Các hoạt động chủ yếu của Ngân hàng qua các năm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 40 - 43)

3.1.4.1. Hoạt động huy động vốn

Bảng 3.1. Tổng nguồn huy động của một số NHTM lớn trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên Stt Tên các TCTD (Tr.đ) 2014 (Tr.đ) 2015 (Tr.đ) 2016 So sánh (%) 2015/2014 2016/2015 Tốc độ Phát triển (%) Tốc độ Phát triển (%) 1 NH Hàng Hải 314.329 268.967 299.917 85,57 111,51 2 NH SG Thương tín 342.226 417.312 465.583 121,94 111,57 3 NH Đông Á 201.800 180.813 179.840 89,6 99,46 4 NH Á Châu 170.660 199.116 262.748 116,67 131,96 5 NH VN Thịnh Vượng 395.530 412.035 496.074 104,17 120,4 6 NH Kỹ thương 860.595 1.166.829 1.319.043 135,58 113,05 7 NH Quân Đội 1.332.276 1.307.376 1.511.800 98,13 115,64 8 NH Quốc tế 309.389 336.293 388.670 108,7 115,57 9 NH Đông Nam Á (Seabank) 330.295 531.834 655.887 161,02 123,33 10 NH An Bình 519.332 509.645 565.068 98,13 110,87 11 NH Sài Gòn HN 345.043 684.247 787.948 198,31 115,16 12 NH Quốc Dân 613.107 936.100 1.017.706 152,68 108,72 Nguồn: Số liệu tổng hợp từ Ngân hàng nhà nước tỉnh Thái Nguyên

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á chi nhánh Thái Nguyên là một ngân hàng có tiềm năng trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên. Có thể thấy trong ba năm trở lại đây thì hoạt động huy động tiết kiệm của Chi nhánh có tốc độ tăng trưởng hàng năm đạt ở mức khá cao. Tuy nhiên do số lượng NHTM tham gia thị trường ngày càng gia tăng, sự cạnh tranh ngày càng gay gắt, đặc biệt là mảng huy động vốn từ dân cư.

Như vậy đến năm 2014, Ngân hàng Quân Đội vẫn là NHTM có nguồn vốn huy động chiếm thị phần lớn nhất với lợi thế mạng lưới hoạt động rộng khắp và quy mô khách hàng lớn, ngân hàng Techcombank đứng thứ 2, và ngân hàng Seabank chỉ xếp thứ 5. Trong cơ cấu nguồn vốn huy động của các NHTM, thì vốn huy động từ dân cư mang tính chất quyết định và chiếm tỷ trọng lớn. Trước tình hình này, ban lãnh đạo Chi nhánh cần có những biện pháp thích hợp hơn để giữ vững thị phần huy động vốn trong tương lai đồng thời tăng nhanh thị phần của Chi nhánh để tăng khả năng cạnh tranh đối với những ngân hàng thương mại khác trên địa bàn.

3.1.4.2. Hoạt động cho vay

Khi đã huy động được vốn rồi, nắm trong tay một số tiền nhất định thì các Ngân hàng thương mại phải làm như thế nào để hiệu quả hoá những nguồn này, nghĩa là tìm cách để những khoản tiền đó được đầu tư đúng nơi, đúng chỗ, có hiệu quả, an toàn, đem lại nhiều lợi nhuận cao cho Ngân hàng.

Bảng 3.2. Tổng Dư nợ và Thu hồi nợ xấu tại SEABANK Thái Nguyên qua các năm STT Chỉ tiêu 2014 (tr.đ) 2015 (tr.đ) 2016 (tr.đ) Tốc độ phát triển (%) 2014/2015 2015/2016 1 Tổng số Dư nợ 175.865 271.179 328.728 54,19 21,2 2 Thu hồi dư nợ xấu 0 0 0 0 0

- Thu hồi gốc quá hạn 0 0 0 0 0

- Thu hồi lãi quá hạn 0 0 0 0 0

Nguồn: Báo cáo thường niên SEABANK Thái Nguyên

Lãi thu được từ hoạt động cho vay, Ngân hàng sẽ dùng nó để trả lãi suất cho nguồn vốn đã huy động, thanh toán những chi phí trong hoạt động, phần còn lại sẽ là lợi nhuận của Ngân hàng. Cho vay là hoạt động kinh doanh chủ chốt của Ngân hàng thương mại để tạo ra lợi nhuận, chỉ có lãi suất thu được từ cho vay

mới bù nổi chi phí dự trữ, chi phí kinh doanh và quản lý, chi phí vốn trôi nổi, chi phí thuế các loại và chi phí rủi ro đầu tư .

Kinh tế ngày càng phát triển, lượng cho vay của Ngân hàng thương mại ngày càng tăng nhanh và loại hình cho vay cũng trở nên vô cùng phong phú và đa dạng. Cùng với sự phát triển đó, ngân hàng Seabank Thái Nguyên đã triển khai hoạt động cho vay cụ thể như sau:

Qua bảng số liệu trên chứng tỏ hoạt động cho vay của Seabank Thái Nguyên đã tăng trưởng một cách vững chắc theo từng năm, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2015, tổng cho vay đạt 271.179 triệu đồng, tăng 54,2% so với năm 2014. Năm 2016, tổng cho vay là 328.728 triệu đồng tăng 21% so với năm 2015. Dư nợ cho vay vẫn đạt đủ tiêu chuẩn mà hội sở giao cho.

3.1.4.3. Hoạt động thanh toán - Thanh toán bằng tiền mặt

- Thanh toán bằng chuyển khoản, thanh toán online,….

- Thanh toán nội địa như: chuyển tiền trong hệ thống bằng Sec, ủy nhiệm chi,…

- Thanh toán quốc tế: thanh toán chuyển tiền quốc tế nhằm thanh toán cho các hợp đồng kinh tế mà doanh nghiệp hoặc cá nhân đã ký kết và đến hạn trả. Chi nhánh thường mở L/C nhập khẩu phôi thép và sắt thép phế liệu bằng cách thực hiện các hợp đồng mua bán quốc tế cho khách hàng, nhưng chi nhánh chưa trực tiếp thanh toán với nước ngoài mà phải thực hiện thanh toán qua SEABANK Hội sở (phòng thanh toán quốc tế). SEABANK Hội sở thông báo chấp nhận đối với chi nhánh thực hiện mở L/C và thu phí luôn tại SEABANK Hội sở chi nhánh chỉ đóng vai trò như là một đầu mối khách hàng và được hưởng 40% phí mở L/C. Trong năm 2015, chi nhánh đã trực tiếp mở L/C để thanh toán với nước ngoài với hơn 102 L/C được thực hiện với giá trị là 5.157.245 USD. Kế hoạch trong năm tới chi nhánh đẩy mạnh hơn nữa hoạt động này, đẩy mạnh thu phí và tăng lượng tiền gửi không kỳ hạn từ hoạt động bán USD của khách hàng.

3.1.4.4. Hoạt động kinh doanh khác

Thực hiện kinh doanh đa năng tổng hợp như một NHTM, SEABANK Thái Nguyên thực hiện ngày càng nhiều các hoạt động kinh doanh khác nhau đáp ứng nhu cầu phát triển của nền kinh tế, nâng cao uy tín trên thị trường. Chi nhánh

bước đầu triển khai cho vay ngoại tệ đối với các doanh nghiệp quốc doanh nhưng ở quy mô còn nhỏ, chủ yếu xuất khẩu chè, nhập khẩu máy móc, trang thiết bị phục vụ thi công.

+ Về nghiệp vụ bảo lãnh: Nghiệp vụ bảo lãnh được SEABANK Thái Nguyên thực hiện từ khi thành lập. Hiện nay nghiệp vụ này là thế mạnh của chi nhánh. Các nghiệp bảo lãnh chủ yếu gồm:

- Bảo lãnh dự thầu.

- Bảo lãnh thực hiện hợp hợp đồng. - Bảo lãnh thanh toán tiền ứng trước. - Bảo lãnh đảm bảo chất lượng công trình. - Bảo lãnh thanh toán thuế nhập khẩu.

Thực hiện bảo lãnh tại chi nhánh là những khách hàng đang có quan hệ tín dụng với chi nhánh chủ yếu thực hiện trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, xây lắp và cung cấp thiết bị điện,…Đến hết quý III/2016 có trên 900 hợp đồng bảo lãnh với giá trị đạt 525.778 triệu đồng. Thu phí đạt 375 triệu đồng, hoàn thành 135% kế hoạch cả năm 2016. Thông qua việc thực hiện bảo lãnh, chi nhánh đã huy động được hơn 88 tỷ đồng tiền gửi không kỳ hạn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường huy động tiền gửi tiết kiệm tại ngân hàng TMCP đông nam á chi nhánh thái nguyên (Trang 40 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)