Diện tích, năng suất, sản lượng cam đường canh của huyện Lạng Giang

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)

4.1.3.1. Diện tích

Hiện nay, tổng diện tích cam đường canh trên toàn huyện là 395,84 ha, số diện tích cho sản phẩm là 308,6 ha. Tốc độ tăng diện tích bình quân 3 năm là 13,56%/năm, mức tăng chủ yếu là do số hộ mới tham gia trồng cam tại các xã trên diện tích trước đây trồng rau màu nay do đất đã bạc màu nên chuyển sang trồng cam đường canh. Nhìn chung diện tích cam đường canh trên toàn huyện có sự tăng đột biến những năm gần đây.

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ trồng cam trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2015 đến năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQ 1. Diện tích trồng Ha 301,18 309,98 395,84 102,92 127,70 114,64 2. Diện tích cho thu hoạch Ha 249,80 256,70 308,60 102,76 120,22 111,15 3. Năng suất Tạ/ha 35,60 36,90 36,26 101,92 96,08 98,96 5. Số hộ canh tác Hộ 602 621 791 103,16 127,38 114,63 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang (2017)

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy, diện tích cam đường canh qua các năm 2015 - 2017 có xu hướng tăng là do: từ năm 2010, chính quyền huyện Lạng Giang và tỉnh Bắc Giang đang có định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà trong đó chú trọng tới

chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Bởi vậy cây cam đường canh đang nhận được sự quan tâm và có điều kiện tương đối tốt để trở thành cây trồng chủ lực mang lại các giá trị kinh tế - xã hội lớn cho huyện Lạng Giang nói riêng và cho tỉnh Bắc Giang nói chung. Điều này đã tạo đà cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, diện tích cam đường canh của Lạng Giang tiếp tục được chính quyền và nhân dân quan tâm, mở rộng. Số hộ tham gia trồng cam đường canh lớn nhất là vào năm 2017 vừa qua với 791 hộ dân tham gia trồng cam đường canh với diện tích trung bình 0,5 ha/hộ.

Bảng 4.3. Sản lượng cam đường canh của các xã huyện Lạng Giang qua các năm ( 2014 -2016) Đơn vị 2015 (tấn) 2016 (tấn) 2017 (tấn) Tốc độ phát triển (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQ 1. Nghĩa Hưng 74,55 76,86 82,95 103,10 107,92 105,48 2. Quang Thịnh 51,45 53,25 57,45 103,50 107,89 105,67 3. Tân Thịnh 33,12 33,39 37,62 100,82 112,67 106,58 4. Yên Mỹ 33,50 34,50 37,00 102,99 107,25 105,10 5. Hương Lạc 6,84 7,00 7,40 102,34 105,71 104,01 6. Xuân Hương 5,60 4,44 6,08 79,29 136,94 104,20 7. Nghĩa Hòa 4,30 4,80 5,10 111,63 106,25 108,91 Tổng cộng 209,36 214,24 233,60 102,33 109,04 105,63 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Lạng Giang (2017)

Giai đoạn 2015 - 2017, được sự quan tâm của sở KHCN, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã có các chương trình, dự án đầu tư phục tráng cây Cam Sành Bố Hạ nhưng không thành công và đã cho phát triển một số giống cam trong đó có cam đường canh. Người dân được tập huấn, áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, đa số vườn cam ở giai đoạn từ 5-10 năm tuổi ở huyện Lạng Giang sản lượng quả thu hoạch được tăng qua các năm, đặc biệt tăng nhiều trong năm 2015. Tăng trưởng bình quân về sản lượng trong huyện giai đoạn 2015 - 2017 là 5,41%. Trong đó xã điều tra khảo sát, tốc độ tăng trường bình quân là: xã Nghĩa Hưng 5,51%, Quang Thịnh 5,69%, Tân Thịnh 6,73%. Các xã khác trong huyện như Xuân Hương, Nghĩa Hòa do diện tích cam ít, các hộ trồng cam thiếu kinh nghiệm và kỹ thuật sản xuất, trồng tự phát và không có đầu tư nên sản lượng

cam thu được của các xã này cũng ít và hầu như không đáng kể qua các năm.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 55 - 57)