Giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện Lạng

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 84)

Lạng Giang

4.3.2.1 Giải pháp về quy hoạch

Muốn nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất cam thì cần phải bắt đầu từ quy hoạch. Với sản xuất cam đạt hiệu quả trên địa bàn huyện Lạng Giang thì không những phải có quy hoạch mà cần phải làm tốt quy hoạch, bởi nó liên quan trực tiếp đến người sản xuất, mà người sản xuất ở đây hầu hết là người những hộ nông dân trên địa bàn. Mặt khác, quy hoạch liên quan đến đầu tư sơ sở hạ tầng, vật chất cho sản xuất kinh doanh. Vì vậy, làm tốt công tác quy hoạch sẽ là một trong những giải pháp bắt đầu cho hàng loạt các giải pháp phát triển sản xuất kinh doanh Cam khác tiến hành theo cụ thể:

Quy hoạch, xây dựng và phát triển vùng sản xuất cam bằng cách chọn những vùng có diện tích tập trung đang sản xuất, những vùng có tiềm năng đất đai và điều kiện thuận lợi để hình thành các vùng sản xuất tập trung; Đầu tư cơ sở thiết yếu và tác động các giải pháp kỹ thuật, quản lý nhằm duy trì phát triển sản xuất cam ở các vùng còn lại có đủ điều kiện sản xuất cam. Đối với những vùng có điều kiện sản xuất Cam nhưng phát triển chậm, diện tích sản xuất nhỏ, tiềm năng có thể khai thác còn lớn thì cần tiếp tục đầu tư, quy hoạch vào sản xuất cam.

Quy hoạch, xây dựng và phát triển mạng lưới tiêu thụ cam gồm: Các cơ sở thu mua, sơ chế gắn với các vùng sản xuất cam tập trung, các chợ đầu mối. Từng bước hình thành các cơ sở bảo quản, sơ chế. Duy trì, xây dựng một số chợ quy mô nhỏ để thuận tiện phục vụ tiêu thụ cam nằm xa đường giao thông, các chợ lớn.

Đẩy mạnh xây dựng và mở rộng các vùng sản xuất cam đường canh tập trung, theo hướng đồng thời vừa thực hiện quy hoạch đã được phê duyệt, vừa tiếp tục khảo sát, nghiên cứu lập bổ sunng quy hoạch mới kết hợp với đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng đảm bảo điều kiện tốt nhất để sản xuất, chế biến cam đường canh an toàn đạt hiệu quả cao.

Kết hợp việc triển khai quy hoạch xây dựng nông thôn mới, huyện Lạng Giang và các xã, thị trấn trong huyện cần đặc biệt lưu ý nội dung quy hoạch vùng sản xuất nói chung và vùng cam đường canh theo tiêu chuẩn an toàn.

Chỉ đạo các xã có kế hoạch cụ thể để triển khai thực hiện quy hoach, xây dựng, đầu tư cơ cơ sở hạ tầng vật chất, kỹ thuật cho các vùng sản xuất, tạo mọi điều kiện thuận lợi thu hút các doanh nghiệp đầu tư xây dựng các nhà máy chế biến cam đường canh, quả an toàn ở địa phương.

4.3.2.2 Giải pháp đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng

Cơ sở hạ tầng cần được tu bổ, đầu tư hợp lý cho phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện.

Hệ thống giao thông là một bộ phận quan trọng trong kết cấu hạ tầng kinh tế xã hội, cần ưu tiên đâu tư phát triển đi trước một bước với tốc độ nhanh, bền vững nhằm tạo tiền đề cho phát triển kinh tế - xã hội, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

Phát huy tối đa lợi thế về vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên của tỉnh để phát triển hệ thống giao thông hợp lý nhằm giảm thiểu chi phí vận tải, tiết kiệm chi phí xã hội.

Phát triển giao thông một cách đồng bộ, hợp lý, từng bước đi vào hiện đại tạo nền tảng mạng lưới hoàn chỉnh, liên hoàn, liên kết giữa các phương thức vận tải giữa các vùng, giữa dô thị và nông thôn trên phạm vi toàn tỉnh đồng thời gắn với vùng cam đường canh huyện Lạng Giang.

Cần coi trọng công tác bảo trì, đảm bảo khai thác hiệu quả, bền vững hệ thống giao thông hiện có, đồng thời đẩy mạnh công tác nâng cấp, tu bổ, xây dựng mới các công trình giao thông mang lại điều kiện thuận lợi cho việc giao thương buôn bán trên địa bàn huyện với các vùng lân cận, mang lại hiệu quả kinh tế-xã hội nhanh, chú ý đến các trục giao thông chính nhằm mục tiêu phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện.

Huy động tối đa mọi nguồn lực, đặc biệt chú trọng nguồn lực trong nước dưới mọi hình thức và từ mọi thành phần kinh tế để đầu tư phát triển giao thông. Xã hội hóa việc đầu tư phát triển giao thông, trước hết là giao thông đường bộ.

Hệ thống thủy lợi phải đáp ứng được mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn đáp ứng cho yêu cầu chuyển đổi cây trồng vật nuôi, chuyển đổi cơ cấu kinh tế trong ngành nông nghiệp. Đáp ứng được nhu cầu của phát triển cam đường canh trên địa bàn huyện trong thời gian tới.

Cần khuyến khích các doanh nghiệp cung cấp dịch vụ phát triển hạ tầng viễn thông, phủ sóng di động đến 100% các thôn, xã trên địa bàn huyện, thực

hiện tốt chương trình viễn thông công ích tại các địa phương nhằm mục đích phụ vụ cung cấp thông tin đầy đủ khi người dân có nhu cầu tìm hiểu thông tin thị trường, sản xuất cam đường canh cũng như các vấn đề liên quan tới sản xuất nông nghiệp của hộ.

Tạo điều kiện về nguồn kinh phí đầu tư phát triển hạ tầng, phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin cho các cơ quan nhà máy, đoàn thể nhằm đáp ứng được nhu cầu về sản xuất nông nghiệp. Phát triển hệ thống thông tin truyền thanh, truyền hình, đáp ứng nhu cầu quản lý điều hành và phục vụ sản xuất và sinh hoạt của các hộ nông dân.

Cơ sở hạ tầng thiết yếu của huyện Lạng Giang còn thiếu thốn, đặc biệt là các xã vùng sản xuất cam. Do vậy với yêu cầu phát triển sản xuất cam của huyện thì việc đầu tư, nâng cấp hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật là cần thiết. Những nội dung để thực hiện giải pháp này đối với phát triển sản xuất cam gồm:

Xây dựng và cải tạo các tuyến đường đến nơi sản xuất. Đầu tư, cải tạo cơ sở hạ tầng vùng quy hoạch.

Xây dựng các cơ sở thu mua, sơ chế bảo quản cam. Xây dựng, cải tạo, nâng cấp mạng lưới tiêu thụ sản phẩm.

Để thực hiện giải pháp này cần có sự tham gia, phối hợp của các cấp, ngành có liên quan trong việc lập, thực hiện kế hoạch đầu tư huy động vốn... Đặc biệt là sự tham gia của các doanh nghiệp, tổ chức kinh tế và hộ gia đình sản xuất cam đường canh.

4.3.2.3. Giải pháp tổ chức sản xuất

Thời gian vừa qua việc tổ chức sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang được thực hiện theo hình thức tổ chức sản xuất tại các hộ gia đình nông dân trên cơ sở tự phát với kỹ thuật sản xuất truyền thống, lạc hậu. Để nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang ổn định bền vững thì giải pháp về tổ chức sản xuất là một trong những giải pháp đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu được. Để giải quyết giải pháp này, cần thiết phải thực hiện các nội dung sau:

Tuyên truyền chủ trương, chính sách của đảng và Nhà nước có liên quan đến sản xuất, tiêu thụ sản phẩm cam đến các hộ gia đình đã và sẽ tham gia phát triển sản xuất cam trên địa bàn. Đặc biệt là chủ trương, chính sách của huyện Lạng Giang.

Củng cố và hoàn thiện việc tổ chức sản xuất của từng hộ gia đình để dần dần hình thành các hộ, gia trại, trang trại sản xuất kinh doanh giỏi, tổ sản xuất, HTX sản xuất Cam.

Cần có sự phối hợp giữa 4 nhà: Nhà quản lý, nhà khoa học, nhà kinh doanh và nhà nông. Xây dựng mối liên kết lâu dài giữa các cơ quan, tổ chức nghiên cứu khuyến nông với các hộ trồng cam.

Xây dựng mô hình điển hình liên kết hộ nông dân với Doanh nghiệp.

4.3.2.4. Giải pháp ứng dụng tiến bộ kỹ thuật

Để thúc đẩy việc nâng cao kết quả và hiệu quả sản xuất cam trên địa bàn huyện Lạng Giang thì không thể thiếu được giải pháp về áp dụng các tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất. Nội dung của giải pháp này cần thực hiện các vấn đề sau:

Thông qua tập huấn để hướng dẫn hộ gia đình về kỹ thuật trồng, chăm sóc, đốn tỉa Cam, kỹ thuật sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu bệnh... hiệu quả cho cây cam.

Khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân áp dụng công nghệ tiên tiến hiện đại kết hợp kinh nghiệm truyền thống trong sản xuất, bảo quản để tạo ra sản phẩm có giá trị cao và có sức mạnh trên thị trường.

Công tác khuyến nông phải được nâng cao và chất lượng hoạt động nhằm tập huấn và chuyển giao khoa học kỹ thuật mới đến người trồng cam trên cơ sở thiết lập nhiều mô hình trình diễn vườn cam có năng suất cao và chất lượng tốt. Từ đó, làm thay đổi nhận thức và tập quán canh tác của người nông dân cũng như của hộ gia đình, từ đó tuyên truyền mọi người mới mạnh dạn mở rộng diện tích, mở rộng quy mô trồng cam.

Tổ chức đào tạo, tập huấn về kỹ năng sản xuất, bảo quản và tiêu thụ sản phẩm cho các hộ gia đình tham gia sản xuất kinh doanh cam.

Đối với sản xuất cam thì giống đóng vai trò hết sức quan trọng, nó là yếu tố đầu vào đầu tiên quyết định đến năng suất, sản lượng của cây sau này. Việc nghiên cứu thử nghiệm các giống mới để đưa vào sản xuất nhằm nâng cao hiệu quả là việc làm thường xuyên và lâu dài trong sản xuất cam. Việc mở rộng diện tích trồng giống cam đường canh không hạt là hết sức cần thiết hiện nay, vì người tiêu dùng ưa chuộng loại quả không hạt hơn là loại quả có hạt, giá bán của loại cam không hạt sẽ cao hơn nhiều so với loại cam có hạt.

Để việc ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất cam đường canh có hiệu quả cao nhất đòi hỏi các cơ quản lý thường xuyên mở các buổi tập huấn công nghệ mới cho các hộ trồng cam. Ngoài ra cử các cán bộ Phòng Nông nghiệp được đi tập huấn về trồng cam đường canh công nghệ cao về từng hộ sản xuất để hướng dẫn bà con. Điều này tạo ra sự chuyên môn hóa ở các hộ trồng cam, tăng năng suất cũng như chất lượng của cam đường canh.

Sản xuất cam áp dụng quy trình VietGAP, cam sinh trưởng, phát triển tốt, mẫu mã quả đẹp, tăng năng suất, góp phần tăng thu nhập cho các hộ tham gia mô hình, đồng thời là nơi để người trồng cam trong và ngoài huyện tham quan, trao đổi kinh nghiệm…

Áp dụng quy trình trồng cam đường canh VietGAP dưới đây:

Vùng sản xuất cam đường canh áp dụng theo VietGAP phải được khảo sát, đánh giá sự phù hợp giữa điều kiện sản xuất thực tế với qui định hiện hành của nhà nước đối với các mối nguy gây ô nhiễm về hóa học, sinh học và vật lý lên rau, quả. Trong trường hợp không đáp ứng các điều kiện thì phải có đủ cơ sở chứng minh có thể khắc phục được hoặc làm giảm các nguy cơ tiềm ẩn. Vùng sản xuất rau, quả có mối nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học, vật lý cao và không thể khắc phục thì không được sản xuất theo VietGAP.

Giống và gốc ghép phải có nguồn gốc rõ ràng, được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp phép sản xuất. Giống và gốc ghép tự sản xuất phải có hồ sơ ghi lại đầy đủ các biện pháp xử lý hạt giống, xử lý cây con, hóa chất sử dụng, thời gian, tên người xử lý và mục đích xử lý. Trong trường hợp giống và gốc ghép không tự sản xuất phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý giống, gốc ghép.

Hàng năm, phải tiến hành phân tích, đánh giá các nguy cơ tiềm ẩn trong đất và giá thể theo tiêu chuẩn hiện hành của nhà nước. Cần có biện pháp chống xói mòn và thoái hóa đất. Các biện pháp này phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. Khi cần thiết phải xử lý các nguy cơ tiềm ẩn từ đất và giá thể, tổ chức và cá nhân sản xuất phải được sự tư vấn của nhà chuyên môn và phải ghi chép và lưu trong hồ sơ các biện pháp xử lý. Không được chăn thả vật nuôi gây ô nhiễm nguồn đất, nước trong vùng sản xuất. Nếu bắt buộc phải chăn nuôi thì phải có chuồng trại và có biện pháp xử lý chất thải đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường và sản phẩm sau khi thu hoạch.

Từng vụ phải đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa học, sinh học và vật lý do sử dụng phân bón và chất phụ gia, ghi chép và lưu trong hồ sơ. Nếu xác định có nguy cơ ô nhiễm trong việc sử dụng phân bón hay chất phụ gia, cần áp dụng các biện pháp nhằm giảm thiểu nguy cơ ô nhiễm lên rau, quả. Lựa chọn phân bón và các chất phụ gia nhằm giảm thiểu nguy cơ gây ô nhiễm lên rau, quả. Chỉ sử dụng các loại phân bón có trong danh mục được phép sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Không sử dụng phân hữu cơ chưa qua xử lý (ủ hoai mục). Trong trường hợp phân hữu cơ được xử lý tại chỗ, phải ghi lại thời gian và phương pháp xử lý. Trường hợp không tự sản xuất phân hữu cơ, phải có hồ sơ ghi rõ tên và địa chỉ của tổ chức, cá nhân và thời gian cung cấp, số lượng, chủng loại, phương pháp xử lý. Các dụng cụ để bón phân sau khi sử dụng phải được vệ sinh và phải được bảo dưỡng thường xuyên. Nơi chứa phân bón hay khu vực để trang thiết bị phục vụ phối trộn và đóng gói phân bón, chất phụ gia cần phải được xây dựng và bảo dưỡng để đảm bảo giảm nguy cơ gây ô nhiễm vùng sản xuất và nguồn nước. Lưu giữ hồ sơ phân bón và chất phụ gia khi mua (ghi rõ nguồn gốc, tên sản phẩm, thời gian và số lượng mua). Lưu giữ hồ sơ khi sử dụng phân bón và chất phụ gia (ghi rõ thời gian bón, tên phân bón, địa điểm, liều lượng, phương pháp bón phân và tên người bón).

Nước tưới cho sản xuất và xử lý sau thu hoạch rau, quả phải đảm bảo theo tiêu chuẩn hiện hành của Việt Nam hoặc tiêu chuẩn mà Việt Nam đang áp dụng. Việc đánh giá nguy cơ ô nhiễm hóa chất và sinh học từ nguồn nước sử dụng cho: tưới, phun thuốc bảo vệ thực vật, sử dụng cho bảo quản, chế biến, xử lý sản phẩm, làm sạch và vệ sinh, phải được ghi chép và lưu trong hồ sơ. Trường hợp nước của vùng sản xuất không đạt tiêu chuẩn, phải thay thế bằng nguồn nước khác an toàn hoặc chỉ sử dụng nước sau khi đã xử lý và kiểm tra đạt yêu cầu về chất lượng. Ghi chép phương pháp xử lý, kết quả kiểm tra và lưu trong hồ sơ. Không dùng nước thải công nghiệp, nước thải từ các bệnh viện, các khu dân cư tập trung, các trang trại chăn nuôi, các lò giết mổ gia súc gia cầm, nước phân tươi, nước giải chưa qua xử lý trong sản xuất và xử lý sau thu hoạch.

Người lao động và tổ chức, cá nhân sử dụng lao động phải được tập huấn về phương pháp sử dụng thuốc bảo vệ thực vật và các biện pháp sử dụng bảo đảm an toàn. Trường hợp cần lựa chọn các loại thuốc bảo vệ thực vật và chất điều hòa sinh trưởng cho phù hợp, cần có ý kiến của người có chuyên môn về lĩnh vực bảo vệ thực vật. Nên áp dụng các biện pháp quản lý sâu bệnh tổng hợp

(IPM), quản lý cây trồng tổng hợp (ICM) nhằm hạn chế việc sử dụng thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ được phép mua thuốc bảo vệ thực vật từ các cửa hàng được phép kinh doanh thuốc kinh doanh thuốc bảo vệ thực vật. Chỉ sử dụng thuốc bảo vệ thực vật trong danh mục được phép sử dụng cho từng loại rau, quả tại Việt Nam.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp phát triển sản xuất cam đường canh trên địa bàn huyện lạng giang, tỉnh bắc giang (Trang 84)