Thực trạng sản xuất cam đường canh của các hộ điều tra

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 74)

4.1.4.1. Thông tin chung về các hộ điều tra

Theo kết quả điều tra 90 hộ trồng cam tại 3 xã Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Thịnh thu được kết quả về thông tin chung của các hộ như sau:

Bảng 4.4. Thông tin chung của các hộ điều tra

Chỉ tiêu ĐVT

Bình quân chung

Nhóm Hộ Theo Quy Mô QM Lớn QM vừa QM Nhỏ 1. Số hộ điều tra Hộ 90 15 30 45 2. Tuổi BQ chủ hộ Tuổi 42,6 38,5 42,4 44,1 3. Nhân khẩu trong hộ Người/hộ 4,8 4,5 4,7 4,9 4. Số LĐ tham gia SX Cam ĐC Người/hộ 2,3 2,7 2,4 2,0 5. Trình độ văn hóa chủ hộ -

- Cấp I Người 14 0 3 11

- Cấp II Người 48 2 18 28

- Cấp III Người 26 11 9 6

- Cao đẳng & Đại học Người 2 2 0 0

6. Kỹ thuật trồng -

- Trồng xen Hộ 62 0 18 44

- Trồng thuần Hộ 23 15 12 1

Hộ tham gia tập huấn Hộ 38 14 19 5

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2017)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy độ tuổi trung bình của các hộ điều tra là 42,6 tuổi. Trong đó chủ hộ của nhóm hộ quy mô lớn có độ tuổi trẻ nhất, trung bình là 38,5 tuổi và lớn tuổi nhất là chủ hộ của nhóm hộ quy mô nhỏ, trung bình 44,1 tuổi. Các chủ hộ quy mô lớn có độ tuổi trẻ, họ có sự nhiệt tình và khả năng ứng dụng KHKT vào trong sản xuất cam cao hơn nhữn chủ hộ có độ tuổi cao hơn. . Và ở độ tuổi trên 38 tuổi thì phần lớn các hộ đã ổn định cơ sở vật chất, nguồn vốn, tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong sản xuất. Các chủ hộ đã có những hiểu biết nhất định về kỹ thuật trồng và chăm sóc và sản xuất cam đường canh.

Về nhân khẩu, trung bình 1 hộ trồng cam đường canh có 4,8 khẩu/hộ. Trong đó nhóm hộ quy mô nhỏ lại là hộ có số nhân khẩu cao nhất là 4,9 khẩu/hộ, còn nhóm hộ quy mô lớn lại là hộ có số nhân khẩu thấp nhất là 4,5 khẩu/hộ.

Về số lao động tham gia sản xuất cam đường canh, trung bình 1 hộ trồng cam đường canh có 2,3 lao động tham gia. Số lao động bình quân tham gia sản xuất cam ở hộ quy mô lớn là 2,7 lao động/hộ, nhóm hộ quy mô vừa số lao động tham gia sản xuất cam đường canh là 2,4 lao động, đối với nhóm hộ quy mô nhỏ số lao động tham gia sản xuất cam là 2,0 lao động/hộ. Với số nhân khẩu trên thì trong sản xuất cam lao động gia đình đảm bảo thực hiện tốt các công việc chăm sóc thường xuyên cho vườn cây như: làm cỏ, bón phân, tưới nước…nhưng vẫn chưa thể đảm bảo cho công tác trồng, chăm sóc cây và công tác thu hoạch sản phẩm. Vì vậy, vẫn phải thuê thêm lao động để chăm sóc vườn cây cũng như đảm bảo công tác thu hái…

Về trình độ học vấn của chủ hộ, ta thấy rằng các hộ trồng cao quy mô càng lớn thì trình độ học vấn của chủ hộ càng cao. Trong 15 hộ trồng cam quy mô lớn có 2 chủ hộ có trình độ cao đẳng, 11 người trình độ cấp 3, chỉ có 2 người trình độ cấp 2 và không có ai trình độ cấp 1. Với 30 hộ trồng cam quy mô vừa thì không có chủ hộ nào đạt trình độ cao đẳng đại học, có 9 người trình độ cấp 3, 18 người trình độ cấp 2 và 3 người trình độ cấp 1. Với 45 hộ trồng cam quy mô nhỏ cũng không có chủ hộ nào đạt trình độ cao đẳng, đại học, có 6 chủ hộ đạt trình độ cấp 3, 28 chủ hộ trình độ cấp 2 và có tới 11 chủ hộ chỉ đạt trình độ cấp 1. Với các hộ quy mô lớn và một số hộ quy mô vừa thì với trình độ học vấn như trên, các chủ hộ khá chủ động và nhanh chóng bắt nhịp trong các đợt tập huấn về kỹ thuật trồng, chăm sóc cây cam canh, tích cực tìm hiểu và học hỏi kinh nghiệm từ những hộ sản xuất khác trong và ngoài địa phương. Tuy nhiên, một phần lớn các hộ trồng cam đường canh quy mô vừa và các hộ trồng cam quy mô nhỏ vẫn hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào kinh nghiệm lâu đời nên vẫn còn có những hạn chế trong việc nắm bắt kịp thời sự thay đổi của thị trường để có sự điều chỉnh thích hợp nhằm nâng cao nguồn thu nhập cho gia đình.

Về phương thức trồng cam đường canh của các hộ điều tra: Phần lớn các hộ sử dụng phương thức trồng xen (62/90 hộ), trong đó chủ yếu là các hộ quy mô nhỏ (44/45 hộ) và hộ quy mô vừa (18/30 hộ). Những hộ này bắt đầu nhận thấy giá trị kinh tế cao mà cây cam đường canh mang lại nên đã phá bỏ một phần diện tích cây ăn quả có hiệu quả kinh tế thấp của gia đình để trồng cam nhưng do còn thiếu vốn và chưa dám mạnh dạn chuyển đổi nên vẫn giữ lại những diện tích cây

ăn quả khác như: vải, nhãn…Một số bộ phận nông dân thì do diện tích đất trồng cây hạn chế, không thể mở rộng quy mô thêm được nữa. Trong số các hộ điều tra thì các hộ quy mô lớn không áp dụng phương thức trồng xen mà chuyển hoàn toàn diện tích đất ruộng, vườn, đồi để trồng thuần cam đường canh.

Về số hộ tham gia tập huấn: Trong 90 hộ điều tra mới chỉ có 38 hộ tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT trồng, chăm sóc cây cam đường canh. Trong đó có 14/15 hộ quy mô lớn, 19/30 hộ quy mô vừa và 5/45 hộ quy mô nhỏ có người tham gia các lớp tập huấn. Có ít hộ tham gia các lớp tập huấn là do nhận thức của các hộ trồng cam đường canh chưa cao về lợi ích của việc tham gia các lớp tập huấn, thứ hai là do thông tin của các buổi tập huấn chưa đến được với tất cả các hộ trồng cam trên địa bàn huyện. Điều này cho thấy công tác khuyến nông của huyện Lạng Giang và các xã còn tồn tại một số yếu kém và gặp nhiều khó khăn.

4.1.4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng cam đường canh của các hộ điều tra

a. Diện tích

Theo số liệu điều tra tại 3 xã diện tích trồng cam của số hộ điều tra cụ thể ở bảng sau:

Bảng 4.5. Diện tích trồng cam đường canh của các hộ điều tra tại huyện Lạng Giang (Tính bình quân 1 hộ) Diễn giải BQ chung Chia ra các xã Nghĩa Hưng Quang Thịnh Tân Thịnh - Diện tích trồng cam b/q 1hộ 0,50 0,51 0,40 0,27 - Hộ quy mô lớn 1,09 1,10 1,00 1,00

- Hộ quy mô vừa 0,60 0,60 0,60 0,60

- Hộ quy mô nhỏ 0,26 0,30 0,30 0,20

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

* Về diện tích: hộ có diện tích trồng cam cao nhất là 1,2 ha, hộ có diện tích thấp nhất là 0,1 ha, diện tích bình quân chung là 0,5 ha/hộ, trong đó:

- Tại xã Nghĩa Hưng hộ có diện tích cam lớn nhất là 1,2 ha, hộ có diện tích thấp nhất là 0,1 ha, diện tích bình quân chung là 0,61ha/hộ.

- Tại xã Quang Thịnh hộ có diện tích cam lớn nhất là 0,7 ha, hộ có diện tích thấp nhất là 0,1 ha, diện tích bình quân chung là 0,36 ha/hộ.

- Tại xã Tân Thịnh hộ có diện tích cam lớn nhất là 0,6 ha, hộ có diện tích thấp nhất là 0,1 ha, diện tích bình quân chung là 0,26 ha/hộ.

Bảng 4.6. Diện tích trồng mới cam đường canh của các hộ điều tra tại huyện Lạng Giang (Tính bình quân 1 hộ) Diễn giải BQ chung Chia ra các xã Nghĩa Hưng Quang Thịnh Tân Thịnh - Diện tích trồng mới b/q 1hộ 0,15 0,13 0,16 0,16 - Hộ quy mô lớn 0,07 0,00 0,10 0,10

- Hộ quy mô vừa 0,12 0,20 0,10 0,10

- Hộ quy mô nhỏ 0,10 0,10 0,10 0,10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng diện tích trồng mới của các hộ quy mô lớn (0,07 ha) là thấp hơn so với các hộ quy mô trung bình (0,12 ha) và quy mô nhỏ (0,2 ha) do nhiều nguyên nhân nhưng chủ yếu là do cây cam đường canh là cây khó tính đòi hỏi về kĩ thuật chăm sóc trong suốt quá trình sinh trưởng của cây là rất cao trong khi trồng các cây như bưởi diễn, vải…không cần những yêu cầu cao như vậy, hơn nữa việc trồng cam đường Canh luôn phải đối mặt với nhiều rủi do như: nhiều sâu bệnh, mất mùa…nhiều hộ trồng cam Canh trong xã đã phải bỏ cả vườn cam đến kỳ thu hoạch do chất lượng quả kém. Vì vậy, các hộ trồng cam lâu năm trong xã đã hiểu được những khó khăn, rủi ro khi trồng cam đường Canh nên các hộ không muốn mở rộng diện tích mặc dù giá cam, năng suất vẫn cao và ổn định hơn so với các loại cây ăn quả khác.

Bảng 4.7. Diện tích cho thu hoạch cam đường canh của các hộ điều tra tại huyện Lạng Giang (Tính bình quân 1 hộ)

Diễn giải BQ chung Chia ra các xã Nghĩa Hưng Quang Thịnh Tân Thịnh

- Diện tích cam cho thu hoạch 0,35 0,38 0,24 0,11

- Hộ quy mô lớn 1,02 1,10 0,90 0,90

- Hộ quy mô vừa 0,48 0,40 0,50 0,50

- Hộ quy mô nhỏ 0,16 0,20 0,20 0,10

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

hộ trồng cam đường canh là 0,35 ha. Trong đó hộ quy mô lớn có 1,02 ha cam đường canh cho thu hoạch, hộ quy mô vừa có 0,48 ha cam cho thu hoạch và các hộ quy mô nhỏ chỉ có 0,16 ha cam cho thu hoạch.

b. Năng suất, sản lượng cam đường canh của các hộ điều tra

Như đã phân tích, cam là cây ăn quả có giá trị kinh tế cao trong ngành nông nghiệp, chỉ cần chăm sóc 3 - 4 năm đầu sau khi trồng nhưng lại cho thu hoạch sản phẩm tương đối dài. Cây cam bắt đầu cho năng suất cao tăng dần từ năm thứ 5 đến năm 10.

Tuy giá trị sản xuất cam cao tốn công chăm sóc, nhưng sản phẩm thu được có giá trị kinh tế cao đã góp phần nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Qua điều tra chúng tôi tổng hợp được năng suất cam của các hộ nông dân như sau:

Bảng 4.8. Năng suất, sản lượng cam đường canh của các hộ điều tra (Tính bình quân 1 hộ) Diễn giải ĐVT BQ chung Chia ra các xã Nghĩa Hưng Quang Thịnh Tân Thịnh

1. Năng xuất b/q 1ha Tấn/ha 37,26 37,20 36,03 38,56 - 46 - Hộ quy mô lớn Tấn/ha 39,50 39,50 39,30 39,20 - Hộ quy mô vừa Tấn/ha 36,40 36,60 35,50 37,10 - Hộ quy mô nhỏ Tấn/ha 29,90 30,50 29,30 29,60 2. Sản lượng b/q 1hộ Tấn 13,04 14,14 8,65 4,24 - Hộ quy mô lớn Tấn 40,29 43,45 35,37 35,28 - Hộ quy mô vừa Tấn 17,47 14,64 17,75 18,55

- Hộ quy mô nhỏ Tấn 1,79 6,10 5,86 2,96

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Năng suất phụ thuộc vào mức độ đầu tư, chăm sóc của từng hộ và phụ thuộc vào độ tuổi cây, cam tuổi từ 5-10 tuổi có năng suất thấp nhất đạt được là 15kg/cây/năm, cao nhất đạt 20 kg/cây/năm. Cây có tuổi từ 10-15 tuổi có năng suất thấp nhất đạt được là 15kg/cây/năm, cao nhất đạt 20 kg/cây/năm.

Năng suất cam đường canh bình quân của các hộ trồng quy mô lớn chênh lệch nhiều so với hộ quy mô nhỏ (39,5 tấn/ha với 29,9 tấn/ha) do các hộ trồng quy mô lớn chỉ trồng thuần cam đường canh và đầu tư lớn hơn nhiều so với các

hộ quy mô nhỏ.

Sản lượng bình quân của các hộ trồng cam đường canh quy mô lớn là 40,29 tấn và sản lượng của hộ trồng quy mô lớn so với với các hộ trồng quy mô trung bình và nhỏ là rất cao (40,29 tấn so với 17,47 tấn và 1,79 tấn). Chênh lệch lớn như vậy là do các hộ trồng quy mô lớn vừa trồng với diện tích lớn hơn và năng suất lại cao hơn nhiều so với các hộ trồng quy mô vừa và quy mô nhỏ.

4.1.4.3. Chi phí sản xuất cam đường canh

Muốn thu được kết quả sản xuất thì ban đầu phải bỏ ra một khoản chi phí nhất định. Chi phí sản xuất là toàn bộ những khoản mục đầu tư mà nhà sản xuất bỏ ra nhằm thu được một kết quả nhất định, nó là bộ phận cấu thành giá trị sản xuất. Chi phí đầu tư trực tiếp ảnh hưởng đến kết quả và hiệu quả sản xuất kinh doanh của các nông hộ, nó thể hiện trình độ, cách thức tổ chức quản lý của các chủ hộ.

Hiệu quả kinh tế của sản xuất cây ăn quả nói chung ở hộ gia đình cao hay thấp phụ thuộc rất lớn vào khâu đầu tư ở cả hai giai đoạn: Kiến thiết cơ bản và giai đoạn kinh doanh. Khâu đầu tư kiến thiết cơ bản được đầu tư đúng mức nhưng ở khâu kinh doanh thấp và ngược lại đều không mang lại hiệu quả mong muốn. Cam đường canh là loại cây ăn quả lâu năm, giai đoạn kiến thiết kéo dài 5 năm, giai đoạn kinh doanh lên tới 15 năm, như vậy có thể thấy lượng đầu tư cho cam đường canh trong cả chu kỳ sản xuất là khá lớn, chính vì vậy để thu được lợi nhuận cao các hộ cần phải xem xét kỹ lưỡng từng yếu tố đầu vào.

Đối với cam đường canh thì chi phí đầu vào gồm giống, phân bón, thuốc BVTV, lao động… để thấy được mức độ đầu tư của các hộ như thế nào chúng ta xem xét chi phí đầu tư trong 2 giai đoạn: giai đoạn kiến thiết cơ bản và chu kỳ kinh doanh.

a. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản

Thời kỳ kiến thiết cơ bản là thời kỳ rất quan trọng, có vai trò tạo tiền đề cho cây cam trong thời kỳ sản xuất kinh doanh. Ở thời kỳ này cây cần nhiều chất dinh dưỡng để sinh trưởng, phát triển dễ, tạo cành, tạo tán ban đầu. Nếu thiếu chất dinh dưỡng trong thời kỳ này thì cây sẽ sinh trưởng kém, năng suất cam ở thời kỳ cho quả sẽ thấp, tuổi thọ cây không cao. Cây chỉ sinh trưởng mạnh trong ba năm đầu, từ năm thứ 4 trở đi cây lớn chậm dần (chiều cao và tán cây tăng từng

năm nhưng không đáng kể), cây bắt đầu đẩy mạnh chất dinh dưỡng phục vụ chủ yếu để tạo hoa nuôi quả.

Trong giai đoạn kiến thiết đòi hỏi phải đầu tư lớn nhưng chưa có nguồn thu bởi vậy nguồn vốn đầu tư của các hộ thường phải vay mượn hoặc từ các khoản tiền tích góp. Chi phí chủ yếu trong giai đoạn này là chi phí phân bón (phân vô cơ và phân hữu cơ), thuốc trừ sâu và chi phí về công lao động. Bởi cây cam đường Canh là cây đòi hỏi yêu cầu dinh dưỡng cao và cũng dễ bị nhiễm sâu bệnh. Ở giai đoạn kiến thiết cơ bản chăm sóc cũng đóng vai trò rất quan trọng giúp cây có đủ chất dinh dưỡng, ánh sáng để sinh trưởng phát triển tốt. Dưới đây là bảng tổng hợp chi phí đầu tư cho cây cam đường canh thời kỳ kiến thiết cơ bản:

Theo số liệu ở bảng trên ta thấy rằng tổng chi phí bình quân cho 1 sào cam đường canh ở thời kỳ kiến thiết cơ bản là 20,3 triệu đồng/ sào. Trong đó chi phí vật tư bình quân là 12,83 triệu đồng, chi phí công lao động là 6,19 triệu đồng, chi phí khác là 1,28 triệu đồng.

Bảng 4.9. Chi phí thời kỳ kiến thiết cơ bản của cam đường canh

ĐVT: Triệu đồng/sào

Chỉ tiêu BQ

Chung Tỷ lệ %

Phân nhóm hộ theo quy mô QM lớn QM vừa QM nhỏ

1. Chi phí vật tư 12,83 63,18 14,24 12,81 12,37

Giống 0,97 4,78 1,06 0,97 0,94

Phân hữu cơ 4,22 20,79 4,71 4,25 4,04

Phân vô cơ 4,36 21,48 4,42 4,38 4,33

Vôi bột 0,18 0,89 0,22 0,19 0,16

Thuốc BVTV 3,10 15,24 3,83 3,02 2,90

2. Công lao động 6,19 30,50 6,50 6,28 6,03

3. Chi khác 1,28 6,32 1,97 1,32 1,03

Tổng 20,30 100,00 22,71 20,41 19,43

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra (2018)

Trong 12,83 triệu chi phí vật tư thì các hộ trồng cam phải bỏ ran gay từ ban

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 57 - 74)