Tăng cường đào tạo, bố trí sắp xếp nguồn nhân lực cho phù hợp vớ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 95)

nhiệm vụ quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI

Yếu tố con người giữ một vị trí quan trọng trong công tác quản lý thuế. Hiện nay số lượng doanh nghiệp ĐTNN nhiều khối lượng công việc ngày càng tăng, đối tượng quản lý ngày càng đa dạng và phức tạp. Vì vậy, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh Cần sắp xếp bổ sung nhân sự cho phòng kê khai và kế toán thuế cần trú trọng bổ sung thêm cán bộ kê khai theo dõi doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hiện nay khu vực này số lượng doanh nghiệp nhiều, hồ sơ khai thuế phức tạp rất nhiều loại hồ sơ khai thuế. Tăng cường thêm nhân sự cho Phòng kiểm tra thuế số 1, Phòng Thanh tra thuế

Tăng cường đào tạo, đào tạo lại, bồi dưỡng kiến thức chuyên sâu nhằm nâng cao năng lực, trình độ phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ cán bộ công chức làm công tác kiểm tra, thanh tra thuế. Tăng cường bồi dưỡng nghiệp vụ, kỹ năng thanh tra giá chuyển nhượng trong đó chú trọng đào tạo về kỹ năng giá thị trường.

Tiêu chuẩn hóa công chức theo từng chức năng quản lý thuế gắn với bản mô tả công việc từng vị trí công việc. Quy định rõ ràng trình độ bắt buộc của các cán bộ thuế đối với từng vị trí làm việc cụ thể. Việc xây dựng được khung tiêu chuẩn về tiền lương sẽ giúp cho cán bộ thuế xác định được rõ mức thu nhập của họ với lượng công việc của họ, tạo động lực hoàn thành công việc hiệu quả, tránh được tình trạng nhũng nhiễu doanh nghiệp. Công chức tham gia công tác quản lý thuế đối với DN có vốn FDI phải có trình độ từ đại học trở lên và có trình độ ngoại ngữ. Có chế độ khuyến khích cán bộ học tập nâng cao trình độ ngoại ngữ như tiếng Hàn Quốc, Trung Quốc, Nhật Bản. Xây dựng chương trình kế hoạch đào tạo nhóm chuyên gia QLT quốc tế nhằm đảm nhiệm giải quyết các vấn đề chuyên sâu về các quan hệ kinh tế của doanh nghiệp đa quốc gia, giá chuyển nhượng, hiệp định về thuế…đào tạo đội ngũ công chức thuế có chuyên môn sâu trong lĩnh vực chuyển giá để có thể thực hiện các cuộc thanh tra chuyển giá hiệu quả, thu hồi các khoản thuế mà có thể doanh nghiệp đã thu lợi từ các nghiệp vụ chuyển giá trước đây. Để có thể phát hiện những trường hợp có hành vi gian lận và trốn thuế của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cần phải đào tạo nâng cao trình độ kế toán quốc tế đây cũng là một đòi hỏi bức thiết. Vì như chúng ta đã biết doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài vừa phải chịu sự quản lý của pháp luật

nước cư trú, vừa phải tuân thủ luật pháp nước đầu tư. Để khắc phục tình trạng lợi dụng kẽ hở của Luật pháp, cán bộ quản lý thuế đối với doanh nghiệp có vốn ĐTNN phải có những hiểu biết sâu sắc về chế độ kế toán của Việt Nam cũng như của quốc tế. Điều này cũng tránh gây sự xung đột trong quản lý thuế thông qua kiểm soát kế toán giữa Việt Nam và quốc tế nhằm thực thi có hiệu quả nhất cơ chế quản lý thuế tự khai tự nộp.

Điều chỉnh cơ cấu nguồn nhân lực cho phù hợp với yêu cầu quản lý thuế. Thực hiện chế độ đãi ngộ đối với cá nhân có khả năng, trình độ cao và tâm huyết với nghề nghiệp nhằm khuyến khích, tạo động lực cho CBCC hứng thú với công việc, gắn bó với ngành. Quy định rõ trách nhiệm của từng người trong công việc, có chế độ đãi ngộ thưởng, phạt rõ ràng.

Cần đổi mới phương pháp đào tạo lại và bồi dưỡng về kỹ năng khai thác tra cứu phân tích tổng quan người nộp thuế trên ứng dụng TMS đào tạo kiểu “cầm tay chỉ việc” thực hành là chính. Trong tổ chức đào tạo cần phân nhóm cán bộ cần đào tạo lại theo trình độ để tổ chức các lớp học phù hợp với khả năng tiếp thu, cũng như mục tiêu học tập, bồi dưỡng của từng nhóm đối tượng. Định kỳ hàng năm hoặc sau mỗi đợt tập huấn, cần tổ chức kiểm tra để tạo động lực học tập, bồi dưỡng của cán bộ và đảm bảo chất lượng của công tác đào tạo, bồi dưỡng.

Thường xuyên theo dõi giám sát chặt chẽ công chức thuế trong quá trình thực thi công vụ chú trọng vào những khâu có yếu tố rủi ro trong lãng phí, tham nhũng, sách nhiễu vi phạm đạo đức nghề nghiệp để phát hiện kịp thời và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5.1. KẾT LUẬN

Trên cơ sở nghiên cứu lý luận về quản lý thuế, vai trò đặc điểm quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài và thực tiễn công tác quản lý thuế TNDN đối với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh cho thấy:

Trên cơ sở hệ thống thống những vẫn đề lý luận cơ bản về quản lý thuế, quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, nội dung quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI, và các yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI; và các kinh nghiệm thực tiễn quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối của một số địa phương nhằm rút ra bài học cho tỉnh Bắc Ninh trong thời gian tới.

Công tác quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài được thực hiện theo trình tự quản lý thuế từ công tác đăng ký và cấp mã số thuế, xử lý hồ xơ khai thuế thuế, quyết toán thuế và chứng từ nộp thuế, công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đến công tác thanh tra kiểm tra thuế. Một số giải pháp nhằm tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp FDI Cục Thuế tỉnh Bắc ninh đã và đang triển khai như Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế; Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất trang thiết bị nhằm đáp ứng được yêu cầu tạo điều kiện cho cán bộ công chức thực hiện tốt nhiệm vụ được giao; Tăng cường hoạt động đào tạo đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho đội ngũ cán bộ.

Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng, một số yếu tố ảnh hưởng đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Băc Ninh gồm: Các yếu tố chủ quan thuộc về cơ quan thuế (gồm trình độ và đạo đức nghề nghiệp của cán bộ thuế, cơ sở vật chất trang thiết bị, cơ chế chính sách, công tác đào tạo bỗi dưỡng cán bộ), các yếu tố thuộc về người nộp thuế (nhận thức và ý thức của doanh nghiệp FDI, năng lực của đội ngũ làm kế toán các doanh nghiệp FDI). Trong đó yếu tố thuộc về cơ quan thuế có ảnh hưởng chính đến quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh.

có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh, một số giải pháp cần thực hiện thời gian tới gồm: Hoàn thiện công tác đăng ký mã số thuế, kê khai nộp thuế, quyết toán thuế; Tăng cường công tác quản lý nợ và cưỡng chế nợ thuế đối với doanh nghiệp FDI; Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý thuế; Tăng cường công tác thanh tra và kiểm tra thuế đối với các doanh nghiệp FDI; Tăng cường công tác tuyên truyền phổ biến chính sách thuế TNDN và hỗ trợ người nộp thuế; và Tăng cường bố trí sắp xếp nguồn nhân lực cho phù hợp với nhiệm quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI.

5.2. KIẾN NGHỊ

5.2.1. Kiến nghị đối với cơ quan ban hành chính sách

- Chính sách TNDN phải bảo đảm ổn định trong thời gian dài, tránh tình trạng thay đổi quá nhiều, không đồng bộ gây trở ngại cho NNT không kịp cập nhật thông tin dẫn đến kê khai, nộp thuế sai không đúng quy định. Đối với các cơ sở SXKD thương mại dịch vụ hạch toán phụ thuộc ở khác tỉnh thành phố nơi cơ sở kinh doanh đóng trụ sở chính thì công ty mẹ phải thực hiện kê khai nộp thuế phân bổ thuế TNDN cho cơ quan quản lý thuế nơi có chi nhánh hạch toán phụ thuộc có như vậy thì cơ quan thuế quản lý Chi nhánh cơ sở SXKD phụ thuộc mới có căn cứ để kiểm tra tình hình chấp hành nghĩa vụ thuế tại địa phương nhằm chống thất thu NSNN. Đối với các doanh nghiệp có kho hàng ở khác tỉnh thành phố (trực thuộc trung ương) với nơi doanh nghiệp đóng trụ sở chính phải thành lập Chi nhánh cấp mã số thuế cho chi nhánh để thực hiện kê khai hoặc phân bổ thuế TNDN cho chi nhánh.

- Thực hiện cải cách thủ tục hành chính thuế. Đơn giản hoá chính sách thuế cả về mặt thuế suất, thủ tục, dễ hiểu, dễ thực hiện, dễ kiểm tra. Sửa đổi, hoàn thiện chính sách thuế TNDN.

- Thường xuyên nâng cấp kịp thời các ứng dụng hỗ trợ kê khai thuế khi có thay đổi chính sách Thuế để hỗ trợ NNT kê khai thuế được đảm bảo kịp thời đúng quy định.

- Cần sớm thay đổi quy trình kê khai thuế hiện nay quy trình đã quá cũ không còn phù hợp với chính sách thuế mới thay đổi.

- Áp dụng các chính sách miễn giảm thuế cho các thành phần kinh tế, tập trung vào thu hút các dự án dài hạn, khắc phục tình trạng lỗ giả của các dự án được khuyến khích.

- Tăng cường khảo sát và thỏa thuận với các doanh nghiệp để định giá chuyển nhượng hợp lý, ngăn chặn hiệu quả tình trạng “chuyển giá”.

- Rút ngắn thời gian cho phép chuyển lỗ từ 5 năm xuống còn 2-3 năm để buộc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ phải nỗ lực hơn và đồng thời giảm bớt áp lực cho công tác quản lý của cơ quan thuế.

5.2.2. Kiến nghị với Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh

Xây dựng chính sách thu hút đầu tư và khuyến khích đầu tư từ nhiều nguồn nhất là thu hút các doanh nghiệp có dự án đầu tư sản xuất kinh doanh lớn, thời gian thực hiện dự án dài, ngành nghề sản xuất kinh doanh không gây ô nhiễm môi trường qua đó tạo nguồn thu bền vững và ổn định cho ngân sách địa phương. Khi cấp giấy phép cho các dự án đầu tư phải yêu cầu thành lập doanh nghiệp hoặc Chi nhánh không cấp phép đầu tư cho các dự án đầu tư kho hàng của cơ sở SXKD thương mại, dịch vụ mà trụ sở chính ở khác tỉnh vì hiện nay một số trường hợp NNT lợi dụng kẽ hở của chính sách thành lập các kho hàng để không phải kê khai nộp thuế nơi có kho hàng.

Chỉ đạo các Ban ngành có liên quan phối kết hợp cơ quan Thuế trong công tác quản lý thuế coi công tác quản lý thu thuế là quyền lợi và nghĩa vụ của mọi người dân để nâng cao tính tuân thủ pháp luật thuế. xây dựng quy chế phối hợp trao đổi thông tin giữa cơ quan Thuế với Kho bạc, Ngân hàng cung cấp kịp thời thông tin phản hồi cho NNT khi thực hiện nộp thuế điện tử, hạn chế giao dịch nộp thuế bằng tiền mặt nhằm tiết kiệm thời gian và chi phí cho người nộp thuế.

Do thời gian và điều kiện nghiên cứu còn hạn hẹp, mặc dù tác giả cũng đã có nhiều cố gắng nhưng do vấn đề nghiên cứu còn nhiều phức tạp nên luận văn khó tránh khỏi những khiếm khuyết, sai sót nhất định, rất mong được sự đóng góp ý kiến của các thày cô giáo để luận văn được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Bộ tài chính (2003). Thông tư số 127/2003/TT-BTC ngày 22/12/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Quyết định 197/2003/QĐ-TTg ngày 23/9/2003 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành cơ chế quản lý thuế tự khai. tự nộp. 2. Bộ tài chính (2010). Quyết định của Bộ Tài chính số 108/2010/QĐ-BTC ngày 14

/01/ 2010 về việc quy định chức năng. nhiệm vụ. quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

3. Bộ Tài chính (2012a). thông tư số 80/2012/TT-BTC ngày 22/05/2012 của Bộ Tài chính hướng dẫn Luật quản lý thuế về đăng ký thuế.

4. Bộ tài chính (2012b). Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính. hướng dẫn thi hành Nghị định 124/2008/NĐ-CP ngày 11/12/2008 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp. 5. Bộ tài chính (2013). Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 hướng dẫn

thi hành một số điều của luật Quản lý thuế; Luật sửa đổi. bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế và Nghị định số 83/2013/NĐ-CP ngày 22/07/2013 của Chính phủ.

6. Bộ tài chính (2014a). Thông tư số 78/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành nghị định số 218/2013/NĐ- CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy địnhvà hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

7. Bộ tài chính (2014b). Thông tư số 103/2014/TT-BTC hướng dẫn thực hiện nghĩa vụ thuế áp dụng đối với tổ chức. cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam hoặc có thu nhập tại Việt Nam

8. Bộ tài chính (2014c). Thông tư số 151/2014/TT-BTC hướng dẫn thi hành Nghị định số 91/2014/NĐ-CP về việc sửa đổi bổ sung một số điều tại các nghị định quy định về thuế

9. Bộ tài chính (2014d). Thông tư số 200/2014/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp

10. Bộ tài chính (2015). thông tư số 96/2015/TT-BTC hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp tại nghị định 12/2015/NĐ-CP quy định chi tiết thi hành luật sửa đổi. bổ sung một số điều của các Luật thuế và sửa đổi. bổ sung một số điều của Thông tư 78/2014/TT-BTC. Thông tư 119/2014/TT-BTC. Thông tư 151/2014/TT-BTC 11. Bộ Tài chính (2010) quyết định số 108/QĐ-BTC ngày 14/01/2010 của Bộ trưởng

Bộ Tài chính quy định chức năng. nhiệm vụ quyền hạn. cơ cấu tổ chức của Cục thuế trực thuộc Tổng cục Thuế.

12. Chính Phủ (2011). Quyết định số 732/QĐ-TTg ngày 17/05/2011 về việc phê duyệt chiến l]cj cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020.

13. Cục thống kê tỉnh Bắc Ninh (2015). Niên giám thống kê tỉnh Bắc Ninh năm 2015 14. Cục thuế tỉnh Bắc Ninh (2014,2015,2016) Báo cáo tổng kết công tác thuế các

năm 2014, 2015, 2016.

15. Bộ Tài chính (1996), Quyết định số 1133/QĐ/TCCB, ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài chính.

16. Đức Minh (2015). Ngăn ngừa. chống chuyển giá: Kinh nghiệm từ Cục Thuế Vĩnh Phúc. Truy cập ngày 25/8/2016. từ trang:

http://thoibaotaichinhvietnam.vn/pages/thue-voi-cuoc-song/2015-09-14/ngan- ngua-chong-chuyen-gia-kinh-nghiem-tu-cuc-thue-vinh-phuc-24356.aspx

17. Khuyết danh (2016), Tăng cường quản lý thuế đối với các doanh nghiệp FDI. truy cập ngày 2/3/2016., từ http://baothanhhoa.vn/vn/kinh-te/n150475/Tang-cuong- quan-ly-thue-doi-voi-cac-doanh-nghiep-FDI.

18. Nguyễn Thị Bất và Vũ Duy Hào(2002). Giáo trình quản lý thuế. NXB thống kê. 19. Nguyễn Thị Liên (2009). Giáo trình thuế. Học viện Tài chính. Nhà xuất bản Tài

chính, Hà Nội.

20. Quốc hội (1997). Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 03/1997/QH9 ngày 10 tháng 5 năm 1997 thay thế Luật Thuế lợi tức.

21. Quốc hội (2006). Luật Quản lý Thuế của Quốc hội nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam số 78/2006/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2006 và các văn bản hướng dẫn thi hành.

22. Quốc hội (2008). Luật thuế thu nhập doanh nghiệp số 14/2008/QH12, ngày 3/6/2008.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giải pháp tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp đối với doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài trên địa bàn tỉnh bắc ninh (Trang 95)