Đối với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 95)

kiểm soát, điều tiết việc thực hiện các chính sách tiền tệ quốc gia phải đảm bảo tạo điều kiện thuận lợi để phát triển hệ thống ngân hàng phù hợp với sự phát triển của nền kinh tế thị trường. Muốn vậy, ngân hàng nhà nước phải thực hiện các biện pháp sau:

- Tiếp tục có biện pháp chủ động kiềm chế và đẩy lùi nguy cơ lạm phát nhằm ổn định giá trị của đồng nội tệ vì ổn định giá trị là mục tiêu hàng đầu của chính sách tiền tệ, bởi nếu lạm phát cao đồng tiền bị mất giá sẽ khiến người dân chuyển qua giữ tài sản dưới dạng tích luỹ vàng, ngoại tệ,...vì thế ngân hàng sẽ khó khăn trong việc thu hút vốn.

- Ngân hàng nhà nước cần điều hành chính sách lăi suất một cách linh hoạt hơn nữa, đẩy mạnh các công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức của mọi người dân về tính an toàn và sinh lời của việc gửi tiền vào ngân hàng.

- Ngân hàng nhà nước cần tiếp tục hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động ngân hàng phù hợp với chuẩn mực quốc tế. Định hướng phát triển dịch vụ ngân hàng, phát triển công nghệ thông tin xây dưng chuẩn mực chung trong toàn hệ thống như: thanh toán, điện tử, huy động vốn, cho vay tạo cơ sở pháp lý định hướng cho các ngân hàng đi tắt, đón đầu nhằm mở rộng nguồn vốn và thương hiệu trong thời kỳ hội nhập.

Mặt khác, xuất phát từ giải pháp nhằm đa dạng hoá sản phẩm ở trên, Ngân hàng nhà nước nên cho phép thành lập phòng nghiên cứu phát triển sản phẩm chung cho cả hệ thống ngân hàng và giám sát chặt chẽ việc các ngân hàng cạnh tranh giá, phí sản phẩm dịch vụ khi pḥòng này được thành lập.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 94 - 95)