Hiệu quả huy động tiền gửi tiết kiệm của Seabank Thái nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 60 - 63)

SEABANK Thái Nguyên được thành lập vào cuối tháng 12 năm 2011, là chi nhánh được thành lập muộn hơn so với các NHTM khác. Sau 05 năm hoạt động, Seabank Thái Nguyên đã dần hòa nhập và tạo dựng được lòng tin ở thị trường, ở khách hàng, với việc áp dụng công nghệ ngân hàng tiên tiến, hoạt động có bài bản và với những chính sách khách hàng năng động, có đội ngũ cán bộ giao dịch với thái độ tận tình, chu đáo, tạo mọi điều kiện thuận lợi cho khách hàng, áp dụng linh hoạt các hình thức huy động tiền gửi tiết kiệm cả ngoại tệ và nội tệ từ dân cư và từ các tổ chức kinh tế nhờ vậy mà chi nhánh đã đạt được những kết quả đáng khích lệ về tất cả các mặt hoạt động: huy động tiền gửi tiết kiệm, sử dụng tiền gửi tiết kiệm, các dịch vụ ngân hàng và phát triển khách hàng. Cụ thể như sau:

4.1.3.1. Hiệu suất sử dụng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm

Nâng cao hiệu suất sử dụng tiền gửi tiết kiệm: hiệu quả sử dụng tiền gửi tiết kiệm được lượng hóa thông qua hệ thống các chỉ tiêu về khả năng hoạt động, khả năng sinh lời, tốc độ luân chuyển tiền gửi tiết kiệm … Nó phản ánh quan hệ giữa đầu ra và đầu vào của quá trình sản xuất kinh doanh thông qua thước đo tiền tệ hay cụ thể là mối tương quan giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra để thực hiện nhiệm vụ sản xuất kinh doanh. Kết quả thu được càng cao so với chi phí tiền gửi tiết kiệm bỏ ra thì hiệu quả sử dụng tiền gửi tiết kiệm càng cao. Do đó, nâng cao hiệu quả sử dụng tiền gửi tiết kiệm là điều kiện quan trọng để Ngân hàng phát triển vững mạnh. Nâng cao hiệu quả sử dụng tiền gửi tiết kiệm của Ngân hàng phải đảm bảo các điều kiện sau:

- Phải khai thác nguồn lực tiền gửi tiết kiệm một cách triệt để nghĩa là không để tiền gửi tiết kiệm nhàn rỗi mà không sử dụng, không sinh lời.

- Phải sử dụng tiền gửi tiết kiệm một cách hợp lý và tiết kiệm.

- Phải quản lý tiền gửi tiết kiệm một cách chặt chẽ nghĩa là không để tiền gửi tiết kiệm bị sử dụng sai mục đích, không để tiền gửi tiết kiệm bị thất thoát do buông lỏng quản lý.

Ngoài ra, Ngân hàng phải thường xuyên phân tích, đánh giá hiệu quả sử dụng tiền gửi tiết kiệm để nhanh chóng có biện pháp khắc phục những mặt hạn chế và phát huy những ưu điểm của doanh nghiệp trong quản lý và sử dụng tiền gửi tiết kiệm.

Bảng 4.4. Hiệu suất sử dụng vốn huy động tiền gửi tiết kiệm của SEABANK Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016 Tốc độ phát triển (%) 2015/ 2014 2016/ 2015 Tổng nguồn vốn Tổng dư nợ huy động TGTK (triệu đồng) 330.295 531.834 655.886 161,0 123,3 Tổng Dư nợ cho vay

(triệu đồng) 175.865 271.179 328.728 154,2 121,2 Tỷ lệ sử dụng vốn (%) 53,24 50,99 50,12 - - Chênh lệch giữa huy

động và cho vay (triệu đồng) 154.430 260.655 327.158 168,7 125,5 Vốn ngắn hạn Dự nợ huy động ngắn hạn (triệu đồng) 213.098 356.267 395.665 167,1 111,0 Dư nợ ngắn hạn cho vay (triệu đồng) 105.387 165.382 152.061 156,9 91,9 Tỷ lệ sử dụng vốn ngắn hạn (%) 49,45 46,42 38,43 - - Chênh lệch huy động

với cho vay (triệu đồng) 107.711 190.885 243.604 177,2 127,6

Vốn trung

hạn

Dư nợ huy động trung

hạn (triệu đồng) 82.111 120.556 157.898 146,8 130,9 Dư nợ trung hạn cho

vay (triệu đồng) 55.212 80.664 120.889 146,1 149,8 Tỷ lệ sử dụng vốn trung

hạn (%) 67,24 66,91 76,56 - - Chênh lệch huy động và

cho vay (triệu đồng) 26.899 39.892 37.009 148,3 92,7

Vốn dài hạn

Dư nợ huy động vốn

dài hạn (triệu đồng) 35.086 55.011 102.323 156,7 186,0 Dư nợ cho vay (triệu

đồng) 15.266 25.133 55.778 164,6 221,9 Tỷ lệ sử dụng vốn dài

hạn (%) 43,51 45,69 54,51 - - Chênh lệch huy động và

cho vay (triệu đồng) 19.820 29.878 46.545 150,7 155,7 Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Trong huy động tiết kiệm, mỗi ngân hàng cần cố gắng áp dụng mọi biện pháp có thể nhằm tìm kiếm được nguồn vốn sao cho chi phí huy động thấp nhất và sử dụng vốn để cho vay với lãi suất chấp nhận trên thị trường. Chi phí về lãi suất huy động được đánh giá bởi mức lãi suất huy động bình quân, tính bằng tỷ lệ giữa chi phí lãi vay trên nguồn vốn huy động. Chi phí đó phải có khả năng bù đắp bằng nguồn thu của ngân hàng, chủ yếu là lãi cho vay. Bên cạnh chi phí là lãi suất, trong quá trình huy động vốn của Chi nhánh cũng phải chịu chi phí khác như chi phí tiền lương nhân viên, chi phí in ấn giấy tờ nghiệp vụ, chi phí cơ sở vật chất, chi phí giao dịch...Chi phí này thường chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng chi phí nhưng nếu tiết kiệm được cũng giảm bớt gánh nặng cho chi nhánh.

Xem xét mức độ hiệu quả trên góc độ huy động tiền gửi tiết kiệm và cho vay theo thời gian để thấy rõ hơn trong giai đoạn vừa qua tại Chi nhánh.

Qua bảng trên ta cơ cấu sử dụng vốn của chi nhánh đang có hướng giảm dần, cụ thể như năm 2014 hiệu quả sự dụng vốn đạt 53,24% nhưng đến năm 2015 còn 50,99% và đến 2016 chỉ còn 50,12%. Điều này cho thấy, công tác huy động của chi nhánh luôn đạt kết quả tốt song việc cấp vốn cho vay là chưa đạt kết quả cao mặc dù có sự tăng trưởng so với nhưng năm trước.

4.1.3.2. Chi phí trả lãi và thu nhập từ huy động và sử dụng TGTK

Sự cạnh tranh khốc liệt giữa các NHTM trên địa bàn nói riêng và trong toàn hệ thống Ngân hàng nói chung luôn là vấn đề cản trở sự tăng trưởng phát triển của các Ngân hàng. Các ngân hàng phải chi nhiều hơn cho chi phí Marketing, nghiên cứu sản phẩm, lãi suất… SEABANK Thái Nguyên trong những năm qua đã luôn chú trọng trong việc kiểm soát chi phí, đặc biệt là chi phí trong hoạt động huy động tiền gửi tiết kiệm. Để thấy rõ hơn về tình trạng chi phí huy động tiền gửi tiết kiệm ta xem xét bảng sau:

Bảng 4.5. Chi phí trả lãi từ huy động và sử dụng tiền gửi tiết kiệm của SEABANK Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Chi phí trả lãi tiết kiệm (Tr.đ) 16.370 26.791 36.244 Tổng tiền gửi TK (Tr.đ) 330.925 531.834 655.886 Tỷ lệ trả lãi tiết kiệm so với tổng

tiền gửi tiết kiệm (%) 4,9 5,0 5,5 Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Qua bảng trên ta thấy Chi phí trả lãi tiết kiệm có xu hướng tăng, do tổng số tiền huy động tiết kiệm tăng cho nên tỷ lệ trả lãi tiết kiệm so với tổng tiền gửi tiết kiệm tăng, năm 2014 đạt 4,9%, năm 2015 đạt 5,0% và năm 2015 đạt 5,5% . Có được kết quả trên là nhờ bên cạnh việc điều chỉnh, ổn định lãi suất huy động của NHNN và của SEABANK hội sở, SEABANK Thái Nguyên luôn chú trọng trong công tác quản lý chặt chẽ chi phí, giảm các chi phí quảng cáo, marketting, các cán bộ là người trực tiếp tiếp thị sản phẩm, trực tiếp tiếp cận, huy động từ nhiều nhóm khách hàng qua đó giảm tối đa các khâu trung gian, tiết kiệm chi phí tối đa.

Chi nhánh SEABANK Thái Nguyên đã có được những thành công đáng khích lệ trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm. Tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động của chi nhánh tăng liên tục qua các năm, năm sau cao hơn năm trước đảm bảo nhanh vững chắc. Chi nhánh đã và đang dần dần tự chủ về nguồn tiền gửi tiết kiệm để đáp ứng công tác sử dụng tiền gửi tiết kiệm. Tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm và sử dụng tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh SEABANK Thái Nguyên qua các năm 2014/2016.

Bảng 4.6. Khả năng sử dụng dư nợ cho vay từ tiền gửi tiết kiệm của SEABANK Thái Nguyên giai đoạn 2014-2016

Chỉ tiêu 2014 2015 2016

Tổng Tiền gửi (Tr.đ) 330.295 531.834 655.886 Tổng Dư nợ Cho vay (Tr.đ) 212.198 275.358 332.269 Mức độ đáp ứng tiền gửi tiết kiệm (lần) 1,5 1,9 1,9 Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Qua bảng trên ta thấy Chi nhánh SEABANK Thái nguyên trong giai đoạn vừa qua luôn chủ động trong việc huy động tiền gửi tiết kiệm. Việc chủ động trong việc tạo đầu vào từ cơ sở nên lợi nhuận của chi nhánh luôn nằm trong tóp đầu, cũng như hiệu quả kinh doanh luôn cao. Từ năm 2014 đến năm 2016 mức độ đáp ứng tiền gửi tiết kiệm cho chi nhánh đều đạt rất cao, tăng trưởng so với năm đều đạt tốt. Năm 2014 và 2016 chi nhánh vinh dự được nhận bằng khen của Chủ tịch tỉnh Thái Nguyên vì đã có thành tích xuất sắc trong hoạt động kinh doanh.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 60 - 63)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)