Yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 63 - 65)

Trong những năm gần đây, nền kinh tế Việt Nam gặp rất nhiều khó khăn. Tốc độ tăng trưởng suy giảm; thâm hụt ngân sách ở mức trên 5% GDP trong nhiều năm khiến cho nợ công của nền kinh tế ngày càng tăng cao (nợ công từ mức 36,2% GDP năm 2008 đã lên đến 56% GDP năm 2013), còn thâm hụt cán cân thương mại ở mức 10-15% GDP trong các năm 2007-2010 đã khiến cho dự trữ ngoại hối quốc gia bị sụt giảm mạnh; nợ xấu của các ngân hàng khá lớn và đang tiếp tục gia tăng; hệ thống doanh nghiệp đã lâm vào những khó khăn nghiêm trọng, nhiều doanh nghiệp nợ nần và thua lỗ nặng, số lượng các doanh nghiệp phá sản và đóng cửa lên đến mức cao và ngày càng tăng, tình trạng thất nghiệp trở nên trầm trọng… Chính vì thế, đến các năm tiếp theo với tình trạng sức khỏe yếu của nền kinh tế đã gây ra tình trạng khó khăn và “đói vốn” của toàn bộ nền kinh tế. Do vậy, khả năng huy động tiết kiệm của hệ thống ngân hàng nói chung và của Chi nhánh ngân hàng tỉnh Thái Nguyên nói riêng là hết sức hạn chế.

Động thái của nền kinh tế chính là cơ sở đầu tiên để người gửi tiền ra quyết định nên gửi tiền vào Ngân hàng, tích trữ vàng, USD hay mua sắm các tài sản khác. Trong điều kiện nền kinh tế bất ổn định, giá cả và sức mua của đồng tiền biến động mạnh thì người dân có xu hướng tích trữ vàng, USD hoặc các dạng tài sản khác thay vì đem số tiền đó gửi tại NHTM. Ngược lại, một nền kinh tế phát triển ổn định với tỷ lệ lạm phát hợp lý thì người dân sẽ có cái nhìn khả quan hơn và xu hướng tiền gửi ở các NHTM tăng lên là một điều tất yếu.

2) Nhân tố tiết kiệm trong nền kinh tế:

Văn kiện Đại hội Đảng lần thứ VIII chỉ rõ “ Để tạo vốn cho đầu tư phát triển, giải pháp cơ bản và lâu dài là làm ăn có hiệu quả, phát triển kinh tế, thực hành tiết kiệm kể cả trong chi tiêu của Nhà nước, trong sản xuất kinh doanh và trong tiêu dùng của dân cư”. Thực tế cho thấy, người dân có thu nhập càng cao thì lượng tiền dành cho tiết kiệm có thể càng lớn, đặc biệt là khi thu nhập bình quân đầu người đã đạt đến một mức độ nhất định thì tỷ lệ tiết kiệm không phải tăng lên theo tương quan tỷ lệ với sự gia tăng của thu nhập mà tăng với một tỷ lệ lớn hơn so với thu nhập do nhu cầu thiết yếu lúc này được thoả mãn hoàn toàn và lượng tiền dư ra sẽ tăng nhanh. Tuy nhiên, lượng tiền tiết kiệm có được gửi vào NHTM hay không còn phụ thuộc vào tâm lý tiêu dùng các dân cư. Họ có thể đem gửi Ngân hàng, giữ tiền mặt, vàng, ngoại tệ hoặc mua các tài sản khác.

Bên cạnh nguồn tiết kiệm từ dân cư thì nguồn tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế cũng rất quan trọng. NHTM có thể huy động nguồn vốn này thông qua nghiệp vụ phát hành trái phiếu. Do đó để NHTM thực hiện tổ chức năng trung

gian tài chính, phục vụ đầu tư phát triển thì đòi hỏi các tổ chức, cá nhân và cả nhà nước phải có chính sách tiết kiệm hợp lý và coi tiết kiệm là quốc sách hàng đầu.

2) Chính sách của Nhà nước:

Đây là một trong những nhân tố ảnh hưởng rất lớn đến công tác huy động của các NHTM. Bởi vì khi Nhà nước khuyến khích việc mở rộng huy động thì sẽ có các chính sách văn bản hướng dẫn cụ thể. Từ đó, các NHTM sẽ có các căn cứ pháp lý để thực hiện nghiệp vụ này một cách thuận lợi hơn. Ngược lại, khi Nhà nước không khuyến khích thì tất yếu công tác này sẽ rất khó có khả năng tồn tại và phát triển.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 63 - 65)