Độc lực của virus Cúm gia cầm

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 29 - 30)

Để đánh giá độc lực của virus Cúm gia cầm người ta sử dụng phương pháp gây bệnh cho gà 3 - 6 tuần tuổi bằng cách tiêm tĩnh mạch 0,2 ml nước trứng đã gây nhiễm virus với tỉ lệ pha loãng 1/10, sau đó đánh giá mức độ nhiễm của gà để cho điểm (chỉ số IVPI: Intravenous Pathogenicity Index). Điểm tối đa là 3 với virus có độ độc lực cao nhất, theo quy định của Ủy ban châu Âu bất cứ virus nào có chỉ số IVPI từ 1.2 trở lên thuộc nhóm HPAI – độc lực cao (Nguyễn Tiến Dũng, 2004; OIE, 1992).

Trong thực tế, virus cúm gây bệnh ở chim được phân chia theo tính gây bệnh với 2 mức độ độc lực khác nhau: loại độc lực cao HPAI, và loại độc lực thấp (LPAI - Low Pathogenic Avian Influenza), cả hai loại đều cùng tồn tại trong tự nhiên (Klenk et al.,1983; Alexander, 2007).

HPAI: là loại virus cúm A có khả năng gây tổn thương nhiều cơ quan nội tạng. Trên gia cầm chúng thường gây chết 100% số gia cầm bị nhiễm trong vòng 48 giờ sau nhiễm. Loại này rất nguy hiểm gây lo ngại cho cộng đồng. HPAI phát triển tốt trên tế bào phôi gà và tế bào thận chó trong môi trường nuôi cấy không có trypsine (Webster, 1998; Alexander, 2007).

không có triệu chứng lâm sàng điển hình và không làm chết vật chủ. Đây là những virus lây truyền rộng rãi và tạo nên các ổ bệnh trong tự nhiên của virus cúm A, loại này có thể trao đổi gen với các chủng virus có độc lực cao đồng nhiễm trên cùng một tế bào, và trở thành virus độc lực cao nguy hiểm (Webster, 1998; Alexander, 2007).

Cho đến nay, hầu như các vụ dịch lớn đều do virus HPAI gây ra thường là virus có kháng nguyên H5, H7, H9. Riêng H5 và H7 thông thường bắt nguồn từ virus độc lực thấp, sau quá trình lây truyền trên gà và chim cút độc lực tăng lên rất nhanh và gây ra các vụ dịch lớn (Alexander, 1996).

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 29 - 30)