Chỉ tiêu tổ chức thực hiện

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 52)

- Số lượng cán bộ được bố trí ở các phòng kiểm tra, thanh tra thuế; - Trình độ năng lực cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế;

- Công tác truyên truyền, phổ biến chính sách thuế TNDN và hỗ trợ NNT; - Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành thuế. 3.3.6. Chỉ tiêu đánh giá kết quả thu thuế

- Đối tượng nộp thuế: số lượng doanh nghiệp FDI, tình hình biến động qua các năm gần đây;

- Số thu ngân sách của các đối tượng này qua các năm; - Tỷ lệ và chất lượng hồ sơ khai thuế;

- Tình hình kinh doanh và mức độ chấp hành nghĩa vụ thuế; - Tình hình nợ thuế TNDN của các doanh nghiệp FDI;

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Thực trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bàn tỉnh Bắc Ninh

Nhìn vào bảng 4.1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh trong từ năm 2014 đến 2016 có sự gia tăng rõ rệt tính đến hết 31/12/2014 toàn tỉnh Bắc Ninh có 559 doanh nghiệp. Năm 2015 là 679 doanh nghiệp tăng 21%, năm 2016 có 849 doanh nghiệp tăng 25% so với năm 2015 chứng tỏ chính sách thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là có hiệu quả. Góp phần tăng thu cho NSNN từ các dự án đầu tư. Tốc độ phát triển bình quân chung của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2014-2016 là 23,2 %. Trong đó nhóm ngành nghề có tốc độ phát triển nhiều là nhóm ngành kinh doanh khác 35,7%, phân phối hàng hóa 28,3%.

Bảng 4.1: Tình hình biến động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm 2014-2016

STT Ngành nghề 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015 /2014 2016 /2015 BQ 1 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa 426 520 643 122,1 123,7 122,9 2 Phân phối cung cấp hàng hóa 31 42 51 135,5 121,4 128,3 3 Dịch vụ, xây dựng 83 97 120 116,9 123,7 120,2 4 Kinh doanh khác 19 20 35 105,3 175,0 135,7

Tổng cộng 559 679 849 121,5 125,0 123,2

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Trong năm qua tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt hơn 12.430 tỷ đồng, trong đó thu từ doanh nghiệp FDI là 5.326 tỷ đóng góp số thu gần 1/2 tổng thu NS của tỉnh chiếm 43%. Nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây cũng tăng dần lên là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức tình trạng gian lận trốn thuế chuyển giá đang khá phổ biến ở các doanh nghiệp FDI được biểu hiện ở một số hình thức sau:

- Doanh nghiệp tìm cách giấu doanh thu bằng cách không kê khai doanh thu trong kỳ, điều chuyển doanh thu từ năm nay sang năm khác trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Xác định sai giá bán, giá bán ghi trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá thực thực tế nhằm mục đích làm giảm doanh thu, ghi hóa đơn sai lệch giữa các liên.

- Không kê khai doanh thu có được do chênh lệch về doanh thu hàng bán trả góp, trả từng lần, ứng trước.

- Điều chuyển chi phí từ năm này qua năm khác để hưởng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế.

- Đưa chi phí khống như lương, nguyên vật liệu, các khoản tiếp khách hoặc các chi phí không liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mua hóa đơn của các doanh nghiệp được cơ quan thuế đưa vào nhóm rủi ro cao, doanh nghiệp bỏ trốn để kê khai tăng chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế...

- Lợi dụng khoản chênh giữa chính sách tài chính và chế độ kế toán: Xác định khấu hao tài sản cố định không đúng quy định đối với doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được được khấu hao nhanh nhưng tối đa không vượt quá 2 lần khấu hao đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp lợi dụng chính sách này để tăng chi phí.

Thông thường gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua thu nhập chịu thuế khác chủ yếu là việc không ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ các khoản như lãi do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, lãi vay, kinh doanh chứng khoán …

Doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế (đặc biệt thông qua chính sách động viên thu hút vốn đầu tư nước ngoài) các doanh nghiệp thường gộp hoạt động không được ưu đãi về thuế vào hoạt động được hưởng ưu đãi.

-Tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:

Là hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của tập đoàn.

Là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu giữa

các công ty trong cùng một tập đoàn (còn gọi là các bên có giao dịch liên kết), không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.

Các công ty đa quốc gia với số chi nhánh rải khắp thế giới rất thuận lợi để thực hiện hành vi gian lận thuế của mình dựa trên sự chênh lệch về thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp, các quy định về miễn, giảm thuế giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyển giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú. Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngược lại một lượng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều cho ra những kết quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên.

Khía cạnh khác, các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn giảm thuế. Thu nhập sẽ lại dịch chuyển từ doanh nghiệp liên kết không được hưởng ưu đãi hoặc ưu đãi với tỉ lệ thấp hơn sang doanh nghiệp liên kết có lợi thế hơn về điều này.

Việc xác định giá giao dịch giữa các thành viên của các bên liên kết không thay đổi tổng lợi ích chung nhưng có thể làm thay đổi tổng nghĩa vụ thuế của họ. Thông qua việc định giá, nghĩa vụ thuế được chuyển từ nơi bị điều tiết cao sang nơi bị điều tiết thấp hơn và ngược lại.

Phát huy lợi thế về vị trí địa lý, những năm vừa qua tỉnh Bắc Ninh đã có những chính sách tạo môi trường đầu tư thuận lợi đề cho thu hút các nguồn vốn trong và ngoài nước đạt được những bước tiến rõ rệt, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) tăng dần qua các năm như:

Năm 2014 là 559 dự án hoạt động, 2015 là 679 dự án hoạt động, năm 2016 là 849 dự án hoạt động đến từ 21 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký hơn 11.465 triệu USD. Các dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) chủ yếu tập trung vào một số lĩnh vực như sản xuất chế biến, chế tạo, xây dựng, bán buôn bán lẻ ô tô xe máy, dệt may, sản xuất dây và cáp điện, sản xuất gia công, điện tử, lắp ráp các bộ phận linh kiện điện tử, thiết bị văn phòng…

Bắc Ninh cũng đã thu hút được một số dự án có quy mô vốn đầu tư lớn như: Dự án Công ty Samsung electronic, Công ty Samsung display, Công ty Canon, Công ty ABB, Công ty Nokia, Công ty P&G …

Có thể nói, khu vực kinh tế có vốn ĐTNN trước và sau khi hội nhập WTO luôn đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của Tỉnh. Khu vực kinh tế này luôn duy trì được tốc độ tăng trưởng khá và ổn định, có xu hướng tăng nhanh hơn các khu vực khác, khả năng cạnh tranh không ngừng được cải thiện, công nghệ, thiết bị từng bước được hiện đại hoá.

Thu từ khu vực kinh tế có vốn ĐTNN cũng ngày càng tăng cao, đóng góp quan trọng cho nguồn thu ngân sách nhà nước tại địa phương.

Khu vực kinh tế có vốn ĐTNN phát triển đã góp phần tạo ra một môi trường kinh doanh cạnh tranh, đẩy nhanh quá trình tái cơ cấu, đổi mới, sắp xếp lại doanh nghiệp trong nước. Khu vực này cũng góp phần đào tạo một đội ngũ cán bộ, công nhân lành nghề. Đây là một kênh hết sức quan trọng tạo việc làm và thu nhập cho người lao động Hàng năm số thu NSNN từ các doanh nghiệp FDI chiếm tỷ trọng gần 50% tổng thu từ thuế và phí. Đây chính là điều kiện để thực hiện các mục tiêu đầu tư, các kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

4.1.2. Thực trạng quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

4.1.2.1. Công tác quản lý đăng ký và cấp mã số thuế

Nhìn vào số liệu ở bảng 4.2 cho thấy số doanh nghiệp được cấp phép hoạt động qua các năm từ 2014 đến 2016 đều tăng lên, số lượng doanh nghiệp FDI mới thành lập từ các dự án đầu tư năm 2015 tăng 7% so với năm 2014, năm 2016 tăng 11% so với năm 2015. Số doanh nghiệp FDI hoạt động qua các năm cũng tăng cao năm sau cao hơn năm trước. Bên cạnh đó cũng còn có một số doanh nghiệp hoạt động kinh doanh không hiệu quả nên phải tạm ngừng nghỉ kinh doanh để tìm phương thức sản xuất kinh doanh mới, một số không chấp hành chính sách pháp luật thực hiện các thủ tục giải thể hoặc công bố phá sản không thực hiện kê khai thuế cơ quan thuế phải thực hiện các thủ tục theo quy trình quản lý thuế và Luật doanh nghiệp để thông báo doanh nghiệp bỏ trốn khỏi địa bàn.

Bảng 4.2. Tình hình cấp mã số thuế của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh

Nội dung Năm 2014 năm 2015 Năm 2016 So sánh (%) 2015 /2014 2016 /2015 BQ Tổng số DN đã được cấp MST 700 806 885 115,1 109,8 112,4 Trong đó :

Doanh nghiệp cấp mới 150 161 180 107,3 111,8 109,5

Doanh nghiệp giải thể 22 14 2 63,6 14,3 30,2

Doanh nghiêp bỏ địa chỉ KD 9 6 5 66,7 83,0 74,5

Doanh nghiệp Tạm nghỉ 8 2 13 25,0 650,0 127,5

Doanh nghiệp Đang hoạt động 559 679 849 121,5 125,0 123,2 Nguồn: Phòng kê khai &kế toán thuế- Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Các thủ tục thành lập doanh nghiệp mới đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thành lập từ các dự án đầu tư việc cấp giấy phép đầu tư và cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì mọi hồ sơ thủ tục đều gửi đến sở kế hoạch đầu tư tỉnh hoặc Ban quản lý các Khu công nghiệp tỉnh Bắc Ninh để được cấp giấy phép sau khi đầy đủ các điều kiện đước cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, giấy chứng nhận đăng ký đầu tư thì thông qua đường điện tử chuyển đến cơ quan thuế cấp mã số thuế chính vì vậy mà một số doanh nghiệp mới thành lập do không hiểu đúng quy định về quản lý thuế không được tư vấn về thuế dẫn đến khi làm xong thủ tục nhưng chưa hoạt động đang trong giai đoạn giải phóng mặt bằng hoặc đang trong giai đoạn tìm kiếm đối tác kinh doanh chưa thuê được địa điểm kinh doanh ổn định chưa có phát sinh các nghĩa vụ thuế thì không gửi hồ sơ khai thuế. Cơ quan thuế quản lý không liên lạc được với người nộp thuế để hướng dẫn kê khai đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế và sau khi đã ra thông báo đôn đốc nộp hồ sơ khai thuế mà người nộp thuế không nộp hồ sơ khai thuế thì cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh địa điểm kinh doanh nếu không liên lạc được thì sẽ tiến hành thông báo doanh nghiệp bỏ địa chỉ kinh doanh đóng cửa mã số thuế. Đây cũng là những khó khăn bất cập thực tế đang xảy ra đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Kết quả điều tra của tác giả bằng hình thức phỏng vấn cán bộ Cục thuế và doanh nghiệp về công tác cấp mã số thuế thông qua hệ thống trao đổi thông tin giữa Ban quản lý các khu công nghiệp, Sở kế hoạch và đầu tư và cơ quan thuế: 80% doanh nghiệp đánh giá là phù hợp, 20% đánh giá là chưa phù hợp. Cán bộ thuế đánh giá 85% phù hợp, chưa phù hợp 15% cần phải thay đổi hình thức cấp mã số thuế để giảm thời

gian từ khi nộp hồ sơ đến khi trả kết quả vì hiện nay việc cấp mã số thuế đã thực hiện giao dịch điện tử giữa các đơn vị nhưng đầu mối nhận hồ sơ thủ tục ban đầu là sở kế hoạch đầu tư toàn bộ hồ sơ vẫn là nhận hồ sơ văn bản giấy từ người nộp thuế gửi đến chưa thực hiện đăng ký điện tử qua mạng internet vì vậy thời gian cấp mã số thuế vẫn còn kéo dài chưa hiệu quả, doanh nghiệp khi có thay đổi các thông tin như số điện thoại, tài khoản ngân hàng, năm tài chính... thì vẫn phải đến sở kế hoạch và đầu tư để nộp bản thay đổi thông tin như vậy chưa tiết kiệm được thời gian và chi phí cho doanh nghiệp.

Bảng 4.3. Đánh giá của doanh nghiệp FDI, cán bộ thuế về công tác cấp mã số thuế, thay đổi thông tin đăng ký thuế

STT Nội dung Số lượng (DN, CB) Tỷ lệ phù hợp (%) Tỷ lệ chưa phù hợp(%) 1 Doanh nghiệp 84 80 20

2 Cán bộ thuế phòng kê khai, Kiểm tra 31 85 15

Nguồn: Tổng hợp từ số liệu điều tra (2016)

4.1.2.2. Công tác xử lý hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, chứng từ nộp thuế

Công tác quản lý kê khai và nộp hồ sơ khai thuế là nhiệm vụ hết sức quan trọng, được Lãnh đạo Cục Thuế hết sức quan tâm. Thông qua số liệu trên hồ sơ khai thuế của người nộp thuế, giúp cơ quan thuế biết được tình hình hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, từ đó giúp cho việc quản lý của cơ quan thuế đối với người nộp thuế có hiệu quả, đánh giá đúng tình hình chấp hành nghĩa vụ nộp ngân sách nhà nước của người nộp thuế để có những biện pháp tuyên dương, khen thưởng kịp thời đối với người nộp thuế.

Hàng năm khi kết thúc năm dương lịch hoặc năm taì chính (áp dụng đối với các doanh nghiệp có ngành nghề kinh doanh đặc thù theo thời vụ) cán bộ kê khai thuộc phòng kê khai và kế toán thuế phải lập danh sách số doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN, số lượng doanh nghiệp nộp thuế theo phân bổ để thực hiện theo dõi đôn đốc nộp hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN. tổng hợp và báo cáo chính xác số doanh nghiệp đã nộp hồ sơ khai thuế. Cập nhật kịp thời các đơn vị mới hoạt

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 52)