Đặc điểm của tỉnh Bắc Ninh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)

3.1.1.1. Đặc điểm địa lý

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội có diện tích 822,7km2, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xưa, mảnh đất địa linh nhân kiệt, nơi có truyền thống khoa bảng và nền văn hóa lâu đời. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hưng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dương. Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng như quốc lộ 1A nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn; Đường cao tốc 18 nối sân bay Quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long; Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dương - Hải Phòng; Trục đường sắt xuyên Việt chạy qua Bắc Ninh đi Lạng Sơn và Trung Quốc; Mạng đường thủy sông Cầu, sông Đuống, sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng tạo cho Bắc Ninh là địa bàn mở gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội.

Bắc Ninh là tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng và là một trong 8 tỉnh thuộc vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ, khu vực có mức tăng trưởng kinh tế cao, giao lưu kinh tế mạnh của cả nước, tạo cho Bắc Ninh nhiều lợi thế về phát triển và chuyển dịch cơ cấu kinh tế.

Đặc biệt trong những năm gần đây với chính sách mở rộng thu hút đầu tư của tỉnh Bắc Ninh hết sức thông thoáng hấp dẫn do đó có nhiều doanh nghiệp tìm đến đầu tư tại Bắc Ninh, số lượng các doanh nghiệp mỗi năm một tăng. Trong đó có các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài (FDI). Các dự án đầu tư của doanh nghiệp FDI chủ yếu tập trung vào các khu công nghiệp,cụm công nghiệp, thu hút rất nhiều lao động, tạo ra nhiều công ăn việc làm đồng thời đóng góp một phần quan trọng trong tổng thu ngân sách Nhà nước của tỉnh Bắc Ninh trong những năm qua (Hình 3.1).

Hình 3.1. Bản đồ hành chính tỉnh Bắc Ninh

Nguồn: Cục Thống kê Bắc Ninh (2016)

3.1.1.2. Đặc điểm dân số, nguồn nhân lực

Dân cư của tỉnh Bắc Ninh phân bố mang đậm sắc thái nông nghiệp, nông thôn, mật độ dân số cao nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh trẻ, năm 2015 tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo đạt 20,40%, tỉ lệ thất nghiệp 1,55%, năng suất lao động xã hội 168,8 triệu đồng/người (Niên giám thống kê Bắc Ninh, 2015). Dân số, nguồn nhân lực tỉnh Bắc Ninh trong giai đoạn 2013 – 2015 (Bảng 3.1).

Nguồn nhân lực chủ yếu tập trung ở khu vực nông thôn. Nguồn nhân lực trẻ và chiếm tỉ trọng cao, một mặt là lợi thế cho phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh; mặt khác, cũng tạo sức ép lên hệ thống giáo dục-đào tạo và giải quyết việc làm.

Chất lượng của nguồn nhân lực được thể hiện chủ yếu qua trình độ học vấn và đặc biệt là trình độ chuyên môn kỹ thuật. Trình độ học vấn của nguồn nhân lực Bắc Ninh cao hơn so với mức trung bình cả nước nhưng thấp hơn so với mức trung bình của đồng bằng Sông Hồng và vùng Bắc Bộ.

Bảng 3.1. Dân số, nguồn nhân lực của tỉnh Bắc Ninh (2013 - 2015) Đơn vị: người STT Diễn giải 2013 2014 2015 1 Dân số trung bình 1.108.150 1.132.231 1.154.660 Trong đó: - Thành thị 289.311 319.516 330.219 - Nông thôn 818.839 812.715 824.441 2 Mật độ dân số bình quân (người/km²) 1.347 1.376 1.403 3 Dân số trong độ tuổi lao động 712.649 721.289 737.828 4 Lực lượng lao động từ 15 tuổi trở lên 642.092 658.181 661.656 5 Lao động từ 15 tuổi trở lên đang làm việc 632.151 645.776 648.510 6 Tỉ lệ lao động đang làm việc đã qua đào tạo (%) 19,6 21.10 24.20 Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2013, 2014, 2015)

3.1.1.3. Đặc điểm về kinh tế

Cùng với sự phát triển của cả nước, trong những năm qua kinh tế Bắc Ninh có những bước phát triển đáng kể. Sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là sản xuất lương thực tăng trưởng cao. Công nghiệp, dịch vụ, nhất là công nghiệp nông thôn được phát triển thích ứng dần với cơ chế thị trường. Sản xuất kinh doanh phát triển đều cả về quy mô và chất lượng. Đặc biệt hệ thống các khu công nghiệp như: Tiên Sơn, Quế Võ, Yên Phong, Thuận Thành... và 61 làng nghề truyền thống như: đúc đồng (Đại Bái - Gia Bình), sắt thép (Đa Hội - Từ Sơn), gỗ mỹ nghệ (Đồng Kỵ - Từ Sơn) đã và đang phát triển thành thế mạnh và tiềm năng lớn góp phần không nhỏ cho sự phát triển kinh tế của Bắc Ninh (Bảng 3.2).

Bảng 3.2. Tổng sản phẩm trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh

STT Diễn giải 2013 2014 2015

1 Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo

giá hiện hành (tỉ đồng) 112.535 108.756 118.413 Trong đó: - Nông, lâm nghiệp 5.878,3 6.271,0 6.517,4 - Công nghiệp 83.983,8 77.301,5 84.500,7 - Xây dựng 3.118,1 3.606.4 4.036 - Dịch Vụ 19.555,0 21.576,8 23.359,0 2 Tổng sản phẩn trên địa bàn bq đầu người

theo giá hiện hành (ngàn đồng) 101.552 96.054 102.552 3 Tổng sản phẩn trên địa bàn bq đầu người

theo giá hiện hành (USD) 4.809 4.521 4.709

Nguồn: Niên giám thống kê Bắc Ninh (2013, 2014, 2015) Tỉnh Bắc Ninh đã tập trung đầu tư cơ sở hạ tầng, giao thông thuận lợi, ngoài ra

còn có các chính sách ưu đãi nhằm thu hút các doanh nghiệp đầu tư. Các khu công nghiệp Bắc Ninh đã trở thành nhân tố quan trọng trong việc thu hút đầu tư, đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế - lao động. Công tác đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng các khu công nghiệp thực hiện đúng trình tự, quy định, đáp ứng yêu cầu của các nhà đầu tư và định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Toàn tỉnh Bắc Ninh hiện có 15 khu công nghiệp tập trung đã được phê duyệt quy hoạch chi tiết, tổng vốn đầu tư hạ tầng đạt 865 triệu USD. 10 khu công nghiệp đã đi vào hoạt động, 5 khu công nghiệp đang làm thủ tục triển khai xây dựng. Đã thu hút được các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, có công nghệ hiện đại như Samsung, Canon, ABB, Unilever, P&G, Microsoft… Từ đó xây dựng được hình ảnh đặc trưng của mỗi khu công nghiệp, kéo theo chuỗi các nhà đầu tư vệ tinh khác. Định hình và phát triển ngành công nghiệp mũi nhọn là: điện tử, cơ khí chế tạo, chế biến công nghệ cao… Tính đến 31/12/2016 trên địa bàn đã có 849 đơn vị đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), tổng vốn đầu tư đăng ký hơn 11.465 triệu USD.

Một doanh nghiệp sẽ phát triển mạnh nếu có đội ngũ lao động, chất lượng, nhiệt tình sáng tạo, mà lao động ở Bắc Ninh đáp ứng đủ các yêu cầu đó. Do đó đối với người nộp thuế trên địa bàn tỉnh là một thuận lợi, là lợi thế để có thể cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 39 - 42)