Tổng hợp các nghiên cứu có liên quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tác giả Bành Thị Ngọc Bích (2012), luận văn thạc sĩ “Giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam

- Chi nhánh Phú Tài” đã đưa ra kết quả nghiên cứu chính về thực trạng triển

khai các biện pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm như nâng cao chất lượng dịch vụ; đa dạng hóa về tiền gửi tiết kiệm; phát triển mạng lưới phòng giao dịch; giao chỉ tiêu cho các cán bộ phòng ban phong trào thi đua huy động TGTK; kiểm soát rủi ro trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm. Các giải pháp đưa ra là: thực thi chính sách khách hàng đúng đắn; Đa dạng hóa các sản phẩm tiền gửi tiết kiệm; thực hiện chính sách lãi suất linh hoạt; Thu hút ngoại tệ của khách hàng qua tài khoản tiền gửi ngoại tệ của cá nhân cư trú; thành lập phòng dịch vụ cá nhân và phát triển mạng giao dịch; nâng cao chất lượng dịch vụ; các giải pháp hỗ trợ (tăng cường công tác đào tạo năng lực cán bộ; phát huy văn hóa doanh nghiệp; giao chỉ tiêu cho phòng nghiệp vụ và trả lương dựa trên hiệu suất lao động).

Tác giả Trần Thị Thu Thanh (2013), luận văn thạc sĩ “Giải pháp đẩy mạnh huy động tiền gửi tiết kiệm tại Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt

Nam-Chi nhánh Đà Nẵng” đã phân tích tăng trưởng quy mô vốn huy động

theo kỳ hạn, loại tiền, phân tích chi phí huy động TGTK, chất lượng dịch vụ liên quan đến huy động TGTK. Tác giả đưa ra các giải pháp đẩy mạnh công tác huy động TGTK tại VCB Đà Nẵng: Đa dạng hóa các sản phẩm huy động TGTK, Hoàn thiện chính sách khách hàng, Hoàn thiện và nâng cao chất lượng các sản phẩm dịch vụ liên quan đến công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, Tiếp tục mở rộng mạng lưới hợp lý và các giải pháp khác (Nâng cao kỹ năng bán hàng của cán bộ ngân hàng, Tích cực hơn nữa trong công tác bán chéo sản phẩm dịch vụ bán lẻ, Thực hiện bố trí làm thêm ngoài giờ để tiếp nhận tiền gửi của khách hàng, Xây dựng môi trường làm việc tích cực và có chính sách đãi ngộ thích hợp).

Tác giả Chế Thị Thanh Nguyệt (2014), luận văn thạc sĩ “Tăng cường huy

động tiền gửi dân cư tại chi nhánh Ngân hàng nông nghiệp và Phát triển nông

thôn thành phố Quy Nhơn” đã nghiên cứu và phân tích thực trạng huy động

vốn từ khách hàng cá nhân trên địa bàn thành phố Quy Nhơn. Những biện pháp mà chi nhánh áp dụng là phát triển mạng lưới giao dịch, phát triển sản phẩm dịch vụ, đánh giá xây dựng danh mục khách hàng tiềm năng để tiếp cận và thực hiện chính sách khách hàng. Phân tích kết quả huy động tiền gửi dân cư của Chi nhánh Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Quy Nhơn: Mức độ tăng trưởng quy mô vốn huy động tiền gửi từ dân cư; Cơ cấu nguồn tiền gửi dân cư (Cơ cấu tiền gửi dân cư theo loại tiền huy động, theo thời gian huy động); Tăng trưởng thị phần nguồn tiền gửi từ dân cư; Chi phí huy động tiền gửi từ dân cư; Chất lượng cung ứng dịch vụ tiền gửi dân cư. Tác giả phân tích thực trạng huy động tiền gửi dân cư theo từng hình thức: hình thức gửi tiết kiệm; phát hành giấy tờ có giá; mở tài khoản cá nhân. Các giải pháp mà chi nhánh áp dụng là: Tiếp tục xem xét mở rộng mạng lưới huy động phù hợp, Vận dụng linh hoạt chính sách lãi suất của Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Đa dạng hóa các hình thức huy động tiền gửi từ dân cư, Khai thác tốt cơ sở vật chất, công nghệ hiện đại để nâng cao chất lượng dịch vụ, Tăng cường hoạt động tiếp thị quảng bá sản phẩm dịch vụ, Thực hiện tốt chính sách khách hàng, Tăng cường công tác đào tạo, nâng cao trình độ cán bộ đội ngũ nhân viên.

PHẦN 3. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 34 - 36)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)