Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 63)

3.2.1. Phương pháp thu thập thông tin

3.2.1.1. Thông tin thứ cấp

Đề tài sẽ sử dụng các nguồn tài liệu thứ cấp như các quy định, các văn bản,

các sách báo chuyên ngành, các báo cáo nghiên cứu, các bài trình bày trong các hội thảo về quản lí tài chính bệnh viện, từ các báo cáo hoạt động và báo cáo tài

chính của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì trong giai đoạn 2015- 2017.

Số liệu phục vụ cho nghiên cứu định lượng: Sử sụng số liệu thứ cấp bằng thu thập qua các sổ sách kế toán, thống kê, kế hoạch và các báo cáo tổng kết, các

quy định, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước liên quan đến tự chủ tự

chịu trách nhiệm về tài chính.

Nhận xét, đánh giá của các chuyên gia trên diễn đàn báo điện tử về quản lí tài chính bệnh viện; số liệu tổng hợp từ điều tra của sở Xây dựng tỉnh Phú Thọ, Cục Thống kê tỉnh Phú Thọ v.v…

Ngoài ra, đề tài còn sử dụng các số liệu thống kê phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh và thống kê y tế,…

3.2.1.2. Thông tin sơ cấp

Số liệu sơ cấp chủ yếu được thu thập từ phỏng vấn điều tra theo phiếu

điều tra có sẵn. Các đối tượng điều tra bao gồm cán bộ công nhân viên tại bệnh viện, một số người dân (bệnh nhân) khám chữa bệnh tại bệnh viện được chọn làm điểm nghiên cứu. Câu hỏi và phiếu điều tra được xây dựng trên cơ

sở thực hiện các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài.

Tổng số mẫu điều tra: 120 mẫu trong đó:

- Điều tra, phỏng vẩn 60 CBCNV tại bệnh viện Xây dựng Việt Trì: Đối với cán bộ chủ chốt bệnh viện điều tra 10 cán bộlà Giám đốc, phó giám đốc, trưởng,

phó khoa, trưởng, phó phòng. Đối với nhân viên bằng cách lấy ngẫu nhiên 50

người là viên chức trong bệnh viện. Nội dung điều tra bao gồm các đánh giá, nhận định về các quy định quản lý tài chính tại các bệnh viện hiện nay, thực trạng

quản lý tài chính tại bệnh viện, đánh giá về các yếu tố ảnh hưởng đến công tác quản lý tài chính và các gợi ý, đề xuất về các giải pháp nhằm tăng cường quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì.

- Điều tra, phỏng vẩn 60 người dân là các bệnh nhân khám chữa bệnh tại các bệnh viện: theo luật BHYT thì các đối tượng được chọn đều là các bệnh nhân có BHYT, phương thức chọn mẫu được chọn theo phương pháp ngẫu nhiên. Nội dung điều tra bao gồm đánh giá về chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, chất lượng cơ sở vật chất, trang thiết bị y tế,… (chịu tác động trực tiếp từ quản lý tài chính tại các bệnh viện), và các nhận định, đánh giá khác có liên quan tới công tác quản lý tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì.

Tổng toàn bộ phiếu điều tra sẽ đảm bảo cho việc thu thập tài liệu và tổng hợp thông tin được đầy đủ, ước lượng thống kê đảm bảo được tính không chệch, tính vững và tính hiệu quả.

Nghiên cứu còn dựa trên cơ sở tham khảo ý kiến tư vấn chuyên gia từ các

nhà lãnh đạo bệnh viện và các nhà quản lý tài chính bệnh viện.

Nguyên tắc chọn mẫu điều tra:

Thứ nhất: Phải xác định được mục đích làm mẫu điều tra;

Thứ hai: Các mẫu điều tra phải đảm bảo chất lượng củadữ liệu thu được;

Thứ ba: Các mẫu điều tra phải đảm bảo tính thực thi trên thực tế.

3.2.2. Phương pháp xử lý và phân tích thông tin

3.2.2.1. Phương pháp xử lý thông tin

Thông tin được thu thập từ nhiều nguồn khác nhau và được phân nhóm,

làm sạch sau đó xửlý bằng bảng tính Excel.

Sử dụng các ứng dụng của phần mềm này chúng tôi sắp xếp và phân tổ các dữ liệu theo các tiêu thức nghiên cứu như: thời gian, đối tượng điều tra, địa điểm

điều tra, nguồn vốn NSNN cấp, nguồn vốn từ BHYT và các khoản phí, lệ phí.

3.2.2.2. Phương pháp phân tích

- Phương pháp thống kê mô tả: Phương pháp này được sử dụng thông qua

các số tuyệt đối, số tương đối bằng các số liệu thống kê đã thu thập được trong quá trình nghiên cứu để mô tả thực trạng quản lí tài chính tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì.

- Phương pháp so sánh: Phương pháp này được dùng để so sánh hiệu

quả quản lý tài chính của bệnh viện qua 3 năm 2015 - 2017. So sánh số tương

đối và tuyệt đối qua các năm: So sánh tuyệt đối: là hiệu số của hai chỉ tiêu năm phân tích và chỉ tiêu cơ sở. Phương pháp này còn dùng để so sánh các chỉ tiêu nghiên cứu kinh tế, tìm ra nguyên nhân ảnh hưởng, xu hướng vận động của các hiện tượng nghiên cứu.

3.2.3. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

Để đánh giá hiệu quả công tác quản lý tài chính người ta thường căn cứ

vào kết quả thực hiện thu - chi tài chính của đơn vị đã được cơ quan có thẩm quyền thanh kiểm tra, có thểđánh giá bằng năng lực và mức thu nhập tăng thêm của cán bộ công nhân viên chức. Hệ thống chỉ tiêu gồm:

- Nguồn thu chủ yếu:

+ Nguồn ngân sách Nhà nước cấp: + Nguồn thu sự nghiệp:

+ Nguồn thu khác - Các nội dung chi:

+ Chi thường xuyên thực hiện chức năng, nhiệm vụđược giao.

+ Nghiệp vụ chuyên môn

+ Chi đầu tư phát triển, XDCB.

+ Chi khác.

- Tỷ lệ cán bộ làm công tác kế toán tài chính đều có trình độ đại học chuyên ngành

Tỷ lệ này được tính bằng: Số cán bộ có trình độ đại học/tổng số cán bộ

phòng kế toán tài chính.

- Mức đầu tư cơ sở vật chất cho công tác quản lý tài chính.

- Sốlượng, chất lượng tuyển biên chế so với chỉ tiêu kế hoạch giao.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ TÀI CHÍNH Ở BỆNH VIỆN XÂY DỰNG VIỆT TRÌ VIỆT TRÌ

4.1.1. Thực trạng lập dự toán thu chi

Xây dựng dự toán thu chi là một nhiệm vụ quan trọng trong hệ thống quản lý tài chính bệnh viện, giúp bệnh viện chủ động thực hiện các kế hoạch hoạt động

đồng thời dễ dàng thực hiện dự toán thu chi có hiệu quả, tranh thủ tối đa các

nguồnlực bên trong và bên ngoài cho sự phát triển của bệnh viện qua đóhạn chế

tới mức thấp nhất việc lãng phí về nguồn lực. Việc xây dựng dự toán thu chi của

Bệnh viện Xây dựng Việt Trì được thực hiện dựa trên phương hướng, nhiệm vụ

của Bệnh viện; các chỉ tiêu kế hoạch được cấp trên giao; khả năng NSNN cho

phép và khả năng tổ chức quản lý thực hiện của Bệnh viện…

4.1.1.1. Dự toán thu

Hiện nay các nguồn thu của bệnh viện là từ NSNN, BHYT, viện phí và

một số nguồn thu khác. Những năm gần đây thực hiện chủ trương xã hội hóa các

nguồn vốn, bệnh viện đã và đang tiếp tục huy động vốn để thực hiện các hạng

mục của đề án xã hội hóa các nguồn vốn đã được duyệt và bổ sung thêm các

hạng mục mới. Bên cạnh việc xã hội hóa trang thiết bị còn triển khai xã hội hóa

các dịch vụ như khám chữa bệnh theo yêu cầu, khoa điều trị dịch vụ, chăm sóc

sức khỏe tại nhà, thay băng- tiêm chích, tiêm phòng uốn ván sau sơ cứu vết

thương ..., nhờ đómà tạo thêm được các nguồn thu cho bệnh viện. Các nguồn thu

cụ thể của BV như sau:

Bảng 4.1. Dự toán thu tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2015-2017

Dự toán thu 2015 2016 2017 So sánh (%) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ - NSNN 14.480 16.120 18.510 111,33 114,83 113,06 - Thu từ viện phí, BHYT 8.148 10.212 12.510 125,33 122,50 123,91 - Thu khác 2.434 3.511 5.040 144,25 143,55 143,90 Tổng số 25.062 29.843 36.060 119,08 120,83 119,95 Nguồn: Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (2017)

Căn cứ vào các chỉ tiêu kế hoạch và tình hình thực tế hàng năm, Bệnh viện

xây dựng dự toán thu theo hướng tăng dần các nguồn thu. Năm 2015 dự toán thu

của Bệnh viện là 25.062 triệu đồng; năm 2016 dự toán thu của Bệnh viên là 29.843 triệu đồng và năm 2017 dự toán thu của Bệnh viện là 36.060 triệu đồng. Trong tổng dự toán thu thì nguồn thu từ NSNN chiếm tỷ lệ cao nhất, tiếp đó là nguồn thu từ viện phí, BHYT và các nguồn thu khác.

4.1.1.2. Dự toán chi

Các khoản chi của Bệnh viện bao gồm 3 khoản mục chính là chi thường xuyên và không thường xuyên; chi dự án và chi đầu tư xây dựng cơ bản. Các khoản chi này xây dựng căn cứ tình hình thực hiện nhiệm vụ và nguồn thu thực tế của Bệnh viện.

Bảng 4.2. Dự toán sử dụng kinh phí cho hoạt động của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì năm 2015-2017 Dự toán chi 2015 2016 2017 So sánh (%) Triệu đồng Triệu đồng Triệu đồng 2016/ 2015 2017/ 2016 BQ - Chi TX và không TX 21.570 25.478 30.868 118,12 121,16 119,63 - Chi đầu tư xây dựng cơ bản 3.340 4.280 5.060 128,14 118,22 123,08 Tổng số 24.910 29.758 35.928 119,46 120,73 120,10 Nguồn: Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (2017)

Do nhu cầu phát triển của Bệnh viện nên dự toán chi của Bệnh viện cũng tăng qua các năm, năm 2015 dự toán chi là 24.910 triệu đồng, năm 2016 là 29.758 triệu đòng và năm 2017 tăng lên 35.928 triệu đồng. Trong đó chủ yếu là chi thường xuyên và không thường xuyên, năm 2015 là 21.570 triệu đồng, năm

2017 tăng lên 30.868 triệu đồng; tại Bệnh viện Xây dựng Việt Trì không có chi

dự án; nhu cầu chi cho xây dựng cơ bản chiếm tỷ trọng nhỏ.

4.1.2. Tổ chức thực hiện dự toán thu chi

4.1.2.1. Tổ chức bộ máy quản lý tài chính

a. Công tác quản lý

Bệnh viện Xây dựng Việt Trì là một trong những Bệnh viện của ngành Xây dựng được Bộ Xây dựng, có con dấu riêng, có tài khoản riêng theo quy định

của pháp luật, được giao các chỉ tiêu hàng năm về các hoạt động khám, chữa

bệnh điều trị bệnh nhân trong địa bàn toàn tỉnh và nhân dân khu vực.

- Bệnh viện được xếp vào loại hình đơn vị sự nghiệp có thu tự đảm bảo trang trải một phần kinh phí hoạt động thường xuyên, được thực hiện cơ chế tự

chủ vềtài chính theo quy định tại Nghị định 43/2006/NĐ-CP ngày 25/4/2006 của

Chính phủ về quy định quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ, tổ chức bộ máy, biên chế vềtài chính đối với đơn vị công lập.

- Bệnh viện được phân loại nhóm 3 là đơn vị tự đảm bảo một phần kinh phí hoạt động thường xuyên theo Nghị định 85/2012/NĐ-CP ngày 15/10/2012 của Chính phủ vềcơ chế tài chính đối với các đơn vị sự nghiệp y tế công lập và giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh của các cơ sở khám chữa bệnh công lập.

Nhằm tăng cường sự lãnh đạo tập trung công tác quản lý lãnh đạo tập

trung thống nhất đồng thời phát huy tính độc lập, tự chủ của các đơn vị cơ sở, việc quản lý và thực hiện chi tiêu trong bệnh viện được cụ thểnhư sau:

- Phòng tài chính kếtoán là đơn vị chức năng làm đầu mối tham mưu giúp

Ban giám đốc Bệnh viện thực hiện quản lý các nguồn tài chính trong toàn Bệnh

viện, đồng thời thực hiện thu – chi trực tiếp tại Bệnh viện, các nội dung thu – chi

để bảo đảm cho hoạt động quản lý điều hành chung. Thanh toán các chế độ cho

viên chức, lao động và chi trả khác.

b. Quy định về quyền hạn và nghĩa vụ trong lĩnh vực quản lý tài chính của đơn vị

Quản lý tài chính của đơn vị: Ngân sách nhà nước cấp kinh phí hoạt động thường xuyên của đơn vịổn định trong năm và hàng năm được tăng thêm theo tỷ lệtăng chi của NSNN dành cho lĩnh vực sự nghiệp y tếtheo định mức chi cho 1

giường bệnh. Trường hợp tiết kiệm chi kinh phí thường xuyên hoặc tăng thu

thêm phần viện phí, lệphí được để lại so với dự toán giao cho Bệnh viện sẽđược sử dụng toàn bộ nguồn kinh phí tiết kiệm và số tăng thu để bổ sung Quỹ tiền

lương (trong khoản 35% theo quy định) và kinh phí hoạt động. Cuối năm NSNN

giao cho hoạt động thường xuyên và phần thu sự nghiệp nếu chi không hết được

chuyển tiếp sang năm sau tiếp tục chi và quyết toán vào niên độ kếtoán năm sau.

- Đối với các khoản chi thuộc chương trình mục tiêu thực hiện theo quy

chế hiện hành: Kinh phí ngoài định mức, kinh phí chống dịch, kinh phí mua sắm

sửa chữa lớn TSCĐ thực hiện theo đúng quy định, trừtrường hợp đặc biệt được

- Đối với nguồn knh phí XDCB có qui chếhướng dẫn thực hiện nhiệm vụ rieng theo quy chếhướng dẫn thực hiện của Nhà nước.

Quyết định chi tiêu cho các khoản chi thường xuyên theo định mức chi

tiêu nội bộ tự xây dựng, có thể cao hơn hoặc thấp hơn định mức chi hiện hành

theo quy định của Nhà nước.

Quyết định phương án phân bổ dự toán NSNN giao, ổn định cho hoạt

động thường xuyên và nguồn thu sự nghiệp được để lại theo từng nội dung chi

của mục lục NSNN trên cơ sở tuân thủ các quy định của Nhà nước, của Bộ Tài

chính và của Tỉnh.

Mở rộng các hoạt động sự nghiệp theo chức năng, nhiệm vụđược giao để phát triển nguồn thu cho bệnh viện.

Chủ động ký kết hợp đồng lao động theo yêu cầu hoạt động phù hợp với

khối lượng công việc và khả năng tài chính của đơn vị theo đúng quy định của

pháp luật vềlao động, quyết định phương án phân bổ tiền lương, tiền công, tiền

tăng thêm cho công chức, viên chức, lao động trong toàn Bệnh viện.

c. Quy trình quản lý tài chính của Bệnh viện Xây dựng Việt Trì

Trong quản lý tài chính của bệnh viện bắt đầu bằng việc lập dự toán các khoản thu chi thường là trong một năm, sau khi lập dự toán bệnh viện tiến hành thực hiện và quyết toán. Sau khi thực hiện và quyết toán là quá trình thanh tra, kiểm tra. Tuy nhiên trong quy trình quản lý tài chính của bệnh viện luôn có hai mục chính đó là quản lý nguồn thu và nguồn chi của bệnh viện. Cụ thể quy trình thu và chi của bệnh viện được thể hiện như sau:

Quy trình thu

Trong quá trình thực hiện Bệnh viện có các nguồn: thu từ NSNN, thu từ BHYT và viện phí, thu từ dịch vụ và các nguồn khác.

- Quy trình thu từ ngân sách Nhà nước

Sơ đồ 4.1. Quy trình thu từ ngân sách nhà nước

Nguồn: Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (2017)

Bệnh viện Sở Y tế Sở tài chính UBND Tỉnh

Kho bạc

(1) (2) (3)

(6)

(1) Lập dự toán dựa vào chỉ tiêu sở y tế giao hàng năm và định mức trên giường bệnh theo quy định của UBND tỉnh

(2) Kiểm tra, phê duyệt dự toán của Bệnh viện.

(3) Kiểm tra nguồn dự toán ngân sách cấp cho các bệnh viện, kiểm tra, phê duyệt dự toán của Bệnh viện.

(4) Phê duyệt chi ngân sách theo quyết định chung cho tất cả các đơn vị

hành chính sự nghiệp trong toàn Tỉnh.

(5) Lập quyết định chi ngân sách cho bệnh viện căn cứ theo quyết định của UBND Tỉnh.

(6) Chuyển quyết định chi ngân sách cho bệnh viện ra KBNN.

- Quy trình thu từ viện phí và Bảo hiểm y tế

Sơ đồ 4.2. Quy trình thu từ Bảo hiểm y tế

Sơ đồ 4.3. Quy trình thu từ viện phí

Nguồn: Bệnh viện Xây dựng Việt Trì (2017)

Quy trình chi

- Quy trình chi lương:

Bệnh viện tiến hành lập danh sách thanh toán tiền lương sau khi được sự

đồng ý của lãnh đạo bệnh viện chuyển danh sách này ra kho bạc nhà nước và

ngân hàng để tiến hành công tác chi trả. Kho bạc sau khi nhận được danh sách trả

Bệnh nhân Bệnh viện BHXH Tỉnh Kho bạc (1) (2) (3) (5)

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)