Phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 48)

3.2.1. Phương pháp chọn điểm nghiên cứu

Huyện Lạng Giang, tỉnh Bắc Giang là một xã thuần nông. Trong cơ cấu cây trồng nông nghiệp, trước đây người dân chủ yếu là trồng lúa và cây lâu năm như hồng, vải… nhưng hiệu quả kinh tế không cao. Nhiều lao động không còn tha thiết với ruộng vườn nên họ đã bỏ sang làm các ngành nghề khác hoặc ra thành phố kiếm sống. Những năm gần đây do thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu cây trồng trên địa bàn nên nhiều hộ có xu hướng chuyển sang trồng cây ăn quả có hiệu quả kinh tế cao như bưởi Diễn, cam Vinh, cam đường Canh…trong đó diện tích cam đường canh được trồng rất nhiều. Đây là loại cây ăn quả cho thu nhập cao nên trong thời gian trở lại đây các hộ nông dân đã tự chuyển đổi một số diện tích trồng lúa, trồng hồng,vải… kém hiệu quả sang trồng cam đường Canh. Tuy

nhiên, do phát triển theo hình thức tự phát nên diện tích trồng còn nhỏ lẻ, trình độ kĩ thuật của hộ nông dân còn hạn chế, chất lượng giống cây chưa được đảm bảo nên hiệu quả kinh tế trong trồng và phát triển sản xuất cây ăn quả còn chưa tương xứng với tiềm năng địa phương.

Về lâu dài nếu không có quy hoạch và giải pháp cụ thể phát triển sản xuất cây ăn quả nói chung và cây cam đường Canh nói riêng có thể dẫn đến phát triển ồ ạt, năng suất thấp, đầu ra không ổn định và ảnh hưởng đến an ninh lương thực của địa phương. Do đó, để đảm bảo mức độ an toàn lương thực trên địa bàn đồng thời phù hợp với yêu cầu thị trường và mang lại hiệu quả kinh tế cao nhất cho hộ nông dân cần có những giải pháp thực tế để quy hoạch và hỗ trợ phát triển cây cam đường Canh. Chính vì những lý do đó nên tôi lựa chọn huyện Lạng Giang để thực hiện nghiên cứu đề tài. Và chọn 3 xã có diện tích trồng cam lớn nhất trong huyện để điều tra thu thập số liệu đó là: Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Thịnh

3.2.2. Phương pháp chọn mẫu nghiên cứu

Căn cứ vào số lượng, quy mô, diện tích trồng cam đường Canh, cách tổ chức sản xuất bố trí trồng cam Canh, kết quả, xu hướng và tiềm năng về nâng cao hiệu quả kinh tế sản xuất cây cam đường Canh ở một số xã trong huyện tiến hành thu thập số liệu theo phương thức điều tra, phỏng vấn hộ nông dân, thăm vườn cây… Điều tra theo phương thức cuốn chiếu một số xã trong huyện. Số xã, hộ nghiên cứu được chọn gồm 90 hộ trồng cam đường canh trên địa bàn các xã Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Thịnh. Mỗi xã tác giả lựa chọn 30 hộ trồng cam đường canh (trong đó: 5 hộ trồng quy mô lớn, 10 hộ trồng quy mô vừa và 15 hộ trồng quy mô nhỏ) theo phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

Quy mô lớn: Bao gồm những hộ trồng với diện tích > 0,7 ha.

Quy mô trung bình: Bao gồm những hộ trồng cam với diện tích từ 0,4 đến 0,7 ha.

Quy mô nhỏ: Bao gồm những hộ trồng cam với diện tích < 0,4 ha.

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

Thu thập số liệu thứ cấp từ:

+ Báo cáo tình hình phát triển kinh tế xã hội qua các năm, số liệu về tình hình đất đai, dân số, lao động, tình hình diện tích, sản lượng cam đường Canh của địa phương qua các năm.

+ Các sách, báo, tạp chí, luận văn tốt nghiệp, internet…Có liên quan đến sản xuất và tiêu thụ cam đường Canh.

Thu thập số liệu sơ cấp:

+ Số liệu sơ cấp được thu thập bằng phương pháp điều tra nông hộ sản xuất cây cam đường canh bằng phương pháp phỏng vấn trực tiếp hộ nông dân, thông qua bảng câu hỏi có sẵn. Nội dung điều tra bao gồm: Những thông tin cơ bản của hộ, quy mô sản xuất, thu nhập, sản lượng, cánh thức tiêu thụ, trình độ khoa học kĩ thuật của nông hộ, những khó khăn, mong muốn của hộ trong quá trình sản xuất và nhu cầu hộ.

+ Thảo luận lấy ý kiến của phòng nông nghiệp và PTNT huyện ( và chủ yếu là số liệu của phòng nông nghiệp huyện và cán bộ khuyến nông tại xã điều tra), và những người có kinh nghiệm để tìm hiểu hoạt động sản xuất, các chiến lược nhằm phát triển sản xuất và nâng cao hiệu quả sản xuất cũng như tiêu thụ sản phẩm cây cam đường Canh.

3.2.4. Phương pháp xử lý, tổng hợp số liệu

Công cụ xử lý thông tin: các số liệu thu thập được tổng hợp, xử lý bằng

phần mềm Excel qua các bước:

Bước 1: Kiểm tra và làm sạch phiếu điều tra: phiếu điều tra sau khi tiến hành phỏng vấn sẽ được kiểm tra và loại bỏ sai sót bổ sung và sửa chữa các thông tin chưa chính xác.

Bước 2: Mã hóa thông tin và nhập số liệu: các thông tin thu được sẽ được mã hóa thành những con số thuận tiện cho việc nhập và xử lý số liệu.

Bước 3: Xử lý số liệu: tiến hành xử lý số liệu trên công cụ excel trong Microsoft Office.

3.2.5. Phương pháp phân tích số liệu

3.2.5.1. Phương pháp thống kê

Sử dụng các chỉ tiêu phân tích mức độ như số tuyệt đối, số tương đối, số bình quân để xác định diện tích, năng suất, sản lượng cam đường Canh của từng đơn vị sản xuất. Sử dụng các chỉ tiêu phân tích dãy số biến động theo thời gian để phân tích biến động diện tích, năng suất, sản lượng cam đường Canh của xã qua các năm.

Phân tổ thống kê

nhau để phục vụ nghiên cứu. Phương pháp này được sử dụng để nhằm phản ánh các đặc điểm cơ bản của hộ trồng cam Canh và phân loại chúng theo các kiểu nông hộ tham gia trồng cây, phân loại theo quy mô trồng cam…

3.2.5.2. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét một chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so

sánh với một chỉ tiêu gốc. Như so sánh tình hình dân số, lao động, diện tích đất

đai, giá trị sản xuất giữa các năm nghiên cứu với nhau để thấy được tốc độ phát triển tăng hay giảm sút của các chỉ tiêu. Các chỉ tiêu so sánh phải được phù hợp về yếu tố không gian, thời gian, cùng nội dung kinh tế, đơn vị đo lường, phương pháp tính toán, quy mô và điều kiện sản xuất. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3.2.5.3. Phương pháp phân tích SWOT

Ma trận SWOT là ma trận kết hợp giữa phân tích và dự báo bên trong với bên ngoài về tình hình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm cây cam đường Canh trên địa bàn nghiên cứu.

Để xác định các điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức đối với sản xuất cây cam đường Canh ở xã. Phương pháp SWOT được thực hiện qua các bước:

Bước 1: Liệt kê các mặt mạnh ( S ) Bước 2: Liệt kê các mặt yếu ( W ) Bước 3: Liệt kê các cơ hội ( O ) Bước 4: Liệt kê các thách thức ( T )

Điểm mạnh ( S ) Điểm yếu ( O )

Cơ hội ( O ) Kết hợp ( S/O ) Kết hợp ( W/O )

Thách thức ( T ) Kết hợp ( S/T) Kết hợp ( W/T )

Nguồn : Ngô Kim Thanh (2016)

Việc phân tích SWOT cung cấp những thông tin hữu ích cho việc đánh giá nguyên nhân và đưa ra hướng giải quyết cho vấn đề phát triển sản xuất cam đường Canh trong tương lai.

3.2.5.4. Phương pháp phân tích kênh tiêu thụ

Kênh tiêu thụ sản phẩm là một tập hợp các nhà phân phối, các nhà bán buôn và người bán lẻ, thông qua đó hàng hóa và dịch vụ được thực hiện trên thị trường.

+ Kênh tiêu thụ gián tiếp: là người sản xuất bán sản phẩm cho người tiêu dùng cuối cung thông qua khâu trung gian bao gồm người bán buôn, đại lý, người bán lẻ.

Việc phân tích kênh tiêu thụ sẽ giúp giảm chi phí, các sản phẩm được đưa nhanh vào thị trường, hiểu rõ nhu cầu, nắm bắt được thị hiếu người tiêu dùng, giúp người sản xuất có thể đưa được khối lượng hàng hóa trong thời gian ngắn nhất….

3.2.6. Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

- Nhóm chỉ tiêu về điều kiện sản xuất cam đường Canh

+ Diện tích đất sản xuất/hộ. + Lao động, nhân khẩu/hộ. + Vốn đầu tư/hộ.

+ Trình độ văn hóa chủ hộ.

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện thực trạng sản xuất của hộ

+ Diện tích trồng cam của hộ.

+ Năng suất, sản lượng cam bình quân/ha. + Số cây cho thu hoạch bình quân/hộ. + Giá trung bình/kg.

+ Chi phí sản xuất/ha.

- Nhóm chỉ tiêu thể hiện kết quả, hiệu quả sản xuất

+ Giá trị sản xuất (GO; - Giá trị gia tăng (VA); - Tổng chi phí sản xuất (TC); - Chi phí cố định (FC); - Thu nhập hỗn hợp (MI);

- Tỷ suất giá trị sản xuất theo chi phí trung gian (TGO);

- Tỷ suất giá trị gia tăng theo chi phí trung gian (TVA);

PHẦN 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT CAM ĐƯỜNG CANH TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN LẠNG GIANG HUYỆN LẠNG GIANG

4.1.1. Hệ thống tổ chức sản xuất cam đường canh

Tổ chức sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang được thể hiện quan sơ đồ sau:

Sơ đồ 4.1. Hệ thống tổ chức sản xuất kinh doanh cam đường canh huyện Lạng Giang (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Lạng Giang (2017)

Hầu hết các vườn được nhân giống và cây trồng theo kinh nghiệm và sở thích của các hộ gia đình nên số diện tích vườn cam biến động từng năm. Theo số liệu thống kê của sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bắc Giang, hiện nay dện tích cam của huyện Lạng Giang xếp thứ hai trong tỉnh, sản lượng cam của huyện Lạng Giang hầu hết được tư thương mua và bán ngay trong tỉnh và một số ra Hà Nội. Phần lớn diện tích cam đang ở giai đoạn từ 5 - 10 năm tuổi

UBND huyện Hội nông dân Trạm khuyến nông Phòng

NN&PTNT Sản xuất cam đường canh huyện Lạng Giang UBND các xã Các hộ NDSX cam đường canh

Các tư thương thu mua cam đường canh

Các đại lý thu mua cam đường canh

và một số cây trên 15 năm tuổi. Trên địa bàn huyện có 21 xã và 2 thị trấn thì có 7 xã có diện tích trồng cam đường canh là Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Thịnh, Yên Mỹ, Hương Lạc, Xuân Hương, Nghĩa Hòa.

Qua nghiên cứu điều tra tìm hiểu tình hình sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang cho thấy hình thức tổ chức sản xuất cam đường canh là quy mô gia đình, không có tổ hợp tác, hợp tác xã hoặc doanh nghiệp tham gia. Các hộ trồng cam đường canh chủ yếu tận dụng lao động gia đình với quy mô khác nhau.

4.1.2. Thực trạng phân bổ vùng sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng Giang huyện Lạng Giang

Lạng Giang có điều kiện địa hình đất đai và khí hậu rất thuận lợi cho cây cam, quýt sinh trưởng và phát triển tốt. Cam đường canh thực sự trở thành cây ăn quả nổi bật của Lạng Giang chính thức từ đầu những năm 2009. Người thưởng thức cam đường canh thích nhất là vị cam ngọt, mọng nước, rất đậm đà. Từ đó đến nay, cam đường canh đã có được chỗ đứng trên thị trường tiêu thụ quanh khu vực. Huyện cũng đã có nhiều chủ trương, biện pháp tích cực nhằm thúc đẩy cây cam đặc sản của tỉnh thông qua các dự án, đề án phát triển nông nghiệp, các loại nông sản hàng hóa.

Bảng 4.1. Diện tích trồng cam đường canh của các xã trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2015 đến năm 2017

2015 (ha) 2016 (ha) 2017 (ha) Tốc độ phát triển (%) 2016/2015 2017/2016 BQ 1. Nghĩa Hưng 127,7 115,2 131,3 90,25 113,93 101,40 2. Quang Thịnh 71,2 83,2 101,4 116,86 121,93 119,37 3. Tân Thịnh 36,1 36,5 60,2 101,25 164,91 129,22 4. Yên Mỹ 25,8 28,8 41,0 111,50 142,37 125,99 5. Hương Lạc 19,7 21,2 24,6 107,31 116,17 111,65 6. Xuân Hương 10,5 13,9 22,9 132,38 165,18 147,87 7. Nghĩa Hòa 10,3 11,3 14,5 109,71 128,32 118,65 Tổng cộng 301,18 309,98 395,84 102,92 127,70 114,64

Nguồn: Chi cục thống kê huyện Lạng Giang (2017) Qua bảng ta thấy diện tích cam đường canh Lạng Giang tăng đều liên tục qua các năm từ năm 2015 đến năm 2017. Qua bảng 4.1 cho thấy cam đường canh

Lạng Giang được tập trung trồng nhiều ở 3 xã đó là Nghĩa Hưng, Quang Thịnh, Tân Thịnh, còn lại được trồng rải rác ở các xã Yên Mỹ, Hương Lạc, Xuân Hương, Nghĩa Hòa. Qua đó cũng đã hình thành những vùng cam hàng hóa có quy mô lớn như vùng cam Lạng Giang với những xã có diện tích cam lớn tính đến thời điểm năm 2017 như Nghĩa Hưng (131,3 ha), Quang Thịnh (101,4 ha), Tân Thịnh (60,2 ha)...

Qua quá trình điều tra, tôi nhận thấy việc phát triển diện tích cam vẫn còn mang tính tự phát, nhiều diện tích trồng trên đất không phù hợp với sinh thái của cây cam dẫn đến cây phát triển kém, năng suất và chất lượng quả thấp. Do đó huyện Lạng Giang cũng như tỉnh Bắc Giang cần có quy hoạch chi tiết cho sản xuất cam từng vùng và khuyến cáo nông dân phát triển đúng quy hoạch.

4.1.3. Diện tích, năng suất, sản lượng cam đường canh của huyện Lạng Giang

4.1.3.1. Diện tích

Hiện nay, tổng diện tích cam đường canh trên toàn huyện là 395,84 ha, số diện tích cho sản phẩm là 308,6 ha. Tốc độ tăng diện tích bình quân 3 năm là 13,56%/năm, mức tăng chủ yếu là do số hộ mới tham gia trồng cam tại các xã trên diện tích trước đây trồng rau màu nay do đất đã bạc màu nên chuyển sang trồng cam đường canh. Nhìn chung diện tích cam đường canh trên toàn huyện có sự tăng đột biến những năm gần đây.

Bảng 4.2. Diện tích, năng suất, sản lượng, số hộ trồng cam trên địa bàn huyện Lạng Giang từ năm 2015 đến năm 2017

Chỉ tiêu ĐVT 2015 2016 2017 Tốc độ phát triển (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQ 1. Diện tích trồng Ha 301,18 309,98 395,84 102,92 127,70 114,64 2. Diện tích cho thu hoạch Ha 249,80 256,70 308,60 102,76 120,22 111,15 3. Năng suất Tạ/ha 35,60 36,90 36,26 101,92 96,08 98,96 5. Số hộ canh tác Hộ 602 621 791 103,16 127,38 114,63 Nguồn: Chi cục Thống kê huyện Lạng Giang (2017)

Qua bảng số liệu 4.2 ta thấy, diện tích cam đường canh qua các năm 2015 - 2017 có xu hướng tăng là do: từ năm 2010, chính quyền huyện Lạng Giang và tỉnh Bắc Giang đang có định hướng phát triển kinh tế - xã hội mà trong đó chú trọng tới

chương trình phát triển sản xuất hàng hóa nông nghiệp. Bởi vậy cây cam đường canh đang nhận được sự quan tâm và có điều kiện tương đối tốt để trở thành cây trồng chủ lực mang lại các giá trị kinh tế - xã hội lớn cho huyện Lạng Giang nói riêng và cho tỉnh Bắc Giang nói chung. Điều này đã tạo đà cho việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng của tỉnh, đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn. Hiện nay, diện tích cam đường canh của Lạng Giang tiếp tục được chính quyền và nhân dân quan tâm, mở rộng. Số hộ tham gia trồng cam đường canh lớn nhất là vào năm 2017 vừa qua với 791 hộ dân tham gia trồng cam đường canh với diện tích trung bình 0,5 ha/hộ.

Bảng 4.3. Sản lượng cam đường canh của các xã huyện Lạng Giang qua các năm ( 2014 -2016) Đơn vị 2015 (tấn) 2016 (tấn) 2017 (tấn) Tốc độ phát triển (%) 2016 /2015 2017 /2016 BQ 1. Nghĩa Hưng 74,55 76,86 82,95 103,10 107,92 105,48 2. Quang Thịnh 51,45 53,25 57,45 103,50 107,89 105,67 3. Tân Thịnh 33,12 33,39 37,62 100,82 112,67 106,58 4. Yên Mỹ 33,50 34,50 37,00 102,99 107,25 105,10 5. Hương Lạc 6,84 7,00 7,40 102,34 105,71 104,01 6. Xuân Hương 5,60 4,44 6,08 79,29 136,94 104,20 7. Nghĩa Hòa 4,30 4,80 5,10 111,63 106,25 108,91 Tổng cộng 209,36 214,24 233,60 102,33 109,04 105,63 Nguồn: Phòng NN và PTNT huyện Lạng Giang (2017)

Giai đoạn 2015 - 2017, được sự quan tâm của sở KHCN, Sở Nông Nghiệp và PTNT tỉnh Bắc Giang đã có các chương trình, dự án đầu tư phục tráng cây

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 48)