Quá trình cải cách chính sách thuế ở Việt Nam

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 37)

Luật Thuế TNDN đã được Quốc hội khóa IX, kỳ họp thứ 11 thông qua ngày 10/5/1997 thay thế Luật Thuế lợi tức và chính thức có hiệu lực kể từ ngày 01/01/1999. Từ khi ra đời, Luật Thuế TNDN đã được nhiều lần sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với thực tiễn, đảm bảo chính sách ngày càng công khai, minh bạch, đồng bộ hơn, phù hợp hơn với thông lệ quốc tế và các cam kết quốc tế mà Việt Nam ký kết hoặc tham gia.

Xu hướng xử lý của các nước trên thế giới đối với thuế thu nhập doanh nghiệp là giảm thuế suất nhằm khuyến khích đầu tư, bao gồm cả đầu tư trực tiếp nước ngoài, nhằm cạnh tranh thuế trong điều kiện toàn cầu hóa.

thu nhập doanh nghiệp là góp phần tạo thuận lợi cho các hoạt động đầu tư, sản xuất kinh doanh, khuyến khích tiêu dùng đồng thời tạo nguồn thu ổn định cho ngân sách Nhà nước.

Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt tại Quyết định số 732/QÐ-TTg đã nêu rõ điều chỉnh giảm mức thuế suất chung thuế thu nhập doanh nghiệp theo lộ trình phù hợp để thu hút đầu tư, tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thêm nguồn lực tài chính, tăng tích lũy để đẩy mạnh đầu tư phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh.

Kinh nghiệm của nhiều nước cho thấy, sự lựa chọn bước đi và lộ trình cải cách chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp liên quan đến nhiều mục tiêu khác nhau, trong đó một mặt phải đảm bảo sự ổn định nguồn thu cho ngân sách để đáp ứng các nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội, mặt khác phải hỗ trợ cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng phát triển.

2.2.2. Thực trạng và kinh nghiệm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI của một số địa phương ở Việt Nam

*Kinh nghiệm của Cục thuế tỉnh Thanh Hóa

Tính đến 31-12-2015, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có 52 doanh nghiệp FDI đã đăng ký kinh doanh, với tổng mức đầu tư hơn 13 tỷ USD. Các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại Thanh Hóa không chỉ góp phần quan trọng thúc đẩy tăng trưởng kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm cho hàng chục ngàn lao động, mà còn đóng góp cho ngân sách Nhà nước (NSNN) ngày càng tăng. Trong 5 năm gần đây, số thu NSNN từ các doanh nghiệp FDI liên tục tăng, năm sau cao hơn năm trước. Năm 2011 thu đạt 219,3 tỷ đồng, năm 2012 đạt 565 tỷ đồng, năm 2013 đạt 759,5 tỷ đồng, năm 2014 đạt 2.083 tỷ đồng, năm 2015 đạt 2.374 tỷ đồng.

Có được kết quả trên, cùng với trách nhiệm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư là do Cục Thuế Thanh Hóa đã triển khai đồng bộ các giải pháp quản lý thuế đối với khối doanh nghiệp FDI, nhằm tạo điều kiện cho nhà đầu tư đồng thời bảo đảm quản lý thuế đúng quy định của pháp luật, tạo sự bình đẳng trong cạnh tranh, góp phần khuyến khích, thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước. Cục Thuế Thanh Hóa đã triển khai cho 100% doanh nghiệp FDI khai thuế điện tử, nộp thuế điện tử. Từ 1-1-2015, thực hiện bỏ bảng kê hóa đơn mua, bán hàng hóa dịch vụ, qua đó đã giảm được đáng kể số giờ khai thuế cho doanh nghiệp... Nhiều giải pháp sáng tạo của Cục Thuế Thanh Hóa đã được nhà đầu tư nước ngoài đánh giá cao, mang lại hiệu quả tích cực. Điển hình như:

Đối với Dự án Liên hợp Lọc hóa dầu Nghi Sơn (LH LHDNS) - dự án trọng điểm quốc gia với tổng mức đầu tư 9 tỷ USD, khởi công từ cuối năm 2013, thời gian triển khai đầu tư xây dựng chỉ trong khoảng 40 tháng. Thời gian xây dựng dự án ngắn, số tiền giải ngân lớn với hàng chục nhà thầu nước ngoài cùng đồng thời tham gia, do vậy đã đặt ra yêu cầu cho Cục Thuế Thanh Hóa một mặt phải tạo mọi điều kiện tốt nhất về thủ tục hành chính thuế cho các nhà thầu, một mặt phải tăng cường giám sát để thu đúng, thu đủ, kịp thời các khoản thuế phát sinh. Trước yêu cầu đó, cục thuế đã tham mưu, chủ động đề xuất với Tổng cục Thuế phương án thu thuế tập trung qua Tổng thầu JGCS và được chấp thuận. Kết quả là, thay vì phải thu thuế từ hàng chục nhà thầu phụ nước ngoài, Cục Thuế Thanh Hóa chỉ thu tập trung qua một đầu mối là tổng thầu JGCS, nên đã giảm thiểu được thủ tục hành chính thuế, đồng thời thu kịp thời, kiểm soát tốt nguồn thu. Tổng thầu JGCS là một tổ hợp các nhà thầu quốc tế lớn đã thể hiện tính chuyên nghiệp và trách nhiệm cao trong việc phối hợp tốt với Cục Thuế Thanh Hóa thực hiện nghĩa vụ nộp NSNN. Trong 2 năm 2014 và 2015, JGCS đã nộp cho NSNN số tiền thuế là 2.485 tỷ đồng (Khuyết danh, 2016).

Tuy nhiên, bên cạnh các doanh nghiệp FDI chấp hành tốt chính sách pháp luật thuế, công tác quản lý thuế đối với doanh nghiệp FDI cũng đặt ra nhiều khó khăn, thách thức, đó là: Nguồn thu NSNN ở khối doanh nghiệp FDI mới chỉ tập trung ở các lĩnh vực xi măng, đường mía, lọc hóa dầu... Bên cạnh nguồn thu ổn định từ Công ty Xi măng Nghi Sơn khoảng 200 tỷ đồng/năm, số còn lại chủ yếu vẫn là thu từ các nhà thầu trong quá trình đầu tư xây dựng các dự án mới như: Dự án LH LHDNS, Nhiệt điện Nghi Sơn 1... Trong số 52 doanh nghiệp, dự án đã và đang triển khai, có đến 30 doanh nghiệp (chiếm 58%) là các doanh nghiệp trong lĩnh vực dệt may, da giày xuất khẩu. Đây là ngành nghề giải quyết được nhiều việc làm, tuy nhiên suất đầu tư và giá trị gia tăng thấp, do đó số nộp NSNN rất hạn chế...

Đặc biệt, vẫn có một số doanh nghiệp FDI có dấu hiệu chuyển giá nhằm chuyển lợi nhuận ra nước ngoài dưới hình thức khai báo giá chuyển nhượng cho công ty mẹ ở nước ngoài rất thấp. Điển hình là vụ việc tại một doanh nghiệp FDI hoạt động trên lĩnh vực gia công xuất khẩu giày dép lớn trên địa bàn TP Thanh Hóa. Doanh nghiệp này có số vốn đăng ký 5 triệu USD, thời gian thực hiện dự án tại Thanh Hóa là 50 năm. Doanh nghiệp hiện đang thu hút khoảng 15.000 lao động làm việc. Hoạt động của doanh nghiệp trong những năm qua đã góp phần chuyển dịch cơ cấu lao động, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của TP Thanh Hóa, huyện Hoằng Hóa và một số huyện lân cận. Tuy nhiên, theo báo cáo tài chính mà doanh nghiệp này gửi Cục Thuế Thanh

Hóa thì kết quả kinh doanh liên tục lỗ, số lỗ năm sau cao hơn năm trước; tính đến cuối năm 2014, số lỗ lũy kế trước thuế là 392 tỷ đồng (vượt vốn chủ sở hữu). Với số lỗ khai báo như vậy, có thể đến khi kết thúc dự án tại Thanh Hóa, công ty cũng không phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp. Thực tế là từ khi đi vào hoạt động, doanh nghiệp này chưa nộp được bất kỳ khoản thuế thu nhập doanh nghiệp nào. Trong khi, doanh nghiệp liên tục mở rộng đầu tư, tuyển dụng thêm công nhân, xây dựng mới nhà xưởng, sản lượng gia công xuất khẩu tăng mạnh (Khuyết danh, 2016).

Từ những phân tích như trên, Cục Thuế Thanh Hóa đã đặt nghi vấn về giá chuyển nhượng. Tuy nhiên, chứng minh được hành vi chuyển giá là vấn đề hết sức phức tạp, đòi hỏi phải có thông tin chính xác, đủ tính thuyết phục đưa ra phương pháp đấu tranh với doanh nghiệp. Được sự hỗ trợ thông tin từ Tổng cục Thuế về quan hệ giữa doanh nghiệp này và công ty mẹ ở nước ngoài liên quan đến giá giao dịch trên thị trường quốc tế và trải qua 180 ngày nghiên cứu, điều tra, thu thập tài liệu, thông tin, với những bằng chứng thuyết phục, Cục Thuế Thanh Hóa đã chứng minh được doanh nghiệp trên có hoạt động chuyển giá từ Việt Nam sang công ty mẹ ở nước ngoài. Doanh nghiệp sau đó đã phải kê khai điều chỉnh giá bán để xử lý triệt tiêu số lỗ lũy kế 392 tỷ đồng, đồng thời nộp truy thu thuế, tiền phạt khai sai, tiền nộp chậm là 2,6 tỷ đồng vào NSNN. Điều hết sức quan trọng là, từ năm 2015 trở đi, khi doanh nghiệp này quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp sẽ phải kê khai phù hợp với giá thị trường, chấm dứt tình trạng báo cáo lỗ và sẽ phải nộp thuế thu nhập doanh nghiệp vào NSNN (Khuyết danh, 2016).

Qua vụ việc trên, Cục Thuế Thanh Hóa đã rút kinh nghiệm, triển khai với các doanh nghiệp FDI có quan hệ giao dịch liên kết trong những năm tiếp theo, từ đó nâng cao hiệu quả công tác quản lý thuế, khai thác nguồn thu, chống thất thu NSNN, bảo đảm sự công bằng cho người nộp thuế. Đồng thời, đã nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật trong việc khai và nộp thuế đối với doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh nói chung.

Từ kết quả và những bài học kinh nghiệm có được, trong thời gian tới, Cục Thuế Thanh Hóa xác định sẽ tiếp tục tập trung triển khai đồng bộ các giải pháp, như: Tăng cường thanh tra, kiểm tra xác định giá thị trường trong giao dịch kinh doanh giữa các bên có quan hệ liên kết. Phân loại có hệ thống đối tượng thanh tra thuế. Đồng thời phối hợp với các ngành chức năng nhằm tăng cường xây dựng cơ sở dữ liệu và kết nối thông tin để có hệ thống thông tin bảo đảm cho quá trình quản lý thuế nói chung và quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (Khuyết danh, 2016).

*Kinh nghiệm của Cục thuế tỉnh Vĩnh Phúc

Vĩnh Phúc có trên 250 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài đang hoạt động. Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc đã tiến hành thanh tra giá chuyển nhượng một số DN 100% vốn nước ngoài (Cục Thuế tỉnh Vĩnh Phúc, 2015).

Kết quả thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá đã thu được kết quả tốt, thực hiện truy thu thuế và tiền phạt với số lượng lớn vào ngân sách nhà nước.

Bên cạnh những DN chấp hành đúng, tốt pháp luật, chính sách thuế, thì vẫn còn nhiều DN kinh doanh ngày càng mở rộng nhưng liên tục kê khai lỗ hoặc không phát sinh thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) phải nộp.

Cục Thuế Vĩnh Phúc đã triển khai, đôn đốc và kiểm soát tình hình kê khai thông tin các giao dịch liên kết của các DN có giao dịch liên kết theo quy định, qua đó đã phát hiện ra nhiều hình thức chuyển giá. Nổi bật lên ở khối doanh nghiệp (DN) thuộc ngành dệt may, da giày, sản xuất, bao bì,… có các giao dịch liên kết như công ty mẹ, công ty con hoặc lãnh đạo công ty có quan hệ đồng sở hữu vốn với DN ở nước ngoài, liên tục kê khai lỗ hoặc không có phát sinh thuế TNDN phải nộp, nhưng thường xuyên đầu tư mở rộng sản xuất.

Theo báo cáo tài chính năm 2014 của 71 doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI) đang hoạt động sản xuất kinh doanh tại các KCN tỉnh Vĩnh Phúc có 44 doanh nghiệp có lãi, 27 doanh nghiệp hoạt động thua lỗ trong năm 2014.

Ông Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng phòng Thanh tra thuế số 1, Cục Thuế Vĩnh Phúc cho biết, triển khai chỉ đạo của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế về tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra gắn với thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá, cục thuế đã tiến hành phân tích đánh giá rủi ro, lựa chọn đối tượng thanh tra để xây dựng kế hoạch thanh tra, trong đó tập trung vào các DN có quy mô lớn, DN thua lỗ kéo dài, đặc biệt là các DN có tư cách pháp nhân độc lập nhưng do cùng một số người bỏ vốn đầu tư, các DN FDI…

Đơn cử, năm 2012, Cục Thuế thực hiện thanh tra giá chuyển nhượng đối với Công ty TNHH STC& Apparel là DN có 100% vốn đầu tư từ Hàn Quốc, thời kỳ kiểm tra từ năm 2008 đến 2011. Bằng phương pháp xác định giá thị trường, đoàn kiểm tra đã kiên trì đấu tranh với DN, sử dụng phương pháp so sánh tốc độ tăng đơn giá gia công với tốc độ tăng giá thành đơn vị sản phẩm qua các năm.

đồng; tăng thu nhập chịu thuế là 16 tỷ đồng, do DN đang trong thời gian miễn giảm thuế nên số thuế TNDN truy thu và phạt là 205 triệu đồng.

Vào năm 2013, Cục Thuế Vĩnh Phúc triển khai thanh tra giá chuyển nhượng đối với Công ty TNHH Vinakorea có ngành nghề doanh thực tế là gia công may mặc. Qua phân tích đấu tranh, Công ty TNHH Vinakorea đã thừa nhận có kê khai thông tin giao dịch liên kết và mặc dù đang trong thời gian miễn giảm thuế TNDN nhưng vẫn phải điều chỉnh tăng thu nhập chịu thuế là 147,4 tỷ đồng; truy thu thuế TNDN và phạt với số tiền là 11,3 tỷ đồng; giảm lỗ không được chuyển vào các năm sau khi quyết toán thuế TNDN là 2,7 tỷ đồng (Đức Minh, 2015).

Theo ông Nguyễn Tiến Dũng, hành vi chuyển giá có xu hướng gia tăng và ngày càng tinh vi, phức tạp, không chỉ xảy ra trong các nghiệp vụ mua vào, bán ra của các công ty có liên kết mà còn xảy ra trong các nghiệp vụ tài chính khác; xảy ra cả DN FDI và các DN trong nước, các DN có cùng tổng công ty, công ty hoặc công ty độc lập nhưng chủ sở hữu có mối quan hệ đặc biệt…

Chính vì vậy, công tác cập nhật lưu trữ đầy đủ thông tin các DN là hết sức quan trọng. Ông Dũng cho rằng, chỉ có đầy đủ thông tin mới xác định được giá chuyển giao. Qua đó cần coi trọng công tác kiểm tra hồ sơ tại cơ quan thuế để phân loại các DN, xác định các DN có dấu hiệu bất thường đưa vào diện theo dõi phân tích rủi ro chuyên sâu.

Hơn thế nữa, để có đầy đủ cơ sở phân tích đánh giá rủi ro từ đó xác định dấu hiệu chuyển giá, qua thực tế tại tỉnh Vĩnh Phúc cho thấy, nếu chỉ phân tích tài chính DN một năm chuyên biệt thì khó có thể phát hiện dấu hiệu có hành vi chuyển giá mà cần phân tích đánh giá rủi ro theo chuỗi thời gian tối thiểu là 5 năm. Ngoài ra còn cần thu thập tham khảo các thông tin liên quan như thông tin các đơn vị cùng ngành nghề, thông tin trong và ngoài nước…

Để thanh tra, kiểm tra chống chuyển giá một cách hiệu quả thì các Cục thuế cần bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của Tổng cục Thuế, phối hợp chặt chẽ với tổ quản lý thuế đối với hoạt động chuyển giá từ khâu phân tích, thu thập thông tin, phương án xác định giá thị trường, phương án xây dựng tỷ suất, giá so sánh phù hợp, tin cậy; đồng thời có các biện pháp chủ động lắng nghe người nộp thuế, kịp thời động viên, thuyết phục, tuyên truyền, công khai trên cơ sở pháp luật để DN chấp nhận và thực hiện, tránh hiện tượng khiếu kiện, khiếu nại kéo dài, dẫn đến thanh tra kém hiệu quả (Đức Minh, 2015).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 31 - 37)