Các hình thức huy động tiền gửi tại Seabank Thái Nguyên

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 60)

4.1.2.1. Huy động tiền gửi tiết kiệm theo đối tượng dân cư và tổ chức kinh tế Để thấy được thực trạng trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh SEABANK Thái Nguyên ta có thể xem xét bảng số liệu.

Bảng 4.1. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại SEABANK Thái Nguyên theo đối tượng qua các năm 2014-2016

Chỉ tiêu Thực hiện Tốc độ phát triển (%) 2014 2015 2016 Tiền (Tr.đ) Tỷ trọng % Tiền (Tr.đ) Tỷ trọn g % Tiền (Tr.đ) Tỷ trọng % 2015/ 2014 2016/ 2015

1 - Tiền gửi từ dân cư 269.625 82,0 459.274 86,0 594.535 91,0 170,3 129,5 Tiền gửi KKH 15.666 6,0 8.816 2,0 10.010 6,0 56,3 113,5 Tiền gửi CKH 253.959 76,0 450.458 85,0 584.525 89,0 177,4 129,8 2 - Tiền gửi từ TCKT 60.670 18,0 72.560 14,0 61.351 9,0 119,6 84,6 Tiền gửi KKH 8.560 3,0 5.511 6,0 6.210 2,0 64,4 112,7 Hợp đồng tiền gửi 52.110 15,0 67.049 12,0 55.141 8,0 128,7 82,2 Tổng 330.295 100 531.834 100 655.886 100 161,0 123,3

Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Qua bảng số liệu chứng tỏ nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động đã tăng trưởng một cách vững chắc theo từng năm, đặc biệt là phân khúc huy động từ dân cư, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015, tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm đạt 531.834 triệu đồng, tăng 70,3% so với năm 2014. Năm 2016, tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm là 655.886 triệu đồng tăng 29,50% so với năm 2015. Để thấy rõ hơn về công tác huy động tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh ta xem xét cụ thể các chỉ tiêu sau:

+ Huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư

Có thể nói SEABANK Thái Nguyên là một trong những chi nhánh có thế mạnh về nguồn tiền gửi tiết kiệm, đặc biệt là nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư. Trong thời qua, chi nhánh đã vận dụng nhiều biện pháp khai thác tiền gửi tiết kiệm theo hướng ổn định và có lợi trong kinh doanh. Huy động tiền gửi tiết kiệm từ dân cư chiếm tỷ trọng chủ yếu trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng. Năm 2014 nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là 269.625 triệu đồng chiếm 82,01% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm của cả chi nhánh. Năm 2015, nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là 459.274 triệu đồng chiếm 86,02% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. Đến năm 2016, tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là 594.535 triệu đồng chiếm 91,05% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm.

Trong đó, tình hình huy động tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn từ dân cư giữ vị trí quan trọng trong cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh với tỷ lệ trung bình trên 60%. Cụ thể năm 2014 là 76%, năm 2015 là 85 % và năm 2016 là 89%. Tiếp đó là nguồn tiền gửi từ các tổ chức kinh tế, SEABANK Thái Nguyên đã tạo được lòng tin đối với khách hàng. Qua những thành tựu đã đạt được của ngân hàng, khách hàng đã thực sự tin tưởng gửi tiền của mình vào ngân hàng. Điều đó làm cho tiền gửi tiết kiệm không ngừng tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh.

Trong tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn, tạo cho nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động của chi nhánh có tính ổn định cao do đó việc sử dụng tiền gửi tiết kiệm cho vay rất có hiệu quả. Năm 2014 nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn là 306.069 triệu đồng chiếm 92,66% lượng tiền gửi tiết kiệm, năm 2015 là 517,507 triệu đồng chiếm 97,30% lượng tiền gửi tiết kiệm, còn năm 2016 là 639,666 triệu đồng chiếm 97,56% lượng tiền gửi tiết kiệm. Chính nhờ tính ổn định cao trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm này, mà mặc dù nguồn tiền gửi tiết kiệm trung - dài hạn hầu như chiếm rất nhỏ song chi nhánh đã thực hiện phương châm: lấy ngắn nuôi dài và ngắn hạn quay vòng thành dài hạn… nên vẫn tiến hành cho vay trung - dài hạn nhằm đẩy nhanh tốc độ phát triển của nền kinh tế. Hơn nữa theo quy định của thống đốc NHNN thì các NHTM được sử dụng 20% nguồn tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn để cho vay trung - dài hạn. Điều đó tạo điều kiện cho chi nhánh có thêm nguồn tiền gửi tiết kiệm trung - dài hạn để đầu tư phát triển sản xuất.

Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 269,625 60,670 459,274 72,560 594,535 61,351 Dân cư TCKT

Biểu đồ 4.1. Huy động tiền gửi tiết kiệm tại SEABANK Thái Nguyên theo đối tượng qua các năm 2014 - 2016

Ta thấy rằng trong cơ cấu tiền gửi dân cư thì loại có kỳ hạn chiếm tỷ trọng lớn trên 80%. Điều này có thể được giải thích: Thứ nhất, nhân dân đã có thu nhập, họ tin vào các NHTM đặc biệt là các ngân Thương mại cổ phần. Họ gửi tiền vào ngân hàng nên nguồn tiền gửi tiết kiệm từ dân cư là tăng đều và ổn định. Thứ hai, do chi nhánh có chính sách ưu đãi đối với khách hàng: khi khách hàng gửi tiền tiết kiệm có kỳ hạn, nhưng chưa đến hạn khách hàng muốn rút trước kỳ hạn, ngân hàng đã ưu tiên cho họ rút và hướng sang lãi suất thấp hơn hoặc lãi suất không kỳ hạn, hoặc cho vay lại bằng chính số tiền gửi tiết kiệm đó của khách hàng. Đây là một điểm mới để thu hút khách hàng gửi tiền vào chi nhánh. Để khuyến khích nhiều người gửi tiết kiệm thì lãi suất tiền gửi của ngân hàng cũng phải đảm bảo mang lại một khoản thu nhập hợp lý cho người gửi. Công tác chi trả các khoản phải thuận tiện, đúng thời gian quy định, phải đảm bảo bí mật an toàn cho khách hàng. Uy tín của ngân hàng tác động rất lớn đến nguồn tiền gửi này.

Với các tiêu chí trên, Seabank Thái Nguyên đã luôn hoàn thành vượt mức kế hoạch mà SEABANK Hội sở giao cho. Mặc dù trong thời gian qua các ngân hàng bạn cũng liên tục đưa ra các chính sách huy động hấp dẫn để huy động tiền gửi tiết kiệm, nhưng do sự cố gắng của chi nhánh, cộng với uy tín của chi nhánh trên địa bàn được nâng cao nên SEABANK Thái Nguyên đã thực hiện tốt công tác huy động tiền gửi tiết kiệm, góp phần thu hút được một lượng tiền mặt từ lưu thông về, góp phần đẩy lùi tỷ lệ lạm phát và hạn chế các cơn sốt vàng và ngoại tệ… thực hiện thành công chiến lược của Đảng và Nhà nước đề ra.

+ Huy động tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế

Trong thời gian gần đây, công tác huy động tiền gửi tiết kiệm từ các tổ chức kinh tế có xu hướng tăng cả về doanh số và về tốc độ. Đây là nguồn huy động có chi phí thấp nhất ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả kinh doanh của chi nhánh. Nguồn tiền gửi của các tổ chức kinh tế là bộ phận tiền tệ tạm thời nhàn rỗi chưa sử dụng đến trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Trong những điều kiện nhất định thì nguồn tiền gửi này có số dư tương đối không ổn định, bởi vì luôn có khách hàng gửi vào rút ra. Nó phụ thuộc vào số lượng khách hàng, SEABANK Thái Nguyên cũng rất chú trọng tới tiền gửi các tổ chức kinh tế trong chiến lược huy động tiền gửi tiết kiệm của mình.

Xem Bảng 4.1 ta thấy tiền gửi của các tổ chức kinh tế chiếm tỷ trọng thấp dưới 20% trên tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm, nguồn tiền gửi này mấy năm năm

luôn tăng trưởng không đều. Năm 2014 là 60,670 triệu đồng, chiếm 18,01% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. Năm 2015 là 72,560 triệu đồng tăng 14,34% so với năm 2014. Đến năm 2016 là 61,350 triệu đồng giảm 15,41% so với năm 2015. Do nhiều yếu tố tác động khác nhau, nhiều tổ chức kinh tế đã thay đổi hình thức kinh doanh từ doanh nghiệp sang kinh doanh theo hộ kinh doanh cá thể, hay theo hình thức thuế khoán, tránh phải báo cáo nhiều. Do vậy các tổ chức kinh tế ít dần để tiền gửi theo dạng hợp đồng tiền gửi. Nhưng dạng tiết kiệm này là hình thức mà ngân hàng quan tâm nhất, bởi nó chứng minh được năng lực tài chính của các doanh nghiệp hay khả năng thanh toán của họ, để ngân hàng ra quyết định đầu tư cho vay hay không cho vay.

Nguồn tiền không kỳ hạn của tổ chức kinh tế không những giúp ngân hàng đảm bảo cho khả năng cung ứng tiền gửi tiết kiệm của ngân hàng mà ngân hàng lại chỉ phải trả lãi cho nguồn tiền gửi tiết kiệm này thấp hơn nguồn tiền gửi tiết kiệm có kỳ hạn. Vì thế nguồn tiền gửi này có thể coi là một trong những nhân tố quan trọng trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm. Ta có thể thấy được các nguyên nhân chủ yếu dẫn tới sự tăng trưởng này:

Thứ nhất: Ngân hàng đã thực hiện tốt chính sách với khách hàng, tạo được

mối quan hệ mật thiết giữa ngân hàng và khách hàng thông qua việc khuyến khích khách hàng mở tài khoản và thanh toán qua ngân hàng bằng biện pháp lãi suất và các hình thức marketing ngân hàng. Ngân hàng đã thực sự coi các đơn vị kinh tế là bạn hàng của mình. Các thủ tục mở tài khoản nhanh chóng và không mất chi phí nên đã hấp dẫn các đơn vị kinh tế đến với ngân hàng. Ngân hàng ngày càng có uy tín đối với các doanh nghiệp.

Thứ hai: Do công tác thanh toán của ngân hàng có nhiều cải tiến đổi mới,

lắp đặt hệ thống máy tính đào tạo và đào tạo đội ngũ cán bộ ngân hàng. Nhờ đó đã rút ngắn thời gian thanh toán, đảm bảo chi trả chính xác, giảm thời gian chờ đợi của khách hàng. Trong những năm gần đây, nguồn tiền gửi tiết kiệm tiền gửi của các tổ chức kinh tế không ngừng tăng trưởng tại chi nhánh. Đây là kết quả của nhiều yếu tố tác động khách quan lẫn chủ quan. Nhưng sự cố gắng của bản thân ngân hàng là điều không thể phủ nhận, chính điều đó là nhân tố tác động chủ yếu để đạt được kết quả trên.

4.1.2.2. Huy động tiền gửi tiết kiệm theo loại tiền

Trong thời gian qua, SEABANK Thái Nguyên đã khắc phục được tình trạng thiếu nguồn tiền gửi tiết kiệm bằng ngoại tệ để phục vụ các hoạt động kinh doanh của mình. Doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm bằng VND và ngoại tệ (Đã quy đổi ra VNĐ) đều tăng, nhưng tăng ít do quỹ chi nhánh chỉ được tồn quỹ trên dưới 50.000 USD/EURO. Nếu vượt quá số tiền này, chi nhánh sẽ phải điều chuyển hoặc bán lại cho hội sở chính.

Bảng 4.2. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại SEABANK Thái Nguyên qua các năm 2014/2016 Loại tiền Thực hiện Tốc độ phát triển (%) 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2015 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng (Trđ) % (Trđ) % (Trđ) % VNĐ 329.184 99,66 530.329 99,72 652.320 99,46 161,1 123,0 USD quy đổi 1.111 0,34 1.505 0,28 3.566 0,54 135,4 236,9 Tổng 330.295 100 531.834 100 655.886 100 161,0 123,3 Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Qua bảng số liệu nhận thấy số dư tiền gửi tiết kiệm tại chi nhánh bằng VNĐ chiếm tỷ trọng cao hơn rất nhiều so với USD quy đổi. Cụ thể:

Đối với VNĐ, chiếm tỷ trọng cao trên 99%. Mặc dù qua các năm 2014- 2016 có sự biến đổi: năm 2014 chiếm 99,66%; năm 2015 chiếm 99,72% và năm 2016 chiếm 99,46%. Nguyên nhân là do mức lãi suất tiền gửi VNĐ luôn có xu thế cao còn USD quy đổi có mức lãi suất 0%. Hơn nữa, người dân có tâ, lý gửi tiền VNĐ linh hoạt, khi cần dùng ngay mà không mất thời gian quy đổi và không bị “mất giá”.

Nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động bằng ngoại tệ của chi nhánh không ổn định, nhưng xét về cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động thì tỷ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động ngoại tệ tăng dần nhưng không cao. Năm 2014 nguồn tiền gửi tiết kiệm ngoại tệ chiếm 0,34% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm, năm 2015 chiếm 0,28% và năm 2016 chiếm 0,54% tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm. Tuy vậy, với số ngoại tệ huy động đã đáp ứng được công tác sử dụng tiền gửi tiết kiệm của chi nhánh trong năm vừa qua.

Biểu đồ 4.2. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại SEABANK Thái Nguyên qua các năm 2014/2016

Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Có được sự tăng trưởng trên một phần do Chi nhánh luôn chú trọng trong công tác huy động tiền gửi tiết kiệm như chăm sóc khách hàng, cơ chế lãi suất linh hoạt, sản phẩm huy động đa dạng. Bên cạnh đó trong những năm qua hình ảnh cũng như uy tín và thương hiệu SEABANK đã được khẳng định, mở rộng và quảng bá rộng trên địa bàn, đây là một yếu tố góp phần tích cực trong công tác tiếp cận khách hàng.

4.1.2.3. Huy động tiền gửi tiết kiệm theo kỳ hạn

Đây là các khoản tiền nhàn rỗi của dân cư được gửi vào ngân hàng thông qua hình thức gửi tiết kiệm. Đây là hình thức huy động truyền thống của các ngân hàng, các hình thức gửi tiền và các sản phẩm tiết kiệm ngày càng một đa dạng phong phú như: Tiết kiệm không kỳ hạn, tiền gửi có kỳ hạn ngắn, có kỳ hạn dài (1,2,3,6,7,9,12,18,24,36 tháng...) với nhiều hình thức trả lãi hấp dẫn như trả lãi trước, trả lãi sau, giúp cho khách hàng có nhiều cơ hội chọn lựa và cảm thấy hài lòng. Chính vì vậy, nguồn vốn huy động này chiếm tỷ trọng cao nhất trong các hình thức huy động tiết kiệm của Chi nhánh.

Doanh số huy động tiền gửi tiết kiệm ngắn hạn và trung-dài hạn đều tăng trưởng. Cụ thể: Nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động ngắn hạn dưới 1 năm năm 2014 là: 172,397 triệu đồng, năm 2015 tăng lên là 255,937 triệu đồng, đến năm 2016 đã là 310,876 triệu đồng. Nguồn tiền gửi tiết kiệm trung-dài hạn năm 2014 là 157,898 triệu đồng, năm 2015 là 275,897 triệu đồng và đến năm 2016 là 345,010 triệu đồng.

Bảng 4.3. Số dư tiền gửi tiết kiệm tại SEABANK Thái Nguyên theo kỳ hạn Kỳ hạn gửi Thực hiện Tốc độ phát triển (%) 2014 2015 2016 2015/ 2014 2016/ 2015 Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng Tiền Tỷ trọng (Trđ) % (Trđ) % (Trđ) % Không kỳ hạn 24.226 7,33 14.327 2,69 16220 2,47 59,1 113,2 1 tháng 40.574 12,28 64.124 12,06 74.278 11,32 158,0 115,8 1-3 tháng 36.741 11,12 43.412 8,16 60.541 9,23 118,1 139,4 6 tháng 30.768 9,32 54.113 10,17 64.744 9,87 175,8 119,6 9 tháng 18.470 5,59 48.426 9,11 54.177 8,26 262,1 111,8 12 tháng 21.618 6,55 31.535 5,93 40.916 6,24 145,8 129,7 18 tháng 94.549 28,63 154.741 29,1 207.514 31,64 163,6 134,1 36 tháng 63.349 19,18 121.156 22,78 137.496 20,96 191,2 113,4 Tổng 330.295 100 531.834 100 655.886 100 161,0 123,3

Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Cơ cấu nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động đã thay đổi theo chiều hướng tích cực. Tỷ trọng nguồn tiền gửi tiết kiệm huy động trung-dài hạn (6-12 tháng và trên12 tháng) trong tổng nguồn tiền gửi tiết kiệm tăng so năm sau cao hơn năm trước: Năm 2014 là 48,0%, năm 2015 là 52,0% và đến năm 2016 đã là 53,0%. Công tác huy động tiền gửi tiết kiệm trung-dài hạn đạt kết quả tốt đã dần đáp ứng được nhu cầu cho vay trung dài hạn của chi nhánh. Chiếm tỷ trọng nhỏ trong nguồn tiền gửi tiết kiệm là tiền gửi không kỳ hạn, nguồn này có từ việc mở tài khoản trả lương, tài khoản thanh toán,….Tiền gửi không kỳ hạn tại chi nhánh trong thời gian qua là không tốt, giảm theo các năm, cụ thể năm 2014 là 24,226 triệu đồng, năm 2015 giảm xuống còn 14,327 triệu đồng và năm 2016 tiếp tục giảm còn 16,220 triệu đồng. Thực sự, trong nhưng năm vừa qua, tình hình kinh tế khó khăn nhiều tổ chức kinh tế đứng trên bờ bị phá sản, do vậy, nguồn tiền gửi của tổ chức càng ngày càng giảm. Chứng tỏ trong thời gian qua việc khách hàng lựa chọn gửi tiết kiệm cá nhân đang có xu hướng tăng lên.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 52 - 60)