Trình độ phát triển kinh tế-xã hội tại địa phương

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 93 - 96)

Trình độ phát triển kinh tế, xã hội tại địa phương là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng tới nguồn thu trong công tác quản lý tài chính của Bệnh

viện. Hiện nay, việc áp dụng BHYT đối với hộ gia đình được áp dụng, thì việc

tham gia BHYT bắt buộc theo hộ gia đình một phần đã tăng số lượng người tham gia BHYT, đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho người dân được thanh toán các khoản chi phí theo quy định khi có nhu cầu khám chữa bệnh. Tuy nhiên, đối với một số chi phí không nằm trong danh mục thanh toán của BHYT thì điều kiện

kinh tế tại mỗi gia đình sẽ là nhân tố ảnh hưởng quyết định tới việc thanh toán chi phí cho các dịch vụ khám chữa bệnh của họ.

Khảnăng tiếp cận dịch vụ y tế, đa số dân trên địa bàn đến khám chữa bệnh

tại các bệnh viện đều có thuận lợi vềđịa lý để tiếp cận với dịch vụ y tế của bệnh viện cung cấp, tuy nhiên họ còn thiếu kiến thức về y tế và thu nhập chưa cao nên

ít có điều kiện chi trả cho việc sử dụng các dịch vụ y tế kỹ thuật cao. Bệnh nhân

tại bệnh viện thường là bệnh nhân nghèo nên việc chi trả cho việc sử dụng các dịch vụ y tế còn hạn chế.

Bảng 4.17. Đánh giá của người dân về khả năng thanh toán các chi phí trong khám chữa bệnh

Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=60)

Tỷ lệ (%)

1. Khả năng thanh toán các chi phí thông thường

trong khám chữa bệnh của gia đình 60 100,00

- Tốt 30 50,00

- Trung bình 20 33,33

- Kém 10 16,67

2. Khả năng tham gia các dịch vụ khám chữa bệnh

chất lượng cao, dịch vụ y tế kỹ thuật cao 60 100,00

- Tốt 10 16,67

- Trung bình 20 33,33

- Kém 30 50,00

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Qua bảng số liệu trên cho thấy, đại đa số người dân đều có thể tiếp cận được với các dịch vụ khám chữa bệnh thông thường của bệnh viện. Việc tham

gia BHYT đã giúp họ có khả năng thanh toán tốt hơn các chi phí khi có nhu cầu

khám chữa bệnh. Tuy nhiên đối với một số hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn, hộ nghèo thì việc thanh toán các khoản chi phí phát sinh trong một sốtrường hợp không nằm trong danh mục thanh toán của BHYT đã gây ra các khó khăn về khả

năng thanh toán của họ. Thực tế cho thấytình trạng không chữa bệnh ở người

nghèo phổ biến hơn so với các nhóm đối tượng khác. Lý do không chữa bệnh của người nghèo đều khá thống nhất là lý do khó khăn về tài chính chiếm hàng đầu. Người dân có thể không chữa bệnh như thấy bệnh chưa cần thiết phải chữa, hạn hẹp về thời gian, khó khăn về phương tiện... Tuy nhiên khác với các nhóm dân

khác, đối với người nghèo thì khó khăn về kinh tế là lý do chính không điều trị

khi mắc bệnh. Yếu tố tài chính cho ytế, trong đó bao gồm cả chi phí khám chữa

bệnh gián tiếp là một vấn đề lớn được đề cập tới khi nói về các yếu tố cản trở việc tiếp cận và sử dụng dịch vụ y tế của người nghèo.

Bảng 4.18. Đánh giá về sự hiểu biết của người dân khi có nhu cầu khám chữa bệnh

Mức độ đánh giá Số ý kiến (n=60) Tỷ lệ (%)

1. Sự hiểu biết của người dân về quyền lợi,

nghĩa vụ khi tới bệnh viện khám chữa bệnh 60 100,00

- Hiểu biết 22 36,67

- Bình thường 30 50,00

- Không hiểu biết 8 13,33

2. Sự hiểu biết của người dân về các quy định,

thủ tục khi tới bệnh viện khám chữa bệnh 60 100,00

- Am hiểu 20 33,33

- Bình thường 32 53,33

- Không am hiểu 8 13,33

Nguồn: Tổng hợp phiếu điều tra (2017)

Đối với khả năng tham gia các dịch vụ khám chữa bệnh chất lượng cao

(khám chữa bệnh theo yêu cầu) thì khả năng các hộ dân có thể thanh toán được

các khoản chi phí phát sinh khi sử dụng dịch vụ này chưa được đánh giá cao. Đại đa số các hộ gia đình có mức thu nhập đều ở mức trung bình và khá, do đó phải

đi khám chữa bệnh thì họ đều sử dụng dịch vụ khám chữa bệnh thông thường.

Mặt khác, một số gia đình có điều kiện kinh tế tốt, có mức thu nhập cao thì khi phải đi khám chữa bệnh họ đều lựa chọn tới các bệnh viên tuyến Trung ương để có chất lương dịch vụ tốt hơn hẳn, đảm bảo sự yên tâm hơn đối với gia đình người bệnh.

Trình độ dân trí, đặc biệt là các hiểu biết của người dân về quyền lợi và

nghĩa vụ khi tới khám chữa bệnh tại các bệnh viện của bản thân sẽ góp phần làm

tăng them sốlượt người dân tới khám tại các bệnh viện. Khi họ hiểu được quyền

lợi chính đáng của họ, thay vì việc ở nhà tự mua thuốc hoặc tới các thầy lang để

chữa bệnh, họ sẽ tới các cơ sở khám chữa bệnh có các trang thiết bị hiện đại để được cung cấp một dịch vụ khám chữa bệnh tốt hơn, khả năng điều trị bệnh tốt

Qua điều tra cho thấy, hiện nay việc hiểu biết về quyền lợi và nghĩa vụ khi tới khám chữa bệnh tại bệnh viện của người dân chưa được tốt, vẫn có nhiều ý

kiến đánh giá người dân chưa thực sự hiểu rõ quyền lợi và nghĩa, họ vẫn có tâm

lý e ngại khi tới bệnh viện khám chữa bệnh, chưa có thói quen đi kiểm tra sức

khỏe định kỳ mặc dù việc đi khám chữa bệnh thông thường, kiểm tra sức khỏe

định kỳ hầu hết nằm trong danh mục thanh toán của BHYT, người dân hầu như không phải thanh toán thêm bất cứ một khoản chi phí nào khác.

Cùng với đó, theo đánh giá chung sự hiểu biết của người dân về các quy

trình, quy định trong thủ tục khi tới khám chữa bệnh tại bệnh viện những năm

gần đây đã được cái thiện đáng kể. Tại các bệnh viện được chọn làm điểm nghiên

cứu đã chủ động bố trí nhân viên trực tại điểm nhận hồ sơ khám chữa bệnh để

hướng dẫn cho người dân khi có thắc mắc, đồng thời cũng bố trí các phòng

khám, các phòng ban chuyên môn phù hợp, có sơ đồ chỉ dẫn được đặt tại các nơi

dễ nhìn. Do đó một bộ phận không nhỏ người dân đã dần nắm được các bước

trong khi làm thủ tục, qua đó đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác quản

lý, đặc biệt là trong quản lý tài chính, hạn chế các tiêu cực trong quá trình khám

chữa bệnh và làm thủ tục thanh toán cho người bệnh. Tuy nhiên, đại đa số người

dân, đặc biệt là đối với nhóm người già khi tới bệnh viện làm các thủ tục khám

chữa bệnh như đăng ký, di chuyển đi khám bệnh vẫn hay bị nhầm lẫn, phải đi lại

nhiều lần mới tìm ra khu vực mình cần đến và đặc biệt là việc làm các thủ tục thanh toán ra viện luôn xuất hiện tình trạng thiếu các giấy tờ cần thiết theo quy định hoặc như việc “quên ký” vào các chứng từ thanh toán,... những vấn đề trên

đã làm tăng thêm thời gian xử lý công việc cho nhân viên bệnh viện cũng như áp

lực quá tải tại nhiều thời điểm tại các bệnh viện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 93 - 96)