Các phương pháp chẩn đoán

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 34 - 36)

Phần 2 Tổng quan tài liệu

2.5. Các phương pháp chẩn đoán

Việc chẩn đoán Cúm gia cầm do nhiễm virus cúm type A chủ yếu phải phân lập và định danh virus kết hợp với chẩn đoán dựa vào triệu chứng lâm sàng, bệnh tích đại thể, dịch tễ học và một số phản ứng huyết thanh học.

2.5.1. Dựa vào đặc điểm dịch tễ

thường là gia cầm và chim. Chim hoang dã là nguồn truyền lây bệnh. Một số động vật có vú cũng có thể mắc bệnh: người, lợn, ngựa...

2.5.2. Dựa vào triệu chứng, bệnh tích

Triệu chứng

Gia cầm bị bệnh thường bị xù lông, ũ rũ, bỏ ăn, giảm đẻ; đầu, mặt sưng, phù quanh mắt. Mào yếm sưng, xuất huyết; Mắt bị viêm kết mạc và có thể bị xuất huyết; chân giữa vùng bàn và khuỷu bị xuất huyết; gia cầm bệnh có các triệu chứng hơ hấp; Nếu virus có độc lực cao, gia cầm có thể chết nhanh, thường trong vịng 24 giờ - 48 giờ sau khi xuất hiện các triệu chứng đầu tiên.

Bệnh tích

Xuất huyết lan tràn ở các cơ quan nội tạng; dưới da vùng đầu, cổ, ngực bị phù thũng; miệng chứa nhiều dịch; khí quản xuất huyết chứa nhiều dịch nhầy; đường tiêu hóa xuất huyết; với gà đẻ buồng trứng xuất huyết hoặc bị viêm, có nhiều trứng non vỡ.

2.5.3. Phân lập virus

Đây là phương pháp chẩn đốn cơ bản có ý nghĩa quyết định.

Để phân lập virus thường sử dụng mẫu bệnh phẩm là phổi, khí quản, não, lách. Bệnh phẩm sau xử lý được tiêm vào phôi gà 9 - 11 ngày tuổi, ấp 37oC trong 7 ngày thì thu hoạch trứng (virus cũng có thể phân lập trên môi trường tế bào).

Sau khi phân lập được virus từ môi trường tế bào hoặc trên phơi trứng thì có thể giám định virus bằng các phản ứng ngăn trở ngưng kết hồng cầu (HI test) để giám định subtype H và N.

Phương pháp Realtime RT - PCR trực tiếp phát hiện gen của virus cúm A/H5N1, A/H5N6 và H7N9 trong mẫu bệnh phẩm đã được đưa vào ứng dụng cho phép chẩn đốn nhanh, chính xác, với độ tin cậy cao và phân biệt được sự hiện diện của các chủng virus cúm A gây bệnh chỉ với một lượng nhỏ mẫu bệnh phẩm xét nghiệm. Ngồi ra cịn có các phương pháp chẩn đốn khác như: kỹ thuật ELISA, kỹ thuật khuếch tán trên thạch...

Phản ứng Real time RT-PCR

Phản ứng Real Time RT - PCR là một kỹ thuật PCR sử dụng các đặc điểm của quá trình sao chép DNA. Real Time RT - PCR cho phép phát hiện và định lượng sự tích lũy DNA khuếch đại ngay khi phản ứng đang xảy ra. Khả năng này được phát hiện nhờ bổ sung vào phản ứng những phân tử phát huỳnh quang. Hóa

chất phát huỳnh quang bao gồm thuốc nhuộm liên kết DNA và những trình tự gắn huỳnh quang liên kết đặc hiệu với primer gọi là probe. Khi DNA tương hợp với primer thì quá trình sao chép sẽ xảy ra và sự gia tăng lượng tín hiệu huỳnh quang tỷ lệ với sự gia tăng lượng DNA. Khi sử dụng máy Bio - Rad, máy có bộ phận camera có thể chụp được tín hiệu huỳnh quang khi quá trình khuếch đại xảy ra. Ban đầu, tín hiệu huỳnh quang cịn ở tín hiệu nền ta khơng thể phát hiện sự gia tăng tín hiệu cho dù có q trình khuếch đại và sản phẩm đã tăng theo hàm mũ. Đến một thời điểm xác định, sản phẩm khuếch đại đã tạo ra đủ tín hiệu huỳnh quang có thể phát hiện được. Chu kỳ này được gọi là chu kỳ ngưỡng Ct (cycle of threshold). Đây là giá trị để đánh giá kết quả phản ứng.

Cúm gia cầm type A có vật chất di truyền là RNA nên trong phản ứng RT - PCR có thêm q trình sao chép ngược từ RNA→DNA gọi là Reverse Transcription nên phương pháp này được gọi là Real Time RT - PCR.

+ Nguyên lí hoạt động của probe:

Có nhiều loại hóa chất phát huỳnh quang dựa trên primer và probe, hóa chất được sử dụng trong phản ứng Real Time RT - PCR là Taqman probe.

Taqman probe được sử dụng như một trình tự oligonucleotide đặc hiệu, gắn chất huỳnh quang gọi là mẫu dò Taqman probe, cùng với các primer.

Trong giai đoạn kết hợp bắt gặp và kéo dài DNA trong phản ứng khuếch đại, probe liên kết với trình tự đích và hoạt động 5’ - 3’ exonuclease đặc hiệu cho DNA mạch đôi của Taq sẽ cắt đứt đầu gắn chất huỳnh quang. Kết quả chất huỳnh quang bị tách khỏi chất hấp phụ và tín hiệu huỳnh quang phát ra tỷ lệ với lượng sản phẩm khuếch đại trong mẫu.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 34 - 36)