Các yếu tố ảnh hưởng tới phát triển sản xuất cam đường canh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 33)

2.1.5.1. Nhóm điều kiện tự nhiên

Đất đai: đất đai vừa là tư liệu lao động vừa là đối tượng lao động. Nếu không

có đất thì không có sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất cây ăn quả nói riêng. Đất đai là một trong những nhân tố quyết định tới chất lượng sản phẩm cây ăn quả do đó mà mỗi loại đất khác nhau sẽ thích hợp để trồng một loại cây nhất định để cho chất lượng tốt nhất. Đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt vì các loại tư liệu sản xuất khác trong quá trình sử dụng chúng bị hao mòn, nhưng đất đai nếu biết cánh sử dụng hợp lý thì không những không bị hao mòn mà có thể sẽ ngày càng tốt lên. Ngoài ra, các nguyên tố khác như Ca, Mg, các yếu tố vi lượng khác cũng rất cần đối với sự phát triển của cam, quýt. Tùy từng loại đất và mức độ thiếu mà biểu hiện của các ảnh hưởng nhiều hay ít. Bón đầy đủ phân chuồng cũng có thể khắc phục được tình trạng thiếu vi lượng trong đất (Nguyễn Hữu Đống, 2003).

nước ta chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa mang đặc trưng là chế độ nhiệt ẩm thích hợp để trồng nhiều loại cây ăn quả, cho phép cây trồng phát triển quanh năm chất lượng tốt. Bên cạnh những thuận lợi đó thì việc sản xuất cây ăn quả ở nước ta vẫn còn gặp phải rất nhiều khó khăn, thách thức như thiên tai thường xuyên xảy ra, thời tiết ẩm ướt thuận lợi cho sự phát triển của sâu bệnh hại. Hiện nay sản xuất cây ăn quả ở nước ta vẫn còn phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện khí hậu do đó tính bấp bênh trong sản xuất còn cao (Nguyễn Hữu Đống, 2003).

Độ ẩm: lượng mưa được coi là đủ khi nước tự do bằng 1% và độ ẩm đất bằng 60%. Độ ẩm không khí thích hợp nhất là 75-80%. Thời kỳ hoa nở cần độ ẩm không khí thấp 70 - 75%, thời kỳ quả phát triển độ ẩm cao quả sẽ phát triển nhanh, phẩm chất tốt và mã quả đẹp. Độ ẩm đất và không khí ảnh hưởng đến khả năng phân hóa mầm hoa và tỉ lệ đậu quả của cam. Nếu đủ ẩm trong mùa hè và hạ nhẹ từ tháng 12 đến tháng 2 năm sau hoa quả sẽ nhiều. Tháng 3 đến tháng 4 mùa khô hạn có khả năng giảm số lượng quả trên cây (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phù Quỳ, 1990).

Lượng mưa thích hợp cho vùng trồng cam trên dưới 2.000mm, cam chanh cần 1.000-2000mm, quýt cần nhiều nước hơn:1.500-2.000mm. Nhìn chung, lượng mưa có đủ để sản xuất nông nghiệp thảo mãn nhu cầu sinh trưởng và phát triển của cây là 1.400-2.500mm. Nhưng phân bố không đồng đều điều đó đã ảnh hưởng không nhỏ tới năng suất và phẩm chất của quả. Ví dụ, tỉnh Hà Giang lượng mua bình quân hàng năm 3.000 - 3.500 mmm, cá biệt có nơi 5.000 mm, tập trung chủ yếu trong tháng mùa hè, vì thế mà năng suất và chất lượng cam những nơi này giảm (Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phù Quỳ, 1990).

2.1.5.2. Nhóm điều kiện kinh tế - xã hội

Trình độ, năng lực: Trình độ của người sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp tới việc tổ chức và hiệu quả kinh tế cây cam. Năng lực của người sản xuất được thể hiện qua trình độ tổ chức quản lý, khả năng nắm bắt áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và công nghệ mới. Khả năng ứng xử trước các biến động của thị trường, môi trường sản xuất kinh doanh, trình độ trang bị cơ sở vật chất...Nếu trình độ, năng lực của người sản xuất cao thì sẽ ảnh hưởng tích cực tới ngành sản xuất cam và ngược lại (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).

Quy mô vốn: Vốn bằng tiền, vật tư kỹ thuật và lao động kỹ thuật là nhân tố quan trọng để tăng trưởng kinh tế, phát triển sản xuất nông nghiệp. Vốn đầu tư

là cơ sở để tạo ra vốn sản xuất, tăng năng lực sản xuất của nền kinh tế, còn là điều kiện để nâng cao trình độ khoa học công nghệ, vật tư kỹ thuật và lao động tạo thêm nhiều việc làm, mở rộng quy mô (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).

Đối với cây ăn quả nói chung và cây cam nói riêng thì yêu cầu về vốn đầu tư khá lớn. Vì vậy, muốn sản xuất hiệu quả cao thì yêu cầu có được nguồn vốn đầy đủ, kịp thời và sử dụng nguồn vốn vào sản xuất là rất quan trọng. Cây cam là cây trồng lâu năm, việc đầu tư ở giai đoạn kiến thiết cơ bản có ảnh hưởng nhiều đến cả giai đoạn kinh doanh, đầu tư vốn ở năm này không những có ảnh hưởng đến năng suất, sản lượng, chất lượng sản phẩm trong năm mà còn có tác động đến những năm khác. Vì vậy, yêu cầu về đầu tư không thể xem nhẹ ở giai đoạn nào, năm nào cho nên nếu không đảm bảo về vốn sản xuất thì sẽ rất khó phát triển (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).

Quy mô sản xuất: Các hộ nông dân khác nhau có diện tích trồng cam khác nhau. Một số gia đình ngoài phần diện tích của gia đình có sẵn thì còn nhận khoán, đấu thầu thêm diện tích để tăng diện tích sản xuất. Diện tích càng lớn thì quản lý càng phải chặt chẽ và các chi phí sẽ phải tiết kiệm. Do vậy quy mô sản xuất có ảnh hưởng trực tiếp đến sản xuất và tiêu thụ sản phẩm (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).

2.1.5.3. Nhóm các chỉ tiêu kỹ thuật

Cây giống: Từ trước tới nay, giống cam chủ yếu được sản xuất bằng phương pháp chiết cành và hầu hết được các gia đình tự sản xuất nên chất lượng của cây giống không kiểm soát và đảm bảo chất lượng; Ngoài ra phương pháp này hệ số nhân giống không cao, chiết cành trên cây sẽ ảnh hưởng đến sinh trưởng của cây mẹ, ngoài ra tỉ lệ ra rễ thấp. phương pháp ghép mắt cũng được tiến hành trong nhân giống cam nhưng phương pháp này cũng có một số lây lan qua mắt ghép và cành chiết như Trsteza, greening, vi rút...Phương pháp vi ghép là một kỹ thuật đòi hỏi sự chính xác, trong đó mắt ghép và gốc ghép đều được nhân lên trong ống nghiệm và thực hiện trong điều kiện vô trùng, ưu điểm của phương pháp này là cây con sau khi ghép hoàn toàn sạch bệnh, tuy nhiên phương pháp này khó thực hiện đại trà trong sản xuất (Nguyễn Văn Luận, 2008).

Kỹ thuật trồng và chăm sóc:

Kỹ thuật trồng: Đào 1 hố nhỏ chính giữa hố trồng, đặt cây vào hố lấp đất vừa bằng cổ rễ hoặc cao hơn 2-3cm, không được lấp quá sâu, trồng xong phải

tưới ngay và dùng cỏ mục ủ gốc. Lưu ý phải cách gốc từ 10-15cm để tránh sâu bệnh xâm nhập (Bộ nông nghiệp và Phát triển nông thôn, 2008).

Kỹ thuật chăm sóc: Là khâu tác động ảnh hưởng không những trong năm trồng mà còn ảnh hưởng lâu dài vào các năm sau. Qua nghiên cứu thực tế trong nhiều năm thì gia đình nào thực hiện công tác cắt tỉ cành, tạo tán và xiết nước thì có tổng thu nhập kinh tế cao (Nguyễn Văn Luận, 2008).

Phòng trừ sâu bệnh: Cam là loại cây trồng dễ mác nhiều loại sâu bệnh, do vậy việc phòng trừ sâu bệnh và kịp thời cây sẽ sinh trưởng và phát triển tốt là cơ sở cho cây ra hoa và đủ dinh dưỡng trong suốt quá trình ra quả. Khâu phòng trừ sâu bệnh là một khâu rất quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới việc ra hóa, đậu quả và năng suất chất lượng cam (Nguyễn Văn Luận, 2008).

2.1.5.4. Các nhân tố thị trường

Trong nền kinh tế thị trường, cầu - cung là yếu tố quyết định đến sự ra đời và phát triển một ngành sản xuất ra những hàng hóa, dịch vụ mà thị trường có nhu cầu và xác định khả năng của mình khi đầu tư vào lĩnh vực, hàng hóa, dịch vụ nào đó mang lại lợi nhuận cao nhất, thông qua các thông tin và các tín hiệu giá cả phát ra thị trường. Thị trường với các quy luật cầu-cung, cạnh tranh và quy luật giá trị, nó có tác động rất lớn đến các nhà sản xuất. Thị trường cam ở đây được đề cập tới cả hai yếu tố cầu-cung, có nghĩa là sức mua và sức sản xuất đều ảnh hưởng rất lớn đến phát triển sản xuất cam, mất cân bằng một trong hai yếu tố đó thì sản xuất sẽ ngưng trệ (Đào Thị Mỹ Dung, 2012).

2.1.5.5. Các chính sách Nhà nước

Thể hiện các chính sách về đất đai, vốn tín dụng, đầu tư sơ sở hạ tầng và hàng loạt chính sách khác liên quan đến sản xuất nông nghiệp trong sản xuất cam. Đây là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp tới sản xuất cam, các chính sách thích hợp, đủ mạnh của Nhà nước sẽ gắn kết các yếu tố trong sản xuất với nhau để sản xuất phát triển. bao gồm: Quy hoạch vùng sản xuất, phát huy lợi thế so sánh của vùng; Xây dựng được các quy mô sản xuất phù hợp, tổ chức các đầu vào theo đúng quy trình, tăng cường công tác quản lý, thường xuyên quan tâm đổi mới quy trình sản xuất, đa dạng hóa sản phẩm sẽ tiết kiệm chi phí, nâng cao năng xuất cây trồng và có hiệu quả cao (Đỗ Kim Chung và cs., 2008).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 29 - 33)