Thực trạng sản xuất kinh doanh của huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 48)

Là một huyện miền núi của Bắc Giang, Lạng Giang có hệ thống giao thông thuận lợi có tuyến đường quốc lộ 1A và quốc lộ 37 đi qua trong huyện. Nên nền kinh tế có sự phát triển theo xu hướng chung của nền kinh tế trong nước và thế

giới và đặc biệt là sự biến động về giá cả đầu vào, đầu ra trên thị trường nhưng với thế mạnh sẵn có của mình cùng với nhạy bén nắm bắt nhu cầu thị trường của nhân dân (Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

3.1.3.1. Tăng trưởng kinh tế

Giá trị tổng sản phẩm của huyện năm 2017 đạt 391.202,29 triệu đồng. Trong đó ngành Nông lâm nghiệp đạt 173.911,43 triệu đồng, chiếm 45,2%; Ngành công nghiệp-Xây dựng đạt 135.355,99 triệu đồng, chiếm 34,6% và ngành Thương mại- Dịch vụ đạt 82.934,87 triệu đồng, chiếm 21,2% giá trị tổng sản phẩm (Chi cục thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

Tốc độ tăng trưởng kinh tế toàn huyện giai đoạn 2015 - 2017 bình quân đạt 12,19%, trong đó ngành nông, lâm nghiệp tăng 5,0%, ngành Công nghiệp - Xây dựng tăng 24,09% và ngành Thương mại - Dịch vụ tăng 17,42% (Chi cục thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

Trong giai đoạn 2015 - 2017, giá trị tổng sản phẩm của các ngành sản xuất trên địa bàn huyện đều tăng, song tốc độ tăng trưởng của các ngành trong từng năm cũng như trong cả giai đoạn có sự khác nhau. Trong cả giai đoạn tốc độ tăng trưởng của ngành Công nghiệp - Xây dựng là cao nhất tăng 21,26% và thấp nhất là ngành Nông Lâm nghiệp đạt 5,0%, Tính theo năm thì năm 2016 là năm có tốc độc tăng trưởng cao nhất đạt 13,18%, trong đó ngành nông nghiệp đạt 7,25%; Ngành Công nghiệp - Xây dựng đạt 21,62% và ngành Thương mại - Dịch vụ đạt 19,38% (Chi cục thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

3.1.3.2. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong giai đoạn 2015 - 2017, tuy giá trị tổng sản phẩm của ngành trên địa bàn huyện Lạng Giang đều tăng, song cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng giảm dần tỷ trọng ngành Nông Lâm nghiệp và công nghiệp - Xây Dựng và tăng dần tỷ trọng ngành Thương mại - Dịch vụ. Năm 2015, tỷ trọng ngành Nông nghiệp trong cơ cấu kinh tế của huyện là 31,88% thì đến năm 2017 giảm còn 25,02%; Ngành công nghiệp - Xây dựng từ 22,75% năm 2015 đến năm 2017 giảm còn 22,64%; Ngành Thương mại - Dịch vụ từ 45,37% năm 2015 đến năm 2017 tăng lên đạt 52,34% (Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

3.1.3.3. Về nông nghiệp

Sản xuất nông, lâm, ngư nghiệp có sự chuyển biến mạnh mẽ cả về số lượng và chất lượng. Cơ cấu cây trồng, vật nuôi chuyển dịch theo hướng đa dạng hóa

kỹ thuật, đặc biệt là công tác giống, biện pháp thâm canh mới, áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất ... được ứng dụng góp phần tăng năng xuất, chất lượng cây trồng vật nuôi, tăng hiệu quả kinh tế và giá trị sản xuất trên một đơn vị diện tích. Đời sống nhân dân tiếp tục được cải thiện và nâng cao, bộ mặt nông thôn có nhiều khởi sắc (Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

Là một huyện miền núi song được thiên nhiên ưu đãi có nhiều vùng đất phù sa mầu mỡ thuận lợi cho phát triển trồng cây ăn quả mang lại nguồn thu nhập không nhỏ cho các hộ nông dân và địa phương. Mặc dù chịu ảnh hưởng của dịch bệnh xong nông nghiệp của Lạng Giang chiếm tỷ trọng lớn và tốc độ phát triển khá cao.

3.1.3.4. Về công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp

Với lợi thế của huyện có quốc lộ 1A Lạng Sơn - Hà Nội chạy qua việc phát triển công nghiệp trên địa bàn gặp rất nhiều thuận lợi đến nay trên toàn huyện có 350 doanh nghiệp các loại tạo việc làm cho hàng ngàn lao động trong đó 200 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, TTCN; 150 xưởng chế biến các loại (Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

3.1.3.5. Dịch vụ - thương mại, tài chính - ngân hàng

Toàn huyện hiện nay có trên 800 cơ sở kinh doanh với trên 1500 lao động tham gia. Mạng lưới chợ từng bước được củng cố và đầu tư xây dựng, nâng cấp theo chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn Mới. Hiện nay trên địa toàn huyện có 15 chợ và phấn đấu mỗi một xã có 01 chợ hoặc 1 khu mua bán tập chung phuc vụ việc lưu thông hàng hóa trong huyện. Dịch vụ vận tải phát triển nhanh và phân bố rộng rãi khắp trên địa bàn trong huyện, đáp ứng tốt nhu cầu vận chuyển hàng hóa và hành khách. Hệ thống nhà nghỉ, khách sạn, nhà hàng, bưu chính, viễn thộng, internet phát triển nhanh (Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang, 2017).

Hệ thống xúc tiến thương mại ngày càng được quan tâm. Tổ chức tốt việc quảng bá sản phẩm, khẳng định được thương hiệu và uy tín của sản phẩm, nhất là một số mặt hàng chủ lực của huyện như rau, củ, quả và phát triển công nghiệp.

3.1.3.6. Về trồng trọt

Nhìn chung, cơ cấu ngành trồng trọt đã có những bước chuyển dịch tích cực theo hướng đẩy mạnh sản xuất các loại nông sản hàng hóa có nhu cầu thị trường và giá trị kinh tế cao. Sản xuất cây ăn quả (cam, quýt...) có sự điều chỉnh mạnh theo nhu cầu thị trường, hình thành một số vùng sản xuất hàng hóa tập trung. Trong đó đặc biệt diện tích cam tăng mạnh dự kiến 100ha năm 2016, sản lượng vào khoảng 70 tấn đạt hơn 100% so với mục tiêu kế hoạch.

Bảng 3.2. Tổng sản phẩm và cơ cấu tổng sản phẩm các ngành kinh tế của huyện Lạng Giang

Đơn vị

Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Tốc độ tăng trường

SL CC (%) SL CC (%) SL CC (%) 2016/201 5 2017/201 6 BQ (%) I. Tổng sản phẩm 308.546,92 100,00 245.621,50 100,00 391.202,29 100,00 111,20 113,18 112,19 1. Nông lâm nghiệp 160.444,39 52,00 164.861,46 47,70 170.798,92 43,15 102,75 103,60 103,17 2. Công nghiệp - XD 87.935,88 28,50 111.290,12 32,20 137.507,61 35,15 126,56 123,55 125,05 3. Thương mại - DV 60.166,65 19,50 69.469,92 20,10 82.895,76 21,19 115,46 119,32 117,37 II. Một số chỉ tiêu BQ

- Giá trị SP/nhân khẩu 9,58 10,69 11,92 111,58 111,50 111,54

- Giá trị TSP/lao động 19,56 21,61 24,08 110,48 111,42 110,95 - Giá trị TSPPNN/LĐNN 13,47 14,10 14,88 110,46 110,55 110,50 III. Tổng sản phẩm 422.709,28 100,00 480.413,88 100,00 555.507,25 100,00 111,36 111,56 111,46 1. Nông nghiệp 216.004,44 51,10 222.287,50 46,27 233.868,55 42,10 102,90 105,20 104,04 2. Công nghiệp - XD 121.402,11 28,72 155.846,26 32,44 198.316,09 35,70 128,30 127,25 127,77 3. Thương mại - DV 85.302,73 20,18 102.322,61 21,29 123.322,61 22,20 119,90 120,57 120,23 IV. Một số chỉ tiêu BQ

- Giá trị TSP/nhân khẩu 13,13 14,87 16,92 111,33 111,38 111,35 - Giá trị TSP/lao dộng 26,79 30,04 34,18 111,21 111,39 111,30

- Giá trị TSPNN/LĐNN 18,13 19,02 20,25 110,49 110,65 110,57

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lạng Giang (2017)

32

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 44 - 48)