Phương pháp thu thập số liệu

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48)

* Thu thập số liệu thứ cấp

Thu thập và tính toán từ những số liệu liên quan trực tiếp và gián tiếp đến quá trình nghiên cứu đã công bố của các cơ quan trung ương, các viện nghiên cứu, các trường đại học, các tạp chí, báo chí chuyên ngành và những báo cáo khoa học đã được công bố, các nghiên cứu ở trong và ngoài nước, các tài liệu do các cơ quan của tỉnh Bắc Ninh, các tài liệu xuất bản liên quan đến vai trò và và hiệu quả quản lý thuế nói chung và thuế TNDN nói riêng; những số liệu được thu thập chủ yếu từ Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh để phân tích, đánh giá chất lượng, hiệu quả quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp FDI.

* Thu thập số liệu sơ cấp

Mục tiêu của việc điều tra nhằm thu thập dữ liệu để đánh giá, phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, chỉ ra những kết quả, hạn chế và nguyên nhân ảnh hưởng đến công tác quản lý thuế TNDN đối với doanh nghiệp FDI tại Cục thuế tỉnh Bắc Ninh trên cơ sở các nội dung nghiên cứu để đáp ứng được mục tiêu của đề tài như: Các thông tin liên quan đến quá trình thực hiện các nghĩa vụ: Khai thuế TNDN, nộp thuế TNDN và cung cấp thông tin cho cơ quan thuế nhằm thấy rõ các nhân tố tác động đến mức độ tuân thủ nghĩa vụ về thuế TNDN của các doanh nghiệp FDI thuộc Cục Thuế Bắc Ninh quản lý.

Để thu được các thông tin, chúng tôi đã tiến hành lập phiếu câu hỏi điều tra đối với đối tượng là các doanh nghiệp FDI đang hoạt động do Cục thuế tỉnh Bắc Ninh quản lý

Số lượng các doanh nghiệp FDI do Cục thuế tỉnh Bắc Ninh quản lý qua các năm là: năm 2014 là 559 doanh nghiệp; năm 2015 là 679 doanh nghiệp; năm 2016 là 849 doanh nghiệp (Cục thuế tỉnh Bắc Ninh, 2016)

Chọn mẫu điều tra: Chọn doanh nghiệp đang hoạt động thuộc đối tượng nộp thuế để phỏng vấn thông qua bảng câu hỏi. Cỡ mẫu được chọn theo công thức Slovin (1984) như sau:

n = N 1+N e2 Trong đó: n là số doanh nghiệp được điều tra

N là tổng số doanh nghiệp đang hoạt động. e là khả năng sai số

Số liệu cụ thể: Ta có số doanh nghiệp FDI đang hoạt động đến 31/12/2015 N = 679 doanh nghiệp; Mức sai số được chọn trong khảo sát này là 10%

Thực hiện tính toán theo công thức trên ta có kích thước mẫu như sau: 679

n = = 84

1 + 679 * 0,12

Bảng 3.5. Số lượng doanh nghiệp điều tra

ĐVT: Doanh nghiệp STT Ngành nghề Số DN ĐTNN đến 31/12/2015 Tỷ lệ % mẫu Số

1 Sản xuất SP, lắp ráp linh kiện điện tử 351 41,6 35

Trong đó: doanh nghiệp có số nộp NS dưới 10

tỷ/năm 341 30,9 26

Doanh nghiệp có số nộp NS từ 10 tỷ trở lên/năm 9 10,7 9

2 Dệt may 5 5,9 5

3 Sản xuất thực phẩm, đồ uống 11 13 11

Trong đó: doanh nghiệp có số nộp NS dưới 10

tỷ/năm 8 9,5 8

Doanh nghiệp có số nộp NS từ 10 tỷ trở lên/năm 3 3,5 3

4 Kinh doanh ô tô 2 2,3 2

5 Sản xuất kinh doanh khác: 310 36,9 31

Trong đó: doanh nghiệp có số nộp NS dưới 10

tỷ/năm 302 27 23

Doanh nghiệp có số nộp NS từ 10 tỷ trở lên/năm 8 9,5 8

Tổng cộng 679 100 84

Nguồn: Cục Thuế Bắc Ninh (2015) Thực hiện điều tra 84 doanh nghiệp, điều tra ngành nghề kinh doanh, tổng vốn

đầu tư, doanh nghiệp có số thuế nộp dưới 10 tỷ/năm, doanh nghiệp có số thuế nộp từ trên 10 tỷ trở lên/ năm. Thực hiện phân bổ cho các loại hình doanh nghiệp theo tỉ lệ giữa loại hình doanh nghiệp đó trên tổng số các doanh nghiệp để lấy mẫu (Bảng 3.5).

Từ kết quả phân bổ số lượng doanh nghiệp điều tra theo bảng trên, thực hiện phát phiếu điều tra cho các doanh nghiệp trong danh sách theo từng loại hình trong buổi tập huấn phổ biến chính sách thuế. Đồng thời cuối buổi tập huấn thực hiện thu lại phiếu điều tra.

Bảng 3.6. Bảng mô tả chi tiết thu thập thông tin điều tra chọn mẫu

Loại thông tin Đối tượng thu nhập Số lượng

mẫu Phương pháp thu thập

Tình hình quản lý thuế tại các doanh nghiệp FDI

Theo ngành nghề sản xuất kinh doanh trong đó:

Doanh nghiệp có số thuế nộp dưới 10 tỷ/năm; trên 10 tỷ/ năm đến

Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp và kế toán của doanh

nghiệp. 84 Bảng hỏi, phiếu điều tra

Đánh giá tính tự giác tuân thủ chấp hành Luật thuế TNDN.

Cán bộ các Phòng kiểm

tra 5 Bảng hỏi, phiếu điều tra

Đánh giá công tác thanh tra kiểm tra thuế đối với doanh nghiệp FDI

Cán bộ công chức thuế

tại các Phòng 20 Phỏng vấn, Bảng hỏi, phiếu điều tra

Công tác kê khai thuế TNDN Cán bộ phòng Kê khai 3 Phỏng vấn, trao đổi Tình hình nợ thuế của doanh

nghiệp FDI

Cán bộ phòng quản lý nợ

và cưỡng chế nợ thuế 3 Phỏng vấn, Phiếu điều tra 3.2.3. Phương pháp xử lý thông tin và số liệu

Các thông tin, số liệu thu thập được xử lý, tổng hợp trên máy tính bằng phần mềm Excel, SPSS và được thể hiện dưới dạng thông tin số liệu bảng biểu và sơ đồ. Đối với thông tin số liệu có sẵn, sau khi thu thập được kiểm tra dựa trên các khía cạnh như tính đầy đủ, tính chính xác và khẳng định có độ tin cậy cao. Được xử lý trên phần mềm Excel, thông qua các kết quả tính toán, xử lý để so sánh, đánh giá và rút ra được kết luận

Thông tin, số liệu mới thu thập được qua các cuộc điều tra, phỏng vấn được kiểm tra, bổ sung và chỉnh lý sau đó được xử lý bằng phần mềm Excel để tổng hợp và phân tích. Trong quá trình thực hiện nghiên cứu, đánh giá, xử lý số liệu, việc phân tổ thống

kê được coi là biện pháp chủ đạo để đánh giá, phân tích, so sánh nhằm rút ra được kết luận và đánh giá đúng thực trạng vấn đề cần nghiên cứu.

3.2.4. Phương pháp phân tích số liệu và thông tin

a. Phương pháp thống kê mô tả

Phương pháp này được dùng để phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh. Các kết quả nghiên cứu từ các phiếu điều tra của các đối tượng để xác định những kết quả đạt được và những tồn tại vướng mắc, từ đó đề xuất các giải pháp hoàn thiện trong thời gian tới.

b.Phương pháp so sánh

Phương pháp này được sử dụng để đánh giá và so sánh công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh theo một số tiêu chí như hình thức hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, quy mô doanh nghiệp. Đây là cơ sở xác định mức độ ảnh hưởng của các chỉ tiêu, các biến động của các chỉ tiêu phân tích nhằm tìm ra các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI.

3.3. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU 3.3.1. Chỉ tiêu về quản lý đăng ký cấp mã số thuế 3.3.1. Chỉ tiêu về quản lý đăng ký cấp mã số thuế

Đăng ký cấp mã số thuế: Nắm bắt thông tin của doanh nghiệp FDI trên địa bàn tỉnh như quy mô kinh doanh, ngành nghề kinh doanh, địa bàn đầu tư, nhà thầu nước ngoài tham gia thực hiện dự án đầu tư...

3.3.2. Chỉ tiêu về quản lý kê khai xử lý hồ sơ khai thuế, quyết toán thuế, chứng từ nộp thuế nộp thuế

Kiểm soát và xử lý hồ sơ khai thuế TNDN: kiểm soát hồ sơ khai thuế là khâu quan trọng để từ đó kiểm soát số lượng và chất lượng hồ sơ khai thuế, số doanh nghiệp phải nộp hồ sơ khai thuế, số nộp đúng hạn, số doanh nghiệp không nộp, số tờ khai lỗi số học, số doanh nghiệp phát sinh thuế TNDN phải nộp theo quyết toán, số doanh nghiệp lỗ không phát sinh số thuế phải nộp.

3.3.3. Chỉ tiêu thanh tra, kiểm tra thuế

- Kiểm tra được thực hiện dưới các hình thức: kiểm tra tại trụ sở người nộp thuế, kiểm tra tại cơ quan thuế

ngoài chủ yếu tập trung vào một số vấn đề sau: kiểm tra việc kê khai nộp thuế, sử dụng hóa đơn, việc chấp hành nghĩa vụ thuế với ngân sách nhà nước.

3.3.4. Chỉ tiêu Quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế

- Công tác quản lý nợ thuế được thực hiện theo quy trình quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế. Hàng tháng sau khi phân loại nợ thuế theo tuổi nợ và số thuế nợ thực hiện đôn đốc nợ thuế, thu thập thông tin doanh nghiệp để thực hiện cưỡng chế nợ theo các biện pháp phù hợp đối với các trường hợp nợ kéo dài hoặc các trường hợp trây ì, dây dưa nợ thuế.

3.3.5. Chỉ tiêu tổ chức thực hiện

- Số lượng cán bộ được bố trí ở các phòng kiểm tra, thanh tra thuế; - Trình độ năng lực cán bộ làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế;

- Công tác truyên truyền, phổ biến chính sách thuế TNDN và hỗ trợ NNT; - Công tác đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ thuế;

- Đầu tư cơ sở hạ tầng của ngành thuế. 3.3.6. Chỉ tiêu đánh giá kết quả thu thuế

- Đối tượng nộp thuế: số lượng doanh nghiệp FDI, tình hình biến động qua các năm gần đây;

- Số thu ngân sách của các đối tượng này qua các năm; - Tỷ lệ và chất lượng hồ sơ khai thuế;

- Tình hình kinh doanh và mức độ chấp hành nghĩa vụ thuế; - Tình hình nợ thuế TNDN của các doanh nghiệp FDI;

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP DOANH NGHIỆP ĐỐI VỚI DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA DOANH NGHIỆP CÓ VỐN ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC NINH

4.1.1. Thực trạng các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh bàn tỉnh Bắc Ninh

Nhìn vào bảng 4.1 Doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh trong từ năm 2014 đến 2016 có sự gia tăng rõ rệt tính đến hết 31/12/2014 toàn tỉnh Bắc Ninh có 559 doanh nghiệp. Năm 2015 là 679 doanh nghiệp tăng 21%, năm 2016 có 849 doanh nghiệp tăng 25% so với năm 2015 chứng tỏ chính sách thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài là có hiệu quả. Góp phần tăng thu cho NSNN từ các dự án đầu tư. Tốc độ phát triển bình quân chung của doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2014-2016 là 23,2 %. Trong đó nhóm ngành nghề có tốc độ phát triển nhiều là nhóm ngành kinh doanh khác 35,7%, phân phối hàng hóa 28,3%.

Bảng 4.1: Tình hình biến động của doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại tỉnh Bắc Ninh qua 3 năm 2014-2016

STT Ngành nghề 2014 2015 2016 So sánh (%) 2015 /2014 2016 /2015 BQ 1 Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hóa 426 520 643 122,1 123,7 122,9 2 Phân phối cung cấp hàng hóa 31 42 51 135,5 121,4 128,3 3 Dịch vụ, xây dựng 83 97 120 116,9 123,7 120,2 4 Kinh doanh khác 19 20 35 105,3 175,0 135,7

Tổng cộng 559 679 849 121,5 125,0 123,2

Nguồn: Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh (2014, 2015, 2016) Trong năm qua tổng thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh đạt hơn 12.430 tỷ đồng, trong đó thu từ doanh nghiệp FDI là 5.326 tỷ đóng góp số thu gần 1/2 tổng thu NS của tỉnh chiếm 43%. Nguồn vốn FDI đầu tư vào địa bàn tỉnh Bắc Ninh trong những năm gần đây cũng tăng dần lên là động lực mạnh mẽ thúc đẩy kinh tế tỉnh phát triển, tuy nhiên nó vẫn tiềm ẩn nhiều thách thức tình trạng gian lận trốn thuế chuyển giá đang khá phổ biến ở các doanh nghiệp FDI được biểu hiện ở một số hình thức sau:

- Doanh nghiệp tìm cách giấu doanh thu bằng cách không kê khai doanh thu trong kỳ, điều chuyển doanh thu từ năm nay sang năm khác trong thời gian được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.

- Xác định sai giá bán, giá bán ghi trên hóa đơn bán hàng thấp hơn giá thực thực tế nhằm mục đích làm giảm doanh thu, ghi hóa đơn sai lệch giữa các liên.

- Không kê khai doanh thu có được do chênh lệch về doanh thu hàng bán trả góp, trả từng lần, ứng trước.

- Điều chuyển chi phí từ năm này qua năm khác để hưởng chính sách ưu đãi, miễn giảm thuế.

- Đưa chi phí khống như lương, nguyên vật liệu, các khoản tiếp khách hoặc các chi phí không liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, mua hóa đơn của các doanh nghiệp được cơ quan thuế đưa vào nhóm rủi ro cao, doanh nghiệp bỏ trốn để kê khai tăng chi phí làm giảm thu nhập chịu thuế...

- Lợi dụng khoản chênh giữa chính sách tài chính và chế độ kế toán: Xác định khấu hao tài sản cố định không đúng quy định đối với doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả kinh tế cao được được khấu hao nhanh nhưng tối đa không vượt quá 2 lần khấu hao đường thẳng để nhanh chóng đổi mới công nghệ. Doanh nghiệp lợi dụng chính sách này để tăng chi phí.

Thông thường gian lận thuế thu nhập doanh nghiệp thông qua thu nhập chịu thuế khác chủ yếu là việc không ghi nhận hoặc ghi nhận không đầy đủ các khoản như lãi do chuyển nhượng tài sản, thanh lý tài sản, lãi vay, kinh doanh chứng khoán …

Doanh nghiệp lợi dụng chính sách ưu đãi miễn, giảm thuế (đặc biệt thông qua chính sách động viên thu hút vốn đầu tư nước ngoài) các doanh nghiệp thường gộp hoạt động không được ưu đãi về thuế vào hoạt động được hưởng ưu đãi.

-Tình trạng chuyển lợi nhuận ra nước ngoài:

Là hành vi thông đồng giữa các công ty của cùng một tập đoàn để thực hiện dàn xếp áp đặt về mặt giá cả giữa các công ty không dựa trên giá thị trường nhằm chuyển lợi nhuận từ nước này sang nước khác, tránh nộp thuế đầy đủ, từ đó nâng cao hiệu quả kinh doanh của tập đoàn.

Là hoạt động mang tính chủ quan, cố ý của các tập đoàn đa quốc gia nhằm tối thiểu hóa số thuế phải nộp bằng cách định giá mua bán sản phẩm, nguyên vật liệu giữa

các công ty trong cùng một tập đoàn (còn gọi là các bên có giao dịch liên kết), không theo giá thị trường nhằm thu được lợi nhuận cao nhất.

Các công ty đa quốc gia với số chi nhánh rải khắp thế giới rất thuận lợi để thực hiện hành vi gian lận thuế của mình dựa trên sự chênh lệch về thuế suất thuế Thu nhập doanh nghiệp, các quy định về miễn, giảm thuế giữa Việt Nam và các nước khác trên thế giới.

Phần lớn các quốc gia hiện nay thường chỉ quy định về chuyển giá đối với giao dịch quốc tế. Theo đó, giao dịch quốc tế được xác định là giao dịch giữa hai hay nhiều doanh nghiệp liên kết mà trong số đó có đối tượng tham gia là chủ thể không cư trú. Sự khác biệt chính yếu nằm ở sự cách biệt về mức thuế suất thuế TNDN của các quốc gia. Một giá trị lợi nhuận chuyển qua giá từ doanh nghiệp liên kết cư trú tại quốc gia có thuế suất cao sang doanh nghiệp liên kết ở quốc gia có thuế suất thấp. Ngược lại một lượng chi phí tăng lên qua giá mua sẽ làm giảm thu nhập cục bộ ở quốc gia có thuế suất thuế thu nhập cao. Trong hai trường hợp đều cho ra những kết quả tương tự là làm tổng thu nhập sau thuế của toàn bộ nhóm liên kết tăng lên.

Khía cạnh khác, các giao dịch trong nước có thể hưởng lợi từ chế độ ưu đãi, miễn

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 48)