Các yếu tố khách quan

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 79)

4.2.1.1. Điều kiện tự nhiên

Các yếu tố địa hình, thổ nhưỡng, môi trường sinh thái của huyện Lạng Giang là một điều kiện thuận lợi cho cây cam đường canh sinh trưởng và phát triển tốt, vì thế nên các yếu tố này của xã là một điều kiện thuận lợi để trồng cây cam đường canh và đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn hẳn so với các vùng khác.

Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi về điều kiện tự nhiên đó thì nó còn có một số trở ngại nhất định về điều kiện thời tiết đã làm ảnh hưởng đến việc trồng cam và sự sinh trưởng, phát triển của cây cam đường canh, điều kiện thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều nên sâu bệnh cũng tăng cả về số lượng cũng như về chủng loại vì thế nên cây trồng nói chung và cây cam đường canh nói riêng rất dễ mắc bệnh nên phải chú trọng đến sử dụng thuốc bảo vệ thực vật phù hợp, liên tục thay đổi thuốc để trị các loại sâu bệnh này.

Bảng 4.15. Đánh giá của hộ về ảnh hưởng của điều kiện tự nhiên đến năng suất, sản lượng cam đường canh

Chỉ tiêu QM lớn QM vừa QM nhỏ BQ chung SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 15 100,00 30 100,00 45 100,00 90 100,00 1. Ảnh hưởng của chất đất đến năng suất, chất lượng cam đường canh

- Nhiều 5 33,33 15 50,00 35 77,78 55 61,11 - Bình thường 9 60,00 11 36,67 7 15,56 27 30,00

- Ít 1 6,67 4 13,33 3 6,67 8 8,89

2. Ảnh hường của thời tiết, khí hậu đến năng suất, chất lượng cam đường canh - Nhiều 11 73,33 18 60,00 37 82,22 66 73,33 - Bình thường 3 20,00 9 30,00 7 15,56 19 21,11

- Ít 1 6,67 3 10,00 1 2,22 5 5,56

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng hầu hết các hộ trồng cam đường canh đều cho rằng chất đất và thời tiết, khí hậu ảnh hưởng nhiều đến năng suất và chất

lượng cam đường canh.

Trong số 90 người được điều tra có 55 người (tương ứng 61,11%) cho rằng chất đất ảnh hưởng nhiều đến năng suất, chất lượng cam đường canh, 27 người (30%) cho rằng ảnh hưởng bình thường và 8 người (8,89) cho rằng chất đất ít ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng cam đường canh. Tuy nhiên, với các hộ quy mô lớn thì có đến 9/15 hộ (60%) cho rằng chất đất ảnh hưởng đến năng suất, chất lượng cam đường canh ở mức độ bình thường.

Với khí hậu và thời tiết có đến 73,33% số hộ cho rằng ảnh hưởng nhiều đến năng suất, sản lượng cam đường canh, 21,11% số hộ cho rằng ảnh hưởng bình thường và chỉ có 5,56% số hộ cho rằng khí hậu và thời tiết ảnh hưởng ít đến năng suất, chất lượng cam đường canh của hộ.

4.2.1.2. Yếu tố thị trường tiêu thụ

a. Ảnh hưởng của các kênh tiêu thụ

Muốn phát triển được sản xuất thì tiêu thụ sản phẩm phải phát triển được. Sản phẩm có tiêu thụ được thì sản xuất mới phát triển và ngược lại, sản phẩm không tiêu thụ được thì sẽ là ngừng trệ quá trình sản xuất. Do đó tiêu thụ là một khâu rất quan trọng của quá trình sản xuất. Thị trường quả nói chung phụ thuộc vào mức sống tập quán sử dụng người dân. Cầu về sản phẩm quả phụ thuộc vào nhu cầu của người tiêu dùng là rất lớn. Ngoài ra, còn phụ thuộc vào các yếu tố như: sở thích, mùa vụ…Do đó, sản xuất cam đường canh rất cần chú ý đến những yếu tố trên để sản xuất sản phẩm đáp ứng được thị hiếu của người tiêu dùng, chú trọng hơn tới chất lượng, thời vụ chín sớm, chín muộn,… để dễ dàng tiêu thụ và sản phẩm cũng bán được giá.

Tình hình tiêu thụ sản phẩm cam tại các hộ sản xuất cam huyện Lạng Giang hiện khá thuận lợi, sản phẩm cam sản xuất ra là bán hết, không có hiện tượng tồn đọng. Tại huyện Lạng Giang, cam đường canh được người dân bán cho người bán lẻ, người bán buôn, người thu gom hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng tại vườn cam hoặc tại chợ địa phương.

Người bán lẻ thường là những người dân địa phương, nhóm người này có đặc tính là buôn bán nhỏ, mua trực tiếp sản phẩm tại vườn và thanh toán ngay sau khi tiêu thụ sản phẩm nhằm mục đích tăng thêm thu nhập cho gia đình. Địa bàn hoạt động của nhóm người này chủ yếu tại chợ địa phương do đó họ thường mua tận gốc, bán tận ngọn. Vì vậy, lợi nhuận họ mang về cao nhất vì họ không

phải qua tay một ai nữa, hiển nhiên họ làm cho hàng hóa tiêu thụ một cách nhanh chóng. Mặt khác, họ bán lấy tiền ngay nên làm cho tốc độ chu chuyển vốn nhanh. Nhưng nhược điểm của loại hình này là khối lượng sản phẩm tiêu thụ được thấp mà sản phẩm cam đường Canh khi thu hoạch lại lớn trong một thời điểm vì vậy yêu cầu khối lượng sản phẩm tiêu thụ được phải lớn để sản phẩm cam không bị hư hỏng và làm giảm được chi phí bảo quản.

Người bán buôn là những người có vốn lớn có hợp đồng có thể là văn bản hoặc hợp đồng bằng miệng. Họ có phương tiện vận chuyển sản phẩm từ nơi thu mua đi các điểm tiêu thụ bán lại cho người bán lẻ để ăn chênh lệch do đó sản phẩm tiêu thụ sẽ nhiều hơn và chi phí bảo quản ít hơn nhưng giá người sản xuất nhận được sẽ ít hơn so với khi bán trực tiếp cho người bán lẻ. Với những hợp đồng chỉ ký kết bằng miệng còn gặp phải rủi ro khi người bán buôn không tiêu thụ được sản phẩm của họ có thể không thu mua nữa mà không phải chịu bất kì trách nhiệm nào đối với người sản xuất, khi đó sản phẩm sẽ ứ đọng sẽ xuất hiện nhiều và chi phí bảo quản sẽ tăng cao.

Người thu gom cũng giống như người bán buôn là sẽ đi thu gom sản phẩm sau đó phân phối lại cho các tác nhân khác. Khác với người bán buôn chỉ thu mua từ một đến hai vườn thì người thu gom lại thu mua khối lượng sản phẩm lớn ở nhiều vườn khác nhau và bán cho nhiều nơi khác nhau với hình thức này thường sẽ có hợp đồng chính thức. Do đó họ có đầu vào và đầu ra ổn định thường xuyên. Người thu gom có thế mạnh là là họ kiểm soát được toàn bộ vấn đề giá cả trên thị trường và như vậy vấn đề giá cả và thị trường tiêu thụ bị người thu gom chi phối. Như vậy, có thể thấy ưu điểm của hình thức này là việc tiêu thụ sản phẩm sẽ có sự ổn định, lâu dài, số lượng lớn tuy nhiên hạn chế của nó là giá cả bán lại thấp gây thiệt hại cho người sản xuất.

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng các hộ quy mô nhỏ chủ yếu bán cho người bán lẻ, chiếm tới 46,67% số hộ quy mô nhỏ được điều tra và có 28,29% số hộ quy mô nhỏ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Các hộ quy mô vừa chủ yếu bán cho người bán buôn và người thu gom với tỷ lệ 43,33% số hộ quy mô vừa bán cho người bán buôn, 30% bán cho người thu gom, 26,67% bán cho người bán lẻ và không có hộ quy mô vừa nào bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Các hộ quy mô lớn chủ yếu bán cho người bán buôn với tỷ lệ 60% số hộ, 33,33% bán cho người thu gom, chỉ có 6,67% bán cho người bán lẻ và cũng không có hộ nào bán cho người tiêu dùng.

Bảng 4.16. Kênh tiêu thụ cam đường canh của các hộ sản xuất Chỉ tiêu QM lớn QM vừa QM nhỏ BQ chung SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 15 100,00 30 100,00 45 100,00 90 100,00 1- Bán trực tiếp cho người

tiêu dùng 0 0,00 0 0,00 13 28,89 13 14,44 2- Bán cho người bán lẻ 1 6,67 8 26,67 21 46,67 30 33,33 3- Bán cho người bán buôn 9 60,00 13 43,33 5 11,11 27 30,00 4- Bán cho người thu gom 5 33,33 9 30,00 6 13,33 20 22,23 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

b. Ảnh hưởng của giá bán

Giá cả của một sản phẩm trên thị trường được hình thành và thông qua quan hệ cung - cầu. Người bán và người mua thỏa thuận với nhau để tiến đến mức giá cuối cùng nhằm đảm bảo lợi ích cả hai bên. Giá cả đóng vai trò quan trọng trong quyết định mua hay không mua của khách hàng.

Cam đường canh là sản phẩm có giá trị kinh tế cao được người tiêu dùng ưa thích. Do đó, giá bán cam đường canh luôn cao và ổn định hơn so với các loại cam khác trên thị trường. Những năm gần đây giá cam đường canh luôn cao và có xu hướng tăng điều này kích thích người trồng cam đường canh đầu tư phát triển, mở rộng diện tích sản xuất cam đường canh.

4.2.1.3. Cơ chế chính sách trong phát triển sản xuất cam đường canh

Những năm vừa qua Nhà nước đã đưa ra các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư sơ sở hạ tầng và hàng loạt chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong sản xuất cam. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất, phát huy lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng quy trình, tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng xuất cây trồng và có hiệu quả cao.

cấp chính quyền địa phương chưa có sự tập trung cao đối với việc xây dựng chiến lược phát triển cây ăn quả trung hạn, dài hạn, quy hoạch vùng sản xuất hàng hóa, quản lý chất lượng sản phẩm, việc vay vốn sản xuất vẫn còn gặp nhiều khó khăn… Do vậy mà sản xuất trên thực tế cơ bản mang tính tự phát theo ý muốn chủ quan của người dân địa phương, vì thế đã dẫn đến sự bất hợp lý về cơ cấu diện tích, cơ cấu chủng loại giống cây ăn quả, cơ cấu về sản lượng các loại quả.

Qua số liệu điều tra 90 hộ trồng cam về hiệu quả của các chính sách trong phát triển sản xuất cam đường canh ta thấy rằng có tới 60% số hộ cho rằng chính sách về đất đai chưa tốt, còn nhiều hộ muốn mở rộng diện tích trồng cam nhưng chưa có đất. Về chính sách hỗ trợ vay vốn để phát triển sản xuất cam cũng có tới 42,22% số hộ cho rằng chính sách này chưa tốt, nhiều hộ trồng cam đường canh chưa được tiếp cấn với nguồn vốn ưu đãi trong sản xuất nông nghiệp. Về kiến thức trồng, chăm sóc, thu hoạch cam đường canh vẫn có tới 34,44% số hộ điều tra cho rằng họ được hỗ trợ ít và 3,33% số hộ cho rằng họ không được hỗ trợ.

Bảng 4.17. Hiệu quả của các chính sách đến phát triển sản xuất cam đường canh

Chỉ tiêu QM lớn QM vừa QM nhỏ BQ chung SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Tổng số hộ điều tra 15 100,00 30 100,00 45 100,00 90 100,00 1- Chính sách đất đai - Tốt 6 40,00 12 40,00 18 40,00 36 40,00 - Chưa tốt 9 60,00 18 60,00 27 60,00 54 60,00 2- Chính sách hỗ trợ vay vốn - Tốt 12 80,00 19 63,33 21 46,67 52 57,78 - Chưa tốt 3 20,00 11 36,67 24 53,33 38 42,22 3- Hỗ trợ kiến thức trồng, chăm sóc, thu hoạch cam đường canh

- Hỗ trợ nhiều 11 73,33 24 80,00 23 51,11 58 64,44 - Hỗ trợ ít 4 26,67 8 26,67 19 42,22 31 34,44 - Không hỗ trợ 0 0,00 0 0,00 3 6,67 3 3,33 Nguồn: Tổng hợp từ kết quả điều tra (2018)

Như vậy ta thấy rằng các chính sách của Nhà nước trong phát triển sản xuất cam chưa thực sự mang lại hiệu quả cho các hộ trồng cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang. Điều này đòi hỏi Nhà nước, UBND tỉnh Bắc Giang, Sở NN&PTNT tỉnh Bắc Giang cần đưa ra nhiều chính sách hỗ trợ người sản xuất

cam đường canh hiệu quả hơn.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 74 - 79)