Tổng hợp kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm type A(H5N1, H5N6 và

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 76 - 80)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.2.6.Tổng hợp kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm type A(H5N1, H5N6 và

4.2. Kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm type A(H5N1, H5N6 và H7N9)

4.2.6.Tổng hợp kết quả giám sát sự lưu hành virus cúm type A(H5N1, H5N6 và

và H7N9) ở gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của 3 tỉnh/thành phố

Trong 3 tỉnh và thành phố nghiên cứu, Nam Định có tỷ lệ lưu hành virus cúm type A cao nhất (109/432) mẫu dương tính chiếm tỷ lệ (25,23%), tiếp đó là

các tỉnh Lào Cai (76/432 mẫu dương tính chiếm tỷ lệ 17,59%), thành phố Hà Nội 68/540 mẫu dương tính chiếm 12,59%. Tỷ lệ dương tính với H5 ở Nam Định là 7,64% trong khi ở Lào Cai 6,02% và thấp nhất ở Hà Nội với 20/540 chiếm 3,70%. Hà Nội cũng là tỉnh có tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N6 thấp nhất 1,85% và khơng có sự lưu hành của virus cúm A/H5N1 và H7N9. Tại Nam Định tỷ lệ mẫu dương tính với virus cúm A/H5N1 là 0,39%, với A/H5N6 là 19/432 chiếm tỷ lệ 4,40%. Lào Cai cũng là tỉnh có sự lưu hành cùng lúc của 2 chủng virus cúm A/H5N1 và H5N6. Với tỷ lệ mẫu dương tính với N1 là 1/432 chiếm tỷ lệ 0,23%, dương tính với N6 là 14/432 chiếm 3,24%.

Tổng số mẫu swabs gộp của 3 tỉnh/thành phố trong thời gian nghiên cứu là 1.404 mẫu, trong đó số mẫu dương tính với cúm type A là 253/1.404 mẫu xét nghiệm (chiếm tỷ lệ 18,02%), 79/1.404 mẫu dương tính với H5 (chiếm tỷ lệ 5,63%). Có 5/1404 mẫu dương tính với N1 (chiếm tỷ lệ 0,36%) và 43/1401 mẫu dương tính với N6 (chiếm tỷ lệ 3,06%) . Khơng có mẫu nào dương tính với H7N9. Như vậy tỷ lệ lưu hành virus cúm type A trên địa bàn của một số tỉnh/thành phố phía Bắc là 18,02%. Tỷ lệ lưu hành virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 ở một số tỉnh miền Bắc lần lượt là 0,36% và 3,06%. Như vậy vẫn tồn tại mầm bệnh A/H5N1 và A/H5N6 trên các đàn gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối, đó sẽ là nguy cơ bùng phát dịch bất cứ lúc nào khi gặp điều kiện thuận lợi.

Hà Nội là tỉnh có số lượng gia cầm lớn nhất, tỷ lệ tiêm phịng ln đạt 100% , ln tiêm phịng trên tồn bộ đàn gia cầm nên khơng có mẫu dương tính với virus A/H5N1 trong giai đoạn nghiên cứu. Lào Cai và Nam Định là hai tỉnh có năm khơng tiến hành tiêm phịng hoặc có tiêm phịng nhưng có tỷ lệ thấp mặc dù tổng đàn lại ít hơn rất nhiều so với Hà Nội. Riêng các mẫu cúm A tại các tỉnh Nam Định và Lào Cai dương tính với H5N6 là chủng virus mới gây bệnh trong giai đoạn nghiên cứu. Trong khi các tỉnh chưa tiến hành tiêm phịng trước đó. Như vậy, tỷ lệ nhiễm virus cúm A/H5N1 và A/H5N6 có liên quan tới tiêm phòng. Việc tiêm phòng làm giảm tỷ lệ nhiễm virus Cúm gia cầm.

Năm 2015 tỉnh Nam Định và Lào Cai là 2 tỉnh có ổ dịch A/H5N6, tỉnh cịn lại là Hà Nội khơng có dịch xảy ra. Nhưng kết quả giám sát trên gia cầm sống bán tại các chợ của thành phố Hà Nội có mẫu dương tính với cúm A/H5N6. Điều này khẳng định việc buôn bán gia cầm sống làm tăng khả năng lây nhiễm virus A/H5N6.

Bảng 4.12. Bảng tổng hợp kết quả tỷ lệ lưu hành virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) ở gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu.

Tỉnh nghiên cứu

Số mẫu xét nghiệm

Kết quả xét nghiệm

A A/H5 A/H5N1 A/H5N6 A/H7N9

Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Số mẫu (+) Tỷ lệ % Nam Định 432 109 25,23 33 7,64 4 0,93 19 4,40 0 0 Lào Cai 432 76 17,59 26 6,02 1 0,23 14 3,24 0 0 TP Hà Nội 540 68 12,59 20 3,70 0 0 10 1,85 0 0 Tổng hợp 1404 253 18,02 79 5,63 5 0,36 43 3,06 0 0 65

Khác với virus A/H5N1 và H5N6, virus cúm A/H7N9 gây nhiễm trên gia cầm, nhưng gia cầm lại khơng có biểu hiện triệu chứng. Chính vì vậy, rất khó phát hiện thủy cầm nào bị ốm, nhiễm virus A/H7N9. FAO đã cảnh báo nguy cơ lây lan virus H7N9 qua biên giới giữa Quảng Tây và Việt Nam, cũng như các tỉnh biên giới của các nước khác (Myanmar, Lào) là rất cao. Từ 6/2016, FAO cũng hỗ trợ Việt Nam giám sát cúm A(H7N9) trên gia cầm tại 60 chợ bán gia cầm sống các tỉnh phía Bắc, kết quả chưa phát hiện bằng chứng có virus H7N9 trên gia cầm sống tại Việt Nam.

Dựa vào kết quả bảng 4.12 thì có thể thấy chưa phát hiện được virus cúm A/H7N9 từ các mẫu lấy từ gia cầm sống tại các chợ đầu mối thuộc 3 tỉnh/ thành phố nghiên cứu. Nhưng trước tình hình dịch cúm A/H7N9 tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường nhất là khi dịch xuất hiện ngay ở biên giới nước ta và Trung Quốc thì Việt Nam phải ln có biện pháp đối phó với nguy cơ dịch Cúm gia cầm, virus cúm A/H7N9 và các virus khác lây lan vào Việt Nam.

Qua 2 năm nghiên cứu trên địa bàn 3 tỉnh thành phố có 253 mẫu dương tính với virus cúm A, trong đó có 79 mẫu được xác định là dương tính với A/H5. Như vậy một vấn đề đặt ra là còn 174 mẫu chưa xác định được H khác H5 chiếm tỷ lệ 68,77% đây là tỷ lệ chứng minh rằng ngoài serotype H5 đang lưu hành thì cịn các serotype H khác mà chúng ta chưa xác định được. Do điều kiện của dự án không cho phép tiến hành giám sát các H còn lại. Tuy nhiên hiện nay, trên địa bàn các tỉnh miền bắc Việt Nam chủng virus H9N2 đang lưu hành với tỷ lệ trên 50%, đây là chủng virus gây thiệt hại về kinh tế 1 cách thầm lặng, làm giảm sức đề kháng đàn gia cầm, tăng sự tiêu tốn thức ăn. Đặc biệt H9N2 có khả năng biến chủng cao, đây là đối tượng nguy hiểm cần được quan tâm trước khi quá muộn (Nguyễn Hồng Đăng, 2016). Trong các mẫu dương tính với H5 xác định dược 5 mẫu dương với N1 và 43 mẫu dương với N6. Còn 31 mẫu chưa xác định được N khác. Điều này cũng cho thấy trên địa bàn nghiên cứu còn lưu hành các subtype N khác ngoài N1 và N6. Đây là vấn đề đáng lo ngại khi các subtype này chưa được kiểm soát. Là vấn đề cần được làm rõ nhằm phục vụ cơng tác kiểm sốt dịch bệnh nguy hiểm trên đàn gia cầm và truyền lây giữa gia cầm và người.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 76 - 80)