Bài học kinh nghiệm rút ra cho cácbệnh viện nói chung, bệnh viên Xây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 47 - 50)

Xây dựng Việt Trì nói riêng

Tăng cường năng lực và hệ thống quản lý, bao gồm cả việc tăng cường

quản lý hệ thống thông tin. Điều này được thực hiện tốt ở các nước đổi mới thành công.

Cải cách tài chính và phương thức chi trả, thông thường hệ thống bảo hiểm y tế xã hội hoặc các cơ chế tương tự mà có sự tách riêng giữa bên mua và bên cung ứng dịch vụ được thực hiện cùng lúc với cải cách bệnh viện; các

phương thức thanh toán mới như thanh toán theo trường hợp bệnh hoặc hợp đồng

trọn gói cũng đã được thực hiện ở nhiều nước.

Cải cách nâng cao chất lượng: áp dụng hệ thống cấp phép hành nghề và

kiểm định bệnh viện. Các phương thức giám sát kết quả hoạt động của bệnh viện

được tăng cường. Các hướng dẫn về đánh giá công nghệ y tếvà hướng dẫn điều

trịđược xây dựng.

Hiện đại hóa cơ sở hạ tầng: Các nước tăng trưởng nhanh phải đối mặt với

nhu cầu xây thêm bệnh viện mới và hiện đại hóa các bệnh viện hiện có. Các nước

cũng đã thử nghiệm một loạt cơ chế khuyến khích khu vực tư nhân đầu tư vào

bệnh viện công, áp dụng các hình thức của mô hình cộng tác công - tư.

Cải cách tổ chức và quản trị: một loạt các mô hình trao quyền tự chủ cho bệnh viện đã được thực hiện ở nhiều nước. Một sốnước đã chuyển đổi bệnh viện thành các tổ chức hoặc đơn vị tự chủ phi lợi nhuận. Một số đã chuyển đổi bệnh viện công thành doanh nghiệp nhà nước (công ty hóa). Một số nước sát nhập bệnh viện thành những mạng lưới hoạt động tự chủ thay vì trao quyền tự chủ cho từng bệnh viện riêng lẻ. Có khi những mạng lưới này nằm dưới quyền của một

cơ quan phụ trách về mảng bệnh viện. Một số nước đã thuê các nhà quản lý tư

nhân điều hành bệnh viện công. Một số nước lại cho các tổ chức bệnh viện tư

nhân thuê bệnh viện công trong khuôn khổ hợp đồng điều hành bệnh viện công. Bệnh viện hoạt động với mô hình kết hợp giữa bệnh viện công và tư. Đặc điểm của những cải cách bệnh viện thành công Cải cách bệnh viện ở các nước có thu nhập cao và trung bình cho thấy rằng tự chủ bệnh viện đã cải thiện được hiệu

quả hoạt động nếu cải cách đi kèm với các chính sách sau: Kiểm soát ngân sách

đáng tin cậy (ví dụ hợp đồng trọn gói với một số hạng mục thanh toán dựa trên

kết quả hoặc hợp đồng kiểm soát giá cả và khối lượng dịch vụ); Cơ chế tuyển

dụng và đề bạt cán bộ quản lý dựa vào trình độ và kinh nghiệm quản lý; Đào

tạo/tập huấn về quản lý bệnh viện; Hệ thống thông tin tốt phục vụ công tác quản lý, báo cáo tài chính và công tác khám chữa bệnh; Cán bộ quản lý tự chịu trách nhiệm nhiều hơn về kết quả hoạt động của bệnh viện (thường thì thành lập một

thẩm quyền quản lý để có thể tạo được động cơ thúc đẩy người lao động trong công việc (ví dụ: được tự do thuê, đề bạt, giao nhiệm vụ và thời gian làm việc,

quyết định khen thưởng và kỷ luật). Nhiều nước chỉ thực hiện cải cách một phần

hoặc chỉ tập trung vào nội dung tự chủ tài chính với mục tiêu tăng nguồn thu ngoài ngân sách bằng việc giao cho bệnh viện quyền xác định giá dịch vụ và giữ lại các khoản thu, bán thuốc có lãi, cung cấp các dịch vụ chất lượng cao hơn cho

các đối tượng bệnh nhân tự trả tiền. Nhiều nước đã cho bệnh viện quyền tự chủ

cả về tài chính và quản lý trong việc sử dụng khoản thu từ nguồn thu ngoài ngân

sách mà không đổi mới cách thức quản lý nguồn ngân sách.

PHẦN 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý tài chính tại bệnh viện xây dựng việt trì (Trang 47 - 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(128 trang)