lý thu là vấn đề sống còn của đơn vị

do vậy cần thúc đẩy các nguồn thu và mở rộng nguồn thu cho bệnh viện là nhu cầu bức thiết trong giai đoan hiện nay nhằm duy trì sự phát triển ổn định và bền vững cho tương lai.

- Các khoa:

+ Khoa khám bệnh là khoa lâm sàng có nhiệm vụ tổ chức và tiếp nhận

hiện công tác điều trị ngoại trú và hướng dẫn chăm sóc sức khoẻ ban đầu; tổ chức khám sức khoẻ định kì, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh truyền nhiễm; tổ chức dây chuyền khám sức khoẻ theo nhiệm vụ được giao; các trưởng khoa điều trị trong bệnh viện phải chịu trách nhiệm về chất lượng khám chuyên khoa, điều trị người bệnh ngoại trú tại khoa khám bệnh; cử cán bộ chuyên khoa có trình độ chuyên môn kĩ thuật thực hiện việc khám bệnh, chữa bệnh chuyên khoa, luân phiên 3 đến 6 tháng ra công tác tại khoa khám bệnh; khoa khám bệnh được bố trí một chiều theo quy định, có đủ thiết bị y tế và biên chế phục vụ theo phân hạng của bệnh viện.

+ Khoa Hồi sức cấp cứu và Chống độc: Khoa hồi sức cấp cứu là khoa

1âm sàng điều trị và chăm sóc tích cực những người bệnh nặng, có chức năng sống bị đe doạ cần phải hỗ trợ; giám đốc bệnh viện ưu tiên bố trí nhận lực, đào tạo chuyên khoa, đầu tư trang thiết bị và các điều kiện làm việc để đáp ứng công tác hồi sức cấp cứu; tổ chức dây chuyền cấp cứu, điều trị, chăm sóc tích cực người bệnh tại khoa và hỗ trợ chuyên môn cho hệ thống hồi sức cấp cứu tại các khoa trong bệnh viện hoặc tuyến dưới; các khoa trong bệnh viện phải sẵn sàng tiếp nhận người bệnh đã ổn định do khoa hồi sức cấp cứu chuyển đến.

+ Khoa Nội tổng hợp: Khoa nội là khoa lâm sàng, thực hiện các phương

pháp không phẫu thuật để chữa bệnh; trong khám bệnh, chữa bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, các kết quả xét nghiệm cận lâm sàng và kết hợp với các chuyên khoa. Khoa nội là khoa trọng điểm, có liên quan đến nhiều chuyên khoa trong bệnh viện; khoa phải được bố trí ở trung tâm bệnh viện, thuận tiện cho công tác hồi sức cấp cứu người bệnh, làm các xét nghiệm cận lâm sàng. Bên cạnh việc thực hiện hoạt động chuyên môn, đội ngũ y bác sỹ trong khoa còn tham gia đào tạo, nghiên cứu khoa học và chỉ đạo tuyến dưới.

+ Khoa truyền nhiễm : là khoa tiếp nhận những bệnh có tính chất lây truyền, thông thường có tính chất theo mùa tạo thành ổ dịch bệnh. Tuy nhiên cần phải khống chế tối đa, không để sự lây truyền được tiếp diễn. Do vậy, cần có kế hoạch cụ thể để ứng phó với các tình huống có thể xảy ra. Khoa phải bảo đảm

các quy định về cách li, chống lây chéo, có buồng bệnh khép kín và cólối đi cho

người bệnh vào khoa điều trị không đi qua các khoa khác; có đủ các điều kiện và phương tiện khử khuẩn đối với người bệnh và người tiếp xúc; chỉ đạo tuyến dưới và tham gia công tác phòng chống dịch tại cơ sở.

+ Khoa Nhi: là khoa tiếp nhận bệnh nhân là những người tuổi dưới 15. Đây là đối tượng nhạy cảm dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm. Do vậy, người thầy thuốc cần biết cách khai thác, có kỹ năng thăm khám để có những kết luận đúng đắn cho mỗi người bệnh, phát hiện kịp thời triệu chứng của những bệnh nguy hiểm. Trẻ em không phải là người lớn thu nhỏ nên việc tiếp xúc và thăm khám đối tượng này rất phức tạp đòi hỏi sự kiên nhẫn cao. Cần bảo đảm các điều kiện, phương tiện phục vụ khám bệnh phù hợp với lứa tuổi bệnh nhi, có tranh

ảnh, đồ chơi cho trẻ em ngồi chờ; có đầy đủ dụng cụ vệ sính sẵn sàng phục vụ

bệnh nhi tại chỗ. Trước tiên, mỗi thầy thuốc cần có lòng yêu nghề mến trẻ thì mới hoàn thành được công việc này.

+ Khoa Sản: là khoa lấm sàng có nhiệm vụ đỡ đẻ chăm sóc sức khỏe- trẻ sơ

sinh và khám bệnh, chữa bệnh phụ khoa; khoa được bố trí liên hoàn, hợp lý để đảm bảo công tác chuyên môn; trang thiết bị y tế phải đồng bộ, đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện; chỉ đạo tuyến dưới, đào tạo cán bộ chuyên khoa và tham gia tuyên truyền bảo vế sức khỏe bà mẹ và trẻ sơ sinh, dân số kế hoạch hóa gia đình.

+ Khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức năng có chức năng hỗ trợ

cho công tác chẩn đoán bệnh, có những cận lâm sàng là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán. Do vậy cơ sở hạ tầng của khoa phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và kiểm soát bức xạ; việc quản lý các thiết bị của khoa phải chặt chẽ, theo đúng quy chế quản lý và sử dụng vật tư thiết bị y tế, việc sử dụng thiết bị phải đạt hiệu quả cao; cần

thiết phải đảm bảo tính trung thực khách quan là cơ sỏ cho bác sĩ lâm sàng có

những kết luận đúng đắn, chính xác, khoa học. Sự phát triển của khoa Chẩn đoán hình ảnh và thăm dò chức phản ánh sự phát triển của bệnh viện.

+ Khoa Chống nhiễm khuẩn có trách nhiệm chỉ đạo việc thực hiện quy

chế chống nhiễm khuẩn bệnh viện. Hoạt động của khoa mới được chú trọng trong thời gian gần đây nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm môi trường do chất thải nguy hại y tế gây ra. Ô nhiễm môi trường đang là vấn cấp thiết đối với không chỉ riêng ngành y tế. Do vậy, cần có một định hướng đúng đắn và tuân thủ nghiêm ngặt những quy định về phân loại rác thải và xử lý rác thải y tế.

+ Khoa Dược có nhiệm vụ lập kế hoạch, cung cấp và đảm bảo số lượng,

chất lượng thuốc thông thường và thuốc chuyên khoa và vật tư cho việc thực hiện khám chữa bệnh. Đội ngũ y bác sỹ cảu khoa cần thực hiện nghiêm chỉnh nội quy, quy định của quản lý thuốc do cục quản lý Dược quy định; . liên hệ chặt chẽ với

hội đồng thuốc để tiếp cận, cập nhật những thông tin mới và nhu cầu thuốc của bệnh viện. Trong thời gian tới, khoa dược cùng các khoa, phòng trong bệnh viện kết hợp với nhau khắc phục những tồn tại liên quan tới vấn đề thuốc và vật tư; tránh xảy ra tình trạng tiêu hủy thuốc do hết hạn và kém chất lượng.

+ Khoa Dinh dưỡng là khoa thuộc lĩnh vực chăm sóc người bệnh. Nhu cầu

ăn uống của người bệnh là rất cấp thiết, nhằm góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả trong công tác chữa bệnh. Khoa có nhiệm vụ tổ chức thực hiện phục vụ ăn uống cho người bệnh phải đảm bảo về số lượng, chất lượng, an toàn vệ sinh

thực phẩm và phù hợp vớitình trạng bệnh lý.

+ Khoa Vật lý trị liệu và Đông y: là khoa thực hiện kết hợp y học cổ

truyền và y học hiện đại trong khám bệnh, chữa bệnh ngoại trú, nội trú và Đông dược; ứng dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật về y học cổ truyền trong điều trị

và nghiên cứu khoa học. Vì vậy, các bác sỹ y học cổ truyền cần phải biết sử dụng

các kết quả cận lâm sàng của y học hiện đại để chuấn đoán, điều trị và theo dõi. Lương y ở khoa được khám bệnh, kê đơn và điều trị bằng y học cổ truyền và có

trách nhiệm thực hiện đúng những quy định về y đức. Khoa y học cổ truyền là

khoa hướng về cộng đồng, sử dụng thuốc và các phương pháp xoa bóp, bấm huyệt, tập luyện dưỡng sinh trong chăm sóc sức khỏe cho người bệnh được đông

đảo bệnh nhân tin tưởng, tới khám và điều trị thường xuyên.

+ Khoa Ngoại chấn thương và Ngoại tổng hợp: là khoa lâm sàng thực hiện

khám bệnh, chữa bệnh chủ yếu bằng các thủ thuật và phẫu thuật. Khoa ngoại được bố trí liên hoàn, thuận tiện cho công tác phẫu thuật, chăm sóc và vận

chuyển người bệnh. Các phương tiện, dụng cụ y tế trong khoa phải đồng bộ, có

chất lượng tốt, bảo đảm yêu cầu vô khuẩn. Giống như khoa Hồi sức cấp cứu, Khoa ngoại chấn thương tại bệnh viện luôn thường trực sẵn sàng cấp cứu người bệnh khi gặp tai nạn một cách khẩn trương, kịp thời.

+ Khoa Mắt, khoa Răng hàm mặt và khoa Tai Mũi Họng: là khoa lâm sàng thực hiện khám bệnh, chữa bệnh bằng phương pháp nội khoa và ngoại khoa. Khoa được bố trí liên hoàn, hợp lý, thuận tiện cho công tác khám bệnh, chữa bệnh và vận chuyển người bệnh; trang thiết bị y tế tại khoa phải đồng bộ, đúng chuyên khoa theo phân hạng bệnh viện. Cán bộ, viên chức làm việc tại khoa đòi hỏi không chỉ có trình độ chuyên môn sâu mà phải có kiến thức nhất định về

Bảng 3.1. Đội ngũ nhân lực của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì

tính đến 31/12/2017

Đơn vị: Người

Phân loại nhân lực Biên chế (1) Hợp đồng (2) Tổng số (1+2) a. Tổng số Y: 18 5 23 - Thạc sĩ 3 3 - Chuyên khoa II 1 1 - Chuyên khoa I 5 1 6 - Bác sĩ 5 1 6 - Y sĩ làm công tác điều trị 4 3 7 b. Tổng số Dược 5 5 10 - Thạc sĩ 1 1 - Chuyên khoa II 1 1 - Chuyên khoa I - Dược sĩ Đại học 1 1 2 - DS Trung học 2 4 6 c. Tổng số Điều dưỡng 24 17 41 - Cao đẳng 1 1 2 - Trung học 21 16 37 - Sơ học 2 2 d. Tổng số nữ hộ sinh 9 4 13 - Trung học 9 4 13 - Sơ học e. Tổng số Kỹ thuật viên Y 5 5 - Trung học 5 5 - Sơ học f. Tổng số hộ lý/ Y công 5 8 13 - Do BV trực tiếp quản lí 5 8 13

- Do công ty vệ sinh quản lí

g. Tổng số các cán bộ khác 9 11 20 - Đại học 2 2 - Cao đẳng 1 1 2 - Trung học 4 6 10 - Sơ học 2 4 6 Tổng cộng 125 Nguồn: Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (2017)

+ Khoa Xét nghiệm: là cơ sở thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm về huyết học, hóa sinh, vi sinh, góp phần nâng cao chất lượng chuẩn đoán bệnh và theo dõi kết quả điều trị. Quá trình thực hiện xét nghiệm phải đảm bảo đúng quy trình,

an toàn cho các thành viên trong khoa và môi trường xung quanh. Khoa đóng vai

trò quan trọng, là cơ sở để bác sỹ các khoa, phòng chuẩn đoán tình trạng bệnh lý cho người bệnh nên được quan tâm đầu tư và phát triển về trang thiết bị và đội ngũ y bác sỹ làm công tác xét nghiệm.

Với chức năng Cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh, giải quyết các bệnh chuyên khoa thuộc khu vực. Đảm bảo công tác ứng cứu trong các tình huống cấp cứu khẩn cấp, thảm họa do thiên tai và tai nạn hàng loạt, đảm bảo và có phương án để đối phó trong những tình huống sấu nhất có thể xảy ra.

Căn cứ định hướng cơ bản, nhiệm vụ trọng tâm của ngành và chức năng, nhiệm vụ của một bệnh viện đa khoa hạng II, bệnh viện đề ra các mục tiêu phát

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 54 - 63)