Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A(H5N1, H5N6 và H7N9) trong các loạ

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 68)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.3.Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A(H5N1, H5N6 và H7N9) trong các loạ

4.2. Kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm type A(H5N1, H5N6 và H7N9)

4.2.3.Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A(H5N1, H5N6 và H7N9) trong các loạ

Việc giám sát và phát hiện sự lưu hành virus Cúm gia cầm được thực hiện hiệu quả hơn khi xác định được các yếu tố lây nhiễm, ngoài cơ thể vật sống cảm nhiễm thì mầm bệnh có thể tồn tại trên các môi trường chất chứa khác nhau. Việc xác định một cách toàn diện các yếu tố nguy cơ có thể truyền lây làm phát tán dịch bệnh có vai trị rất quan trọng trong cơng tác phịng chống dịch, khống chế dịch và dập dịch. Trong 2 năm tiến hành nghiên cứu tại 3 tỉnh/ thành phố là Nam Định, Lào Cai, Hà Nội chúng tôi đã thu thập được 1404 mẫu trong đó có 936 mẫu lấy từ hầu họng gia cầm (gà và vịt), 156 mẫu nước sử dụng làm nước uống gia cầm tại chợ, 156 mẫu nước nước thải tại các chợ bán gia cầm, 156 mẫu chất thải tại lồng nhốt gia cầm. Kết quả phân tích tỷ lệ lưu hành giữa các mơi trường chất chứa được trình bày ở bảng 4.9.

Trong loại mẫu dịch hầu họng gia cầm có 203/936 mẫu dương tính với cúm A chiếm tỷ lệ 21,69%. Tỷ lệ này trong nước uống gia cầm là 9/156 (chiếm 5,77%), trong nước thải ở chợ là 21/156 (chiếm 13,43%) và trên chất thải lồng nhốt là 20/156 (chiếm 12,82%). Như vậy có thể thấy trong các loại mẫu thì mơi trường dịch hầu họng gia cầm là mơi trường có chứa nhiều virus cúm A nhất.

Bảng 4.9. Kết quả xác định tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) có mặt trong các loại mẫu Loại mẫu Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm

A A/H5 A/H5N1 A/H5N6 A/H7N9

Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Dịch hầu họng 936 203 21,69 64 6,84 5 0,53 36 3,85 0 0

Nước uống gia cầm 156 9 5,77 2 1,28 0 0 0 0 0 0

Nước thải ở chợ 156 21 13,46 7 4,49 0 0 3 1,92 0 0

Chất thải lồng nhốt 156 20 12,82 6 3,85 0 0 4 2,56 0 0

Tổng hợp 1404 253 18,02 79 5,63 5 0,36 43 3,06 0 0

Điều này phù hợp với các nghiên cứu trước đó của Lê Văn Năm (2007) tiến hành lấy mẫu giám sát gia cầm ưu tiên lấy mẫu dịch ngoáy vùng hầu họng gia cầm vì đây là nơi virus cúm A khưu trú nhiều nhất. Trong môi trường chất thải tại chuồng nhốt gia cầm đây là nơi phân gia cầm được thải ra qua đường bài tiết và dính lại trên sàn lồng nhốt gia cầm được xem là một trong những yếu tố trung gian chứa mầm bệnh (Nguyễn Tiến Dũng ,2015). Kết quả cho thấy trong dịch hầu họng gia cầm có 64/936 mẫu dương tính với H5 chiếm tỷ lệ 6,84%. Trong đó có 5/936 dương tính với N1 chiếm tỷ lệ 0,53%, 36/936 mẫu dương tính với N6 chiếm 3,85%. Chất thải tại lồng nhốt có 20/156 mẫu dương tính với cúm A trong đó có 6/156 mẫu dương tính với H5 khơng có mẫu nào dương tính với N1và 4/156 mẫu dương tính với N6 (chiếm 2,56%). Mơi trường nước thải lấy tại chợ có 21/156 mẫu dương tính với cúm A (chiếm 13,46%) trong đó có 7/156 mẫu dương tính với H5 chiếm tỷ lệ 4,49% và có 0/156 mẫu dương tính với N1 (chiếm 0%) và 3/156 mẫu dương tính với N6 (chiếm 1,92%). Trong tất cả các loại mẫu đều cho kết quả âm tính với A/H7N9.

Hình 4.4. So sánh tỷ lệ nhiễm virus cúm A(H5N1, H5N6 và H7N9) giữa các loại mẫu

Như vậy trong dịch hầu họng gia cầm là nơi có tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1 (0,53%) và A/H5N6 (3,85%) cao nhất, tiếp đến là mẫu chất thải lồng nhốt với tỷ lệ nhiễm A/H5N6 (2,56%). Trong loại mẫu nước thải ở chợ tỷ lệ nhiễm A/H5N6 là 1,92%. Trong khi nước uống gia cầm lấy ở chợ khơng có mẫu nào dương tính với N1 và N6. Điều này có ý nghĩa thực tiễn trong cơng tác lấy

mẫu giám sát nên tập trung vào loại mẫu dịch hầu họng nhiều hơn các loại mẫu khác. Có thể thấy rõ tỷ lệ nhiễm virus cúm A(H5N1, H5N6 và H7N9) trong các loại mẫu qua hình 4.4 và hình 4.5.

Hình 4.5. Tỷ lệ nhiễm virus cúm A(H5N1, H5N6 và H7N9) trong các loại mẫu 4.2.4 .Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) theo loài gia cầm 4.2.4 .Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) theo loài gia cầm

Trong các loại gia cầm thì gà và vịt là 2 lồi động vật cảm nhiễm chủ yếu với virus cúm A. Trong 2 năm nghiên cứu chúng tôi đã thu thập và xét nghiệm được 936 mẫu, trong đó có 468 mẫu swabs gộp dịch hầu họng gà và 468 mẫu swabs gộp hầu họng vịt. Kết quả so sánh được trình bày ở bảng 4.10

Bảng 4.10. So sánh tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) theo loài gia cầm (Gà và Vịt)

Loài gia cầm

Số mẫu xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm

A A/H5 A/H5N1 A/H5N6 A/H7N9

Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Vịt 468 57 12,18 15 3,21 1 0,21 8 1,71 0 0 Gà 468 151 32,26 49 10,47 3 0,64 21 4,49 0 0 Tổng hợp 936 208 22,22 64 6,84 4 0,43 29 3,10 0 0 59

Trong 468 mẫu swabs hầu họng gà có 151/468 mẫu dương tính với cúm A chiếm 32,26%. Trong đó có 49/468 mẫu dương tính với H5, trong các mẫu dương tính với H5 có 3 mẫu dương tính với N1(chiếm 0,64%), 21 mẫu dương tính với N6 (chiếm 4,49%), Như vậy tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 trên gà sống tại các tỉnh/thành phố nghiên cứu là 0,64%, tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N6 là 4,49%. Trong tất cả các mẫu swabs dịch hầu họng gà không phát hiện mẫu dương tính với virus cúm A/H7N9. Trong 468 mẫu swab hầu họng vịt có 57/468 mẫu dương tính với cúm A (chiếm 12,18%), 15/468 mẫu dương tính với H5 (chiếm 3,21%). Trong số các mẫu dương tính với H5 có 1/468 mẫu dương tính với N1 (chiếm 0,21%) và 8/468 mẫu dương tính với N6 (chiếm 1,17%). Tất cả các mẫu swab hầu họng vịt đều cho kết quả âm tính với A/H7N9.

So sánh tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N6 cho thấy gà là lồi có tỷ lệ nhiễm cúm A cao hơn vịt (ở vịt là 1,71% trong khi tỷ lệ này ở gà là 4,49%). Tỷ lệ mẫu dương tính với A/H5N1 của vịt là 0,21% thấp hơn so với gà 0,64%. Với P- value <0,05 kết quả phân tích cho thấy có sự khác biệt giữa tỷ lệ nhiễm virus cúm A giữa gà và vịt, trong đó gà là lồi có tỷ lệ nhiễm cúm A/H5N6 cao hơn so với vịt. Điều này phù hợp với nghiên cứu của Nguyễn Văn Mạnh (2016) tại một số tỉnh miền Bắc Việt Nam tỷ lệ lưu hành virus A/H5N6 trên vịt 1,91% thấp hơn so với gà là 5,05%. So sánh tỷ lệ lưu hành virus cúm A giữa loài gia cầm gà và vịt được thể hiện rõ hơn qua hình 4.6.

Hình 4.6. So sánh tỷ lệ nhiễm virus cúm A(H5N1, H5N6 và H7N9) giữa loài gia cầm gà và vịt

4.2.5. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) theo nguồn gốc gia cầm gia cầm

Để kiểm soát tốt dịch bệnh ở gia cầm sống trên địa bàn các tỉnh/thành phố thì việc xác định nguồn gốc của gia cầm là rất quan trọng. Tuy nhiên trong thực tế công tác này vơ cùng khó khăn, chỉ ở một số cơ sở của các chợ buôn bán gia cầm lớn trên các thành phố lớn thì mới xác định được nguồn gốc của gia cầm thông qua giấy phép kiểm dịch của cơ sở đó. Cịn lại các cơ sở bn bán ở các huyện, thị trấn nhỏ cơng việc xác định có nguồn gốc hay khơng là vơ cùng khó khăn và hầu như không truy suất được nguồn gốc gia cầm.

Lý do khó khăn xác định nguồn gốc gia cầm là do ở các chợ nhỏ lẻ khơng có giới hạn kiểm sốt chợ thì các nhà bn vận chuyển từ sáng sớm và hầu hết khơng có một giấy tờ kiểm dịch nào. Một phần gia cầm được nhân dân trong vùng mang ra buôn bán theo thời vụ nên việc xác định nguồn gốc gia cầm ở các trường hợp này là không thực hiện được. Tuy nhiên trong việc kiểm soát dịch bệnh trên gia cầm cụ thể là sự lưu hành virus Cúm gia cầm type A(H5N1, H5N6 và H7N9) thì việc xác định rõ nguồn gốc gia cầm có ý nghĩa trong công tác phịng chống dịch bệnh nguy hiểm này. Vì lý do đó trong q trình trình nghiên cứu chúng tơi đã tiến hành điều tra nguồn gốc gia cầm của một số cơ sở được lấy mẫu giám sát thông qua giấy tờ kiểm dịch do các trạm Thú y trực thuộc chi cục Chăn nuôi Thú y các tỉnh cấp.

Kết quả điều tra nguồn gốc của gia cầm đem bán của các cơ sở buôn bán gia cầm thuộc 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu cho thấy cơ sở xác định được rõ nguồn gốc hầu hết tâp trung ở thành phố Hà Nội và Nam Định. Các sở khơng có nguồn gốc gia cầm chủ yếu tập trung tại tỉnh Lào Cai. Số mẫu thu thập được tại các cơ sở buôn bán ở các chợ thuộc 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu là 936 mẫu, trong đó số mẫu lấy ở gia cầm xác định được nguồn gốc là 582 mẫu và số mẫu gia cầm không xác định được nguồn gốc là 354 mẫu. Chúng tôi thấy số mẫu lấy ở gia cầm xác định được nguồn gốc cao hơn số mẫu lấy ở gia cầm không xác định được nguồn gốc, điều đó có ảnh hưởng tới sự lưu hành virus Cúm gia cầm type A tại địa bàn nghiên cứu. Kết quả phân tích sự lưu hành virus Cúm gia cầm type A theo nguồn gốc gia cầm được trình bày ở bảng 4.11.

Bảng 4.11. So sánh tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) theo nguồn gốc gia cầm

Loại mẫu

Số mẫu xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm

A A/H5 A/H5N1 A/H5N6 A/H7N9

Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Có nguồn gốc 582 57 0,98 15 2,58 0 0 5 0,86 0 0 Khơng có nguồn gốc 354 151 42,66 49 13,84 4 1,13 24 6,78 0 0 Tổng hợp 936 208 22,22 64 6,84 4 0,43 29 3,10 0 0 62

Qua bảng 4.11 ta có thể thấy với mẫu gia cầm có nguồn gốc tương ứng 582 mẫu xét nghiệm có tỷ lệ mẫu dương tính với virus cúm A là 57/582 (chiếm 0,98%), trong đó có 15 mẫu dương tính với H5 (chiếm 2,58 %) và chỉ có 5 mẫu dương tính với N6 (chiếm 0,86%). Khơng có mẫu nào dương tính với N1 và H7.

Với mẫu gia cầm khơng nguồn gốc có 151/354 mẫu dương tính với virus cúm A (chiếm 42,66 %), trong đó có 49 mẫu dương tính với H5 (chiếm 13,84%). Trong 49 mẫu dương tính với H5 có 4 mẫu dương tính với N1 (chiếm 1,13%) và 24 mẫu dương tính với N6 (chiếm 6,78%). Trong 354 mẫu khơng phát hiện mẫu dương tính với H7. Kết quả này phù hợp với báo cáo tình hình dịch bệnh tại các địa phương nghiên cứu khi các mẫu dương tính với A/H5N6 đều tập trung ở các cơ sở khơng có nguồn gốc ở Lào Cai, là địa phương có đường biên giới với Trung Quốc.

Như vậy tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N6 ở gia cầm biết rõ nguồn gốc là 1,02% thấp hơn rất nhiều so với nhóm mẫu khơng biết nguồn gốc là 6,21%. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 ở gia cầm không rõ nguồn gốc là 1,13% trong khi ở gia cầm biết rõ nguồn gốc là 0%. Với P-value < 0,05 có thể thấy có sự khác biệt giữa sự lây nhiễm virus Cúm gia cầm A/H5N1 và A/H5N6 giữa gia cầm biết rõ nguồn gốc và khơng có nguồn gốc. Điều này có thể giải thích do các cơ sở nhập gà có nguồn gốc đều nhập từ các trại gia cầm lớn, ở đây công tác tiêm phòng vacxin được thực hiện nghiêm ngặt và đầy đủ. Trong khi các cở sở không rõ nguồn gốc tập trung chủ yếu ở tỉnh Lào Cai, gia cầm không rõ nguồn gốc là tập trung vào nhóm gia cầm được nhập lậu từ Trung Quốc, rồi được tuồn vào các chợ đầu mối ở các tỉnh và chuyển về xuôi.

Với phát hiện trên góp phần khẳng định vai trị của việc tiêm phịng cho đàn gia cầm và ý nghĩa của việc kiểm soát tốt gia cầm được vận chuyển xuyên quốc gia và các tỉnh nội địa. Với kết quả này chúng tơi đã góp ý và có văn bản trình cục Thú y kiểm sốt chặt chẽ việc vận chuyển, buôn bán gia cầm tiến tới kiểm soát được và từng bước loại bỏ gia cầm không rõ nguồn gốc xuất xứ.

4.2.6. Tổng hợp kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) ở gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của 3 tỉnh/thành phố và H7N9) ở gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của 3 tỉnh/thành phố

Trong 3 tỉnh và thành phố nghiên cứu, Nam Định có tỷ lệ lưu hành virus cúm type A cao nhất (109/432) mẫu dương tính chiếm tỷ lệ (25,23%), tiếp đó là

các tỉnh Lào Cai (76/432 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 17,59%), thành phố Hà Nội 68/540 mẫu dương tính chiếm 12,59%. Tỷ lệ dương tính với H5 ở Nam Định là 7,64% trong khi ở Lào Cai 6,02% và thấp nhất ở Hà Nội với 20/540 chiếm 3,70%. Hà Nội cũng là tỉnh có tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N6 thấp nhất 1,85% và khơng có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 và H7N9. Tại Nam Định tỷ lệ mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 là 0,39%, với A/H5N6 là 19/432 chiếm tỷ lệ 4,40%. Lào Cai cũng là tỉnh có sự lưu hành cùng lúc của 2 chủng virus cúm A/H5N1 và H5N6. Với tỷ lệ mẫu dương tính với N1 là 1/432 chiếm tỷ lệ 0,23%, dương tính với N6 là 14/432 chiếm 3,24%.

Tổng số mẫu swabs gộp của 3 tỉnh/thành phố trong thời gian nghiên cứu là 1.404 mẫu, trong đó số mẫu dương tính với cúm type A là 253/1.404 mẫu xét nghiệm (chiếm tỷ lệ 18,02%), 79/1.404 mẫu dương tính với H5 (chiếm tỷ lệ 5,63%). Có 5/1404 mẫu dương tính với N1 (chiếm tỷ lệ 0,36%) và 43/1401 mẫu dương tính với N6 (chiếm tỷ lệ 3,06%) . Khơng có mẫu nào dương tính với H7N9. Như vậy tỷ lệ lưu hành virus cúm type A trên địa bàn của một số tỉnh/thành phố phía Bắc là 18,02%. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 ở một số tỉnh miền Bắc lần lượt là 0,36% và 3,06%. Như vậy vẫn tồn tại mầm bệnh A/H5N1 và A/H5N6 trên các đàn gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối, đó sẽ là nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.

Hà Nội là tỉnh có số lượng gia cầm lớn nhất, tỷ lệ tiêm phịng ln đạt 100% , ln tiêm phịng trên tồn bộ đàn gia cầm nên khơng có mẫu dương tính với virus A/H5N1 trong giai đoạn nghiên cứu. Lào Cai và Nam Định là hai tỉnh có năm khơng tiến hành tiêm phịng hoặc có tiêm phịng nhưng có tỷ lệ thấp mặc dù tổng đàn lại ít hơn rất nhiều so với Hà Nội. Riêng các mẫu cúm A tại các tỉnh Nam Định và Lào Cai dương tính với H5N6 là chủng virus mới gây bệnh trong giai đoạn nghiên cứu. Trong khi các tỉnh chưa tiến hành tiêm phịng trước đó. Như vậy, tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 có liên quan tới tiêm phòng. Việc tiêm phòng làm giảm tỷ lệ nhiễm virus Cúm gia cầm.

Năm 2015 tỉnh Nam Định và Lào Cai là 2 tỉnh có ổ dịch A/H5N6, tỉnh cịn lại là Hà Nội khơng có dịch xảy ra. Nhưng kết quả giám sát trên gia cầm sống bán tại các chợ của thành phố Hà Nội có mẫu dương tính với cúm A/H5N6. Điều này khẳng định việc buôn bán gia cầm sống làm tăng khả năng lây nhiễm virus A/H5N6.

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả tỷ lệ lưu hành virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) ở gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu.

Tỉnh nghiên cứu

Số mẫu xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm

A A/H5 A/H5N1 A/H5N6 A/H7N9

Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Nam Định 432 109 25,23 33 7,64 4 0,93 19 4,40 0 0 Lào Cai 432 76 17,59 26 6,02 1 0,23 14 3,24 0 0 TP Hà Nội 540 68 12,59 20 3,70 0 0 10 1,85 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 68)