Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 45)

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

3.2.1.1. Phương pháp thu thập số liệu thứ cấp * Nguồn số liệu:

Dựa trên những nguồn số liệu chính thức phục vụ cho việc nghiên cứu đề tài, nguồn số liệu lấy từ các nguồn sau: những số liệu công bố chính thức của Tổng cục thống kê, Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại, Tạp chí Ngân hàng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thái Nguyên. Từ sách, báo, báo điện tử trong nước …

* Nội dung thu thập

- Các số liệu về huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng thương mại; - Số liệu về tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thái Nguyên từ năm 2014-2016.

- Quan điểm, phương hướng và mục tiêu về công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thái Nguyên.

* Tiến hành thu thập: Trực tiếp đến Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi

nhánh Thái Nguyên để thu thập tài liệu, trên Internet qua các cổng thông tin điện tử của NHNN, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thái Nguyên, các bài học kinh nghiệm về nâng cao về tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm của một số ngân hàng TMCP trong nước.

3.2.1.2. Phương pháp thu thập số liệu sơ cấp

Số liệu sơ cấp được thu thập từ điều tra thực tế tại Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (Seabank) - Chi nhánh Thái Nguyên. Sử dụng phương pháp điều tra cá nhân bằng phiếu điều tra. Đồng thời, thông tin sơ cấp cũng được thu thập từ những cuộc phỏng vấn sâu cán bộ đang làm việc tại Chi nhánh và các chuyên gia khác.

+ Đối tượng điều tra: Khách hàng cá nhân và doanh nghiệp của Seabank chi nhánh Thái Nguyên.

+ Cỡ mẫu:

Trong quý IV/2016, chi nhánh Seabank Thái Nguyên có hơn 1000 khách hàng đến gửi tiền tiết kiệm. Tuy nhiên, tác giả nhận thấy, kỳ hạn 3 và 4 tháng có mức lãi hấp dẫn khách hàng cá nhân tập trung gửi nhiều nhất là 330, do đây là khoảng thời gian không quá dài, không quá ngắn, khách hàng hoàn toàn có thể linh hoạt sử dụng tiền gửi tiết kiệm của mình. Tác giả tiến hành điều tra vào tháng 1, 2 năm 2017. Công tác chọn mẫu được áp dụng công thức chọn mẫu của Slovin:

n = N

1+N.e2

Trong đó: n là lượng mẫu cần lấy, N là số lượng tổng thể, e là sai số cho phép (e=5%) để tính mẫu số đó ta có:

n = 330 = 180

1+330 *0.052

Như vậy số lượng mẫu điều tra khách hàng là 180.

Số khách hàng doanh nghiệp có gửi tiền tiết kiệm tại chi nhánh là 20 nên tác giả chọn cả 20 doanh nghiệp để điều tra. Như vậy tổng số phiếu phát ra và thu về là 200 phiếu. Sau khi phát phiếu điều tra, tác giả tiến hành sàng lọc và loại bỏ phiếu hỏi không hợp lệ và thống kê lại có 185 phiếu hợp lệ dùng để phân tích cho nghiên cứu của đề tài.

+ Nội dung để xây dựng mẫu điều tra: Sử dụng thang đo Likert 5 mức độ

(1-Hoàn toàn không đồng ý; 2-Không đồng ý; 3-Không ý kiến/Trung lập; 4-Đồng

ý; 5- Hoàn toàn đồng ý) cho các câu hỏi đánh giá của khách hàng về công tác

huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng.

+ Các câu hỏi sẽ đo lường mức độ hài lòng của khách hàng về công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại Seabank Thái Nguyên. Anh/ chị chọn điểm số bằng cách đánh dấu [x] vào các ô tương ứng với thang điểm từ 1 đến 5.

3.2.3. Phương pháp phân tích số liệu

a. Phương pháp thống kê mô tả

tượng: số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân… cho các chỉ tiêu phân tích như nguồn vốn huy động tiền gửi tiết kiệm theo các đối tượng, theo thành phần kinh tế…Từ những chỉ tiêu phản ánh mặt lượng này, rút ra nhũng kết luận về mặt chất của đối tượng nghiên cứu.

b. Phương pháp so sánh

Thông qua việc thu thập các số liệu, thông tin báo cáo của các ngân hàng thương mại trên địa bàn, số liệu của Seabank Thái Nguyên từ năm 2014 đến 2016 để so sánh từ đó thấy được những ưu điểm cũng như tồn tại của đơn vị. Nội dung cần so sánh:

- So sánh số liệu đạt được qua các năm để thấy được những kết quả đạt được cũng như tồn tại khách quan và chủ quan ảnh hưởng tới huy động tiết kiệm tại chi nhánh Thái Nguyên.

- So sánh số liệu với các ngân hàng khác trên cùng địa bàn qua đó thấy được điểm mạnh, điểm yếu của đơn vị trong hoạt động huy động tiết kiệm từ đó tìm được hướng đi đúng nhất trong chiến lược cạnh trạnh mở rộng thị phần.

Thông qua phiếu điều tra thấy mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến hoạt động huy động tiết kiệm của Seabank Thái Nguyên đối với lĩnh vực huy động tiết kiệm theo mức độ tin cậy, mức độ đáp ứng, năng lực phục vụ của Chi nhánh.

Tóm lại, đề tài được thực hiện dựa trên việc kết hợp nhiều phương pháp nghiên cứu giúp cho việc nghiên cứu có tính chính xác, khả thi cao. Bên cạnh đó việc sử dụng các biện pháp nghiên cứu cụ thể giúp tác giả thu hẹp phạm vi, thời gian nghiên cứu nhưng vẫn đảm bảo tính xác thực cũng như tính khả thi của đề tài.

3.2.4. Các chỉ tiêu chủ yếu dung trong phân tích

3.2.4.1. Chỉ tiêu đánh giá kết quả huy động tiền gửi tiết kiệm

a. Chỉ tiêu đánh giá số dư tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng khách hàng

Tỷ lệ Số dư TGTK từng đối tượng khách hàng (%)

=

Số dư TGTK của từng đối tượng

khách hàng *100

Tổng TGTK huy động

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ TGTK của chi nhánh được huy động chủ yếu từ đối tượng khách hàng cá nhân hay tổ chức kinh tế. Thông thường tại các chi

nhánh ngân hàng, tiền gửi từ dân cư bao giờ cũng lớn hơn so với các tổ chức kinh tế, do đặc điểm cá nhân khách hàng có quy mô đông hơn.

b. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền

Tỷ lệ số dư TGTK theo loại tiền

(%) =

Số TGTK từng loại tiền

*100 Tổng TGTK từng loại tiền

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ TGTK của chi nhánh được huy động chủ yếu từ loại tiền nào. Thông thường các ngân hàng thường quy đổi thành đồng tiền nội địa và USD quy đổi để xem xét các khách hàng sẽ gửi loại nào nhiều hơn. Đối với USD quy đổi, cơ cấu lớn hay không hoàn toàn phụ thuộc vào nền kinh tế và chính sách của ngân hàng nhà nước về tỷ giá quy đổi.

c. Cơ cấu huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Tỷ lệ số dư TGTK theo kỳ hạn

(%) =

Số TGTK từng kỳ hạn

*100 Tổng TGTK từng kỳ hạn

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ TGTK của chi nhánh được huy động chủ yếu từ kỳ hạn nào. Cơ cấu từng kỳ hạn này phụ thuộc vào nhu cầu nhàn rỗi về tiền của khách hàng. Bên cạnh đó, khách hàng còn phụ thuộc vào mức lãi suất, chính sách huy động của ngân hàng, thu nhập của khách hàng, uy tín hình ảnh, đội ngũ nhân viên tư vấn …giúp khách hàng lựa chọn kỳ hạn phù hợp.

3.2.4.2. Chỉ tiêu đánh giá hiệu suất và hiệu quả sử dụng vốn huy động tiền

gửi tiết kiệm

a. Hiệu suất sử dụng vốn huy động

Tỷ lệ sử dụng vốn huy động

TGTK (%) =

Số dư nợ cho vay

*100 Tổng dư nợ từ huy động TGTK

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ sử dụng vốn từ nguồn vốn huy động TGTK theo thời gian (ngắn hạn, trung hạn, dài hạn) ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng sử dụng vốn từ nguồn huy động TGTK có hiệu quả và ngược lại.

b. Chỉ tiêu về chi phí trả lãi từ huy động TGTK

Tỷ lệ trả lãi tiết kiệm so với

tổng tiền gửi tiết kiệm (%) =

Chi phí trả lãi tiết kiệm

*100 Tổng tiền từ gửi tiết kiệm

Chỉ tiêu này phản ánh tỷ lệ trả lãi tiết kiệm so với tổng tiền huy động từ TGTK ở mức độ nào. Tỷ lệ này càng cao chứng tỏ ngân hàng thu hút được đông đảo khách hàng sử dụng các loại sản phẩm của chương trình huy động TGTK.

c. Chỉ tiêu về sử dụng dư nợ cho vay từ tiền gửi tiết kiệm

Mức độ đáp ứng TGTK (lần) = Tổng tiền từ gửi tiết kiệm

Tổng Dư nợ Cho vay

Chỉ tiêu này phản ánh mức độ đáp ứng và khả năng sử dụng dư nợ cho vay từ TGTK của ngân hàng ở mức độ nào. Chỉ tiêu này lớn hơn 1 chứng tỏ tổng tiền từ TGTK luôn luôn lớn hơn tổng dư nợ cho vay, cho thấy ngân hàng huy động TGTK là tốt nhưng khả năng sử dụng ở mức tốt và ngược lại, nếu chỉ tiêu này nhỏ hơn 1 chứng tỏ tổng tiền từ TGTK luôn luôn nhỏ hơn tổng dư nợ cho vay, cho thấy ngân hàng huy động TGTK là chưa tốt và khả năng sử dụng ở mức chưa tốt.

3.2.4.3. Chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của khách hàng về huy động TGTK của ngân hàng

a. Sự hài lòng của khách hàng về cơ sở vật chất, trang thiết bị của ngân hàng

Tiêu chí đánh giá cơ sở vật chất, phương

tiện phục vụ

=

Số lượng NNL đánh giá từng tiêu chí Tổng số NNL khảo sát

Tiêu chí này phản ánh cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ của ngân hàng trong huy động TGTK ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Ngân hàng có trang thiết bị, công nghệ hiện đại; Văn phòng làm việc được trang trí rất ấn tượng, thân thiện; Các quảng cáo về các sản phẩm tiết kiệm của Ngân hàng rất đa dạng, phong phú; Ngân hàng có dịch vụ giao dịch trực tuyến qua Internet; Trang phục của nhân viên ngân hàng gọn gàng, lịch sự, tác phong chuyên nghiệp; Địa điểm giao dịch của Ngân hàng rất thuận tiện; Thời gian làm việc của Ngân hàng rất thuận tiện. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

b. Sự hài lòng của khách hàng năng lực phục vụ của ngân hàng

Tiêu chí đánh giá

năng lực phục vụ =

Số lượng NNL đánh giá từng tiêu chí Tổng số NNL khảo sát

Tiêu chí này phản ánh năng lực phục vụ của ngân hàng trong huy động TGTK ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Nhân viên giao dịch phục vụ nhanh chóng, ân cần; Nhân viên giao dịch có nghiệp vụ, có trình độ vững vàng; cảm thấy an toàn khi thực hiện giao dịch với Ngân hàng; Nhân viên giao dịch giải đáp những thắc mắc một cách chính xác; Ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng gặp khó khăn; Cách ứng xử của nhân viên giao dịch ngày càng tạo sự tin tưởng. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

c. Sự hài lòng của khách hàng về mức độ phục vụ của ngân hàng

Tiêu chí đánh giá

mức độ phục vụ =

Số lượng NNL đánh giá từng tiêu chí Tổng số NNL khảo sát

Tiêu chí này phản ánh mức độ phục vụ của ngân hàng trong huy động TGTK ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Nhân viên ngân hàng vui vẻ, thân thiện và thể hiện sự nhã nhặn đúng mực; Ngân hàng luôn thể hiện sự quan tâm đến cá nhân trong những dip đặc biệt (lễ, tết, sinh nhật); Ngân hàng có nhiều chính sách ưu đãi đối với khách hàng VIP (khách hàng truyền thống, khách hàng có uy tín, khách hàng có doanh số giao dịch cao); Ngân hàng hiểu được những nhu cầu đặc biệt; Ngân hàng thường xuyên tổ chức hội thảo để lắng nghe ý kiến đóng góp và chia sẻ thông tin liên quan về các sản phẩm tiết kiệm; Ngân hàng luôn thể hiện là người bạn đồng hành. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

d. Chỉ tiêu đánh giá sự hài lòng của khách hàng về mức độ tin cậy của ngân hàng

Tiêu chí đánh giá

mức độ tin cậy =

Số lượng NNL đánh giá từng tiêu chí

x 100% Tổng số NNL khảo sát

Tiêu chí này phản ánh mức độ tin cậy của ngân hàng trong huy động TGTK ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Ngân hàng luôn thực hiện đúng những gì đã giới thiệu, cam kết; Ngân hàng luôn sẵn sàng hỗ trợ khi khách hàng có nhu cầu gửi tiền; Ngân hàng thực hiện tính lãi suất đúng/minh bạch ngay lần khách hàng giao dịch; Ngân hàng luôn đáp ứng trả lãi đúng thời gian đã tư vấn; Ngân hàng luôn giải quyết thắc mắc, khiếu nại, thoả đáng; Thời gian xử lý nghiệp vụ gửi tiền của Ngân hàng rất nhanh chóng/ chính xác; Nhân viên tư vấn tiền gửi của Ngân hàng xử lý nghiệp vụ rất chính xác (không

sai sót) và tin trưởng vào thương hiệu của Ngân hàng. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

e. Sự hài lòng của khách hàng về mức độ đáp ứng của ngân hàng

Tiêu chí đánh giá

mức độ đáp ứng =

Số lượng NNL đánh giá từng tiêu chí Tổng số NNL khảo sát

Tiêu chí này phản ánh mức độ đáp ứng của ngân hàng trong huy động TGTK ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Ngân hàng sử dụng hệ thống hiện đại nên tiện lợi và nhanh chóng; Nhân viên giao dịch luôn thông báo cho khách hàng khi nào giao dịch hoàn thành; Nhân viên giao dịch rất nhiệt tình giúp đỡ khách hàng nhanh chóng khi khách hàng có nhu cầu; Ngân hàng có những sản phẩm tiền gửi đáp ứng được nhu cầu của khách hàng. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

f. Đánh giá chung mức độ hài lòng của khách hàng về ngân hàng

Tiêu chí đánh giá sự

hài lòng của KH =

Số lượng khách hàng đánh giá từng tiêu chí

Tổng số khách hàng khảo sát

Tiêu chí này phản ánh mức độ đáp ứng của ngân hàng trong huy động TGTK ở mức độ nào. Tiêu chí đo lường bao gồm: Sản phẩm tiết kiệm; Cung cách phục vụ của nhân viên; Trang thiết bị, cơ sở vật chất; Chất lượng dịch vụ; Giới thiệu dịch vụ gửi tiền của Ngân hàng với người khác; Tiếp tục sử dụng dịch vụ gửi tiền của Ngân hàng. Điểm đánh giá tiêu chí này càng cao càng tốt.

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG VỀ HUY ĐỘNG TIỀN GỬI TIẾT KIỆM TẠI NGÂN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN HÀNG TMCP ĐÔNG NAM Á - CHI NHÁNH THÁI NGUYÊN

4.1.1. Mạng lưới huy động tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) có trụ sở chính tại 25 Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội, SeABank được biết đến là một trong nhóm dẫn đầu các ngân hàng thương mại cổ phần lớn nhất Việt Nam về qui mô vốn điều lệ, mạng lưới hoạt động, mức độ nhận biết thương hiệu và tốc độ tăng trưởng ổn định. Thành lập từ năm 1994, SeABank trải qua chặng đường 22 năm phát triển để đạt được thành tựu hôm nay với vốn điều lệ 5.446 tỷ đồng, tổng tài sản đạt gần 100 nghìn tỷ đồng và một mạng lưới hoạt động trên khắp 3 miền đất nước với 154 chi nhánh và điểm giao dịch.

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á - Chi nhánh Thái Nguyên là một chi nhánh trực thuộc Ngân hàng TMCP Seabank được thành lập và chính thức đi vào hoạt động vào cuối năm 2011. Sau hơn 5 năm hoạt động tại địa bàn Thái Nguyên, Ngân hàng Seabank Thái Nguyên đã được khách hàng đánh giá cao về uy tín, chất lượng dịch vụ và đã vươn lên trở thành một trong những ngân hàng cổ phần hàng đầu tại Thái Nguyên

Trụ sở giao dịch chính của Chi nhánh nằm ở số 65 Hoàng Văn Thụ, phường Phan Đình Phùng, TP. Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên.

Ngoài ra, hiện nay Chi nhánh đã phát triển mạng lưới thêm 01 Phòng giao dịch trực thuộc gồm:

- Seabank Phổ Yên: Thị trấn Ba Hàng, thị xã Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên Trong thời gian tới, chi nhánh đã trình lên các cấp phê và dự kiến mở thêm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 45)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)