3.1.1.1. Vị trí địa lý
Phú Thọ ở vị trí tiếp giáp giữa vùng Đông Bắc với vùng đồng bằng sông
Hồng và Tây Bắc, là trung tâm của tiểu vùng Tây- Đông Bắc, là 1 trong 14 trung
tâm vùng đã được Chính phủ quyết định. Phú Thọ trước đây được xếp vào khu vực miền núi trung du Bắc Bộ, nay được xếp vào khu vực Tây Bắc, phía Đông giáp với Hà Nội và tỉnh Vĩnh phúc, phía Nam giáp tỉnh Hoà Bình, phía Tây giáp các tỉnh Sơn La và Yên Bái, phía Bắc giáp tỉnh Tuyên Quang, là địa bàn mở gắn liền với sự phát triển của Thủ đô Hà Nội, theo định hướng xây dựng các thành phố vệ tinh (Cục Thống kê Phú Thọ, 2017).
Ngoài ra, với vị trí địa lý- lịch sử của mình, tỉnh Phú Thọ còn là đất đóng đô, dựng nghiệp của 18 đời vua Hùng Vương, xây dựng nên nhà nước có chủ
quyền đầu tiên của nước Việt Nam. Bởi vậy Nhà nước đã xếp thành phố Việt
Trì- thủ phủ của tỉnh là thành phố lễ hội về cội nguồn các dân Tộc Việt Nam,
tạo điều kiện rất thuận lợi cho phát triển kinh tế xã hội của tỉnh (Cục Thống kê
Phú Thọ, 2017).
3.1.1.2. Dân số và nguồn lực
Năm 2017 dân số tỉnh Phú Thọ có 1.381 nghìn người tăng 24,2 nghìn
người so với năm 2015. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên năm 2017 là 1,27%.
Sự phân bố dân cư ở Phú Thọ không đều giữa các vùng, các khu vực. Hầu
hết dân cư sinh sống ở địa bàn nông thôn, chiếm 80,4% năm 2017, dân số thành thị
chiếm 19,6%, thấp hơn nhiều so với trung bình của cả nước (trung bình cả nước là 31,7%). Điều đó cho thấy mức độ đô thị hoá, phát triển công nghiệp và dịch vụ ở Phú Thọ trong những năm qua còn thấp (Cục Thống kê Phú Thọ, 2017).
Dân số bình quân năm 2015 là 1,36 triệu người; đây là thị trường tiêu thụ
nông sản hàng hóa lớn của tỉnh; lực lượng lao động trong độ tuổi có khả năng lao
động là 840,4 nghìn người, chiếm 61,8% dân số, đang trong thời kỳ dân số trẻ.
Nguồn nhân lực của Phú Thọ khá dồi dào, lao động trong độ tuổi có khả
năng lao động của tỉnh năm 2017 là 890,8 nghìn người, chiếm 61,8% tổng dân số
Quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động theo ngành diễn ra tương đối nhanh. Tỷ trọng lao động hoạt động trong ngành nông, lâm, thuỷ sản giảm dần từ
63,45% năm 2015 xuống 58,38% năm 2017; tỷ lệ lao động trong ngành công
nghiệp - xây dựng tăng từ 19% lên 21,25%, trong ngành dịch vụ từ 17,54% lên
20,04%. Trong thời gian tới quá trình chuyển dịch cơ cấu lao động sẽ diễn ra với
cường độ nhanh hơn, phạm vi rộng hơn, tức là số lao động rút ra khỏi ngành nông lâm nghiệp, thuỷ sản sẽ ngày càng lớn. Do đó việc đào tạo nguồn nhân lực
trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn phải được quan tâm hơn (Cục Thống kê
Phú Thọ, 2017).
Về chất lượng nguồn nhân lực: Tỷ lệ lao động đang làm việc được đào tạo
năm 2017 là 23%. Tuy nhiên hầu hết số lao động đã qua đào tạo tập trung ở
thành phố, thị xã và các thị trấn huyện lỵvà các huyện đồng bằng (Cục Thống kê
Phú Thọ, 2017).
Với tình trạng nguồn nhân lực như hiện nay cần phải đầu tư hơn nữa vào
giáo dục và dạy nghề, đặc biệt là ở khu vực nông thôn để đáp ứng được yêu cầu của sản xuất, phục vụ công nghiệp hóa hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn.
3.1.1.3. Thuận lợi và khó khăn
* Thuận lợi
- Phú Thọ là tỉnh có vị trí địa lý trung tâm của vùng trung du miền núi phía
bắc, là cửa ngõ phía Tây của Thủ đô, đặc biệt là trên tuyến đường cao tốc Nội Bài -
Lào Cai nằm trên tuyến hành lang kinh tế Côn Minh - Hà Nội - Hải Phòng, đường
Hồ Chí Minh, với vị trí ngã ba sông, trên địa bàn tỉnh có nhiều tuyến giao thông huyết mạch của vùng chạy qua tạo cơ hội cho tỉnh trong thu hút đầu tư, ứng dụng
thành tựu khoa học kỹ thuật, giao lưu thông thương với bên ngoài đểđẩy mạnh phát
triển kinh tế - xã hội nói chung và phát triển Nông - Lâm - Thủy sản nói riêng.
- Đặc điểm địa hình đa dạng, có các vùng địa hình khác nhau (đồng bằng,
trung du miền núi); thời tiết khí hậu vừa có tính chất khí hậu nhiệt đới gió mùa. Do đó, Phú Thọ được chia thành nhiều tiểu vùng có điều kiện tự nhiên khác nhau, phù hợp với đặc điểm sinh trưởng của nhiều loại cây trồng, vật nuôi nhiệt đới, cận nhiệt đới, ôn đới... Tài nguyên đất đai phong phú. Đây là điều kiện thuận lợi cho phát triển nông nghiệp sản phẩm hàng hoá đa dạng, phong phú.
- Tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh ổn định, lại có chính sách khá thông
kiện thuận lợi cơ bản cho phát triển kinh tế.
- Phú Thọ là một trong những tỉnh có tiềm năng phát triển du lịch rất lớn,
do đó phát triển sản xuất nông nghiệp sinh thái, an toàn là một trong những điều kiện để thu hút khách du lịch đến địa bàn tỉnh và tiêu thụ nông sản, thực phẩm và
quảng bá sản phẩm.
- Hàng nông sản (chủ yếu là chè, bưởi) Phú Thọ trong những năm qua đã
tham gia thị trường trong nước và xuất khẩu.
* Khó khăn
- Tình hình thời tiết, khí hậungày càng khắc nghiệt, biến đổi bất thường ảnh
hưởng trực tiếp tới sản xuất nông nghiệp.
- Có sự chênh lệch lớn đầu tư giữa ngành nông nghiệp với các ngành kinh
tế khác, chưa tạo được sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, doanh nghiệp trong và ngoài nước. Tỷ lệ vốn đầu tư cho ngành nông nghiệp thấp trong tổng vốn thực hiện đầu tư toàn tỉnh; cơ cấu đầu tư không hợp lý, trong nông nghiệp tỷ trọng đầu tư cho chăn nuôi, thủy sản thấp.
- Phú Thọ hiện nay đang đứng trước xu thế đô thị hoá, công nghiệp hóa
mạnh, sự phát triển nhanh của quá trình đô thị hoá, công nghiệp hoá dẫn đến diện tích đất nông nghiệp ngày càng giảm.
- Kết cấu hạ tầng cơ sở phục vụ phát triển sản xuất nông nghiệp tuy đã được
đầu tư nâng cấp và xây dựng mới thường xuyên trong thời gian qua, song vẫn còn yếu kém nhất là các huyện vùng núi.
- Tỷ lệ lao động nông thôn chưa có việc làm, lao động chưa qua đào tạo còn
cao. Vấn đề giải quyết việc làm cho lao động nông thôn trở nên cấp bách.
- Nền kinh tế đang hội nhập mạnh với nền kinh tế khu vực và thế giới,
bên cạnh những thuận lợi và thời cơ lớn, thì sản phẩm nông nghiệp ngày
càng phải cạnh tranh gay gắt với các sản phẩm cùng loại ngay tại thị trường
tiêu dùng nội địa.
3.1.1.4. Tác động của yếu tố môi trường và quá trình đô thị hóa đến sức khỏe
nhân dân tỉnh Phú Thọ.
* Môi trường
Các nhà máy, công ty, xí nghiệp sản xuất lớn trên địa bàn tỉnh với công nghệ cũ kỹ, lạc hậu, hệ thống xử lý chất thải kém (các công ty trong các lĩnh vực
sản xuất giấy, hoá chất, vải, nhuộm, bột ngọt, bánh kẹo, rượu bia ...) tiếp tục mở rộng và gia tăng sản xuất.
Các cụm công nghiệp Thụy vân, Đồng lạng, Trung hà, Tử đà và một số
cụm làng nghề dần đi vào hoạt động với nhiều nhà máy, xí nghiệp song công tác đánh giá tác động môi trường chưa có nhiều kinh nghiệm; việc đầu tư hệ thống
xử lý chất thải còn manh mún; các TTB kỹ thuật cần thiết phục vụ công tác thanh
tra, kiểm tra trong lĩnh vực này còn thiếu, lực lượng còn mỏng.
Như vậy, nguy cơ ô nhiễm các nguồn nước sông Hồng, sông Lô, nguồn nước ngầm và môi trường sống nói chung trong các năm tới là rất cao.
* Quá trình đô thị hoá
Không gian nội thị thành phố Việt Trì sẽ được mở rộng; hình thành các khu đô thị mới, phát triển hệ thống đô thị vệ tinh, các thị trấn huyện lỵ của tỉnh. Nội thị Việt Trì được ưu tiên đầu tư nâng cấp đồng bộ hệ thống kết cấu hạ tầng để phù hợp với chức năng trung tâm kinh tế, chính trị của một tỉnh có kinh tế mở và trở thành đô thị loại I vào năm 2015. Thị xã Phú Thọ trở thành thành phố loại III, các thị trấn Thanh Sơn, thị trấn Thanh Ba trở thành các thị xã thuộc tỉnh. Các thị trấn, thị tứ và
các điểm dân cư nông thôn, các khu công nghiệp, cụm-điểm công nghiệp được phát
triển gắn với quá trình đô thị hoá và phát triển đô thị khu vực nông thôn.
Như vậy, tỷ lệ dân số thành thị sẽ tăng khá nhanh trong thời kỳ sau năm
2010 (tỷ lệ dân thành thị tăng ước khoảng 1%/năm), đến năm 2015 ước khoảng
23% dân số của tỉnh và đến năm 2020 ước khoảng 28% dân số của tỉnh (Cục
Thống kê Phú Thọ, 2017).
Tất cả các yếu tố về phát triển sản xuất công nghiệp và quá trình đô thị hoá ở trên sẽ làm gia tăng tỷ lệ mắc các bệnh, tật như bệnh đường hô hấp, bệnh về tai mũi họng, bệnh ngoài da, bệnh do stress, tim mạch, ung thư, béo phì, tai nạn thương tích ... và các bệnh có liên quan đến nghề nghiệp. Do đó cần đặt mục tiêu thực hiện quá trình "công nghiệp hoá sạch"; thể chế hoá việc đưa yếu tố môi trường vào quy trình quy hoạch, kế hoạch hoá sự phát triển ở mọi cấp; lồng ghép quy hoạch môi trường vào quy hoạch phát triển các ngành
kinh tế-xã hội trên địa bàn tỉnh. Năm 2010: trên 85% hộ dân được sử dụng
nước sạch sinh hoạt; trên 65% hộ dân có nhà tiêu hợpvệ sinh; 100% cơ sở sản
xuất mới áp dụng công nghệ sạch hoặc trang thiết bị giảm ô nhiễm, xử lý chất thải; trên 50% số huyện, thành, thị xử lý, chế biến được rác thải; 100% bệnh
viện được xử lý chất thải nguy hại. Đến năm 2016: đạt tỷ lệ trên 95% hộ dân
cư được dùng nước sạch sinh hoạt; trên 80% hộ dân có nhà tiêu hợp vệ sinh;
trên 80% số huyện, thành, thị xử lý, chế biến được rác thải(Cục Thống kê Phú
Thọ, 2017).