Phương pháp phân tích số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)

3.2.5.1. Phương pháp thống kê

Sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để xác định diện tích, năng suất, sản lượng cam đường Canh của từng đơn vị sản xuất. Sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian để phân tích biến động diện tích, năng suất, sản lượng cam đường Canh của xã qua các năm.

Phân tổ thống kê

nhau để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của hộ trồng cam Canh và phân loại chúng theo các kiểu nông hộ tham gia trồng cây, phân loại theo quy mô trồng cam…

3.2.5.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so

sánh với một chỉ tiêu gốc. Như so sánh tình hình dân số, lao động, diện tích đất

đai, giá trị sản xuất giữa các năm nghiên cứu với nhau để thấy được tốc độ phát triển tăng hay giảm sút của các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu so sánh phải được phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện sản xuất.

3.2.5.3. Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây cam đường Canh trên địa bàn nghiên cứu.

Để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản xuất cây cam đường Canh ở xã. Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh ( S ) Bước 2: Liệt kê các mặt yếu ( W ) Bước 3: Liệt kê các cơ hội ( O ) Bước 4: Liệt kê các thách thức ( T )

Điểm mạnh ( S ) Điểm yếu ( O )

Cơ hội ( O ) Kết hợp ( S/O ) Kết hợp ( W/O )

Thách thức ( T ) Kết hợp ( S/T) Kết hợp ( W/T )

Nguồn : Ngô Kim Thanh (2016)

Việc phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề phát triển sản xuất cam đường Canh trong tương lai.

3.2.5.4. Phương pháp phân tích kênh tiêu thụ

Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà bán buôn và người bán lẻ, thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.

+ Kênh tiêu thụ gián tiếp: là người sản xuất bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cung thông qua khâu trung gian bao gồm người bán buôn, đại lý, người bán lẻ.

Việc phân tích kênh tiêu thụ sẽ giúp giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào thị trường, hiểu rõ nhu cầu, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, giúp người sản xuất có thể đưa được khối lượng hàng hóa trong thời gian ngắn nhất….

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 50 - 52)