Tình hình chăn ni gia cầm, tình hình tiêm phịng vacxin và tình hình

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 48)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.Tình hình chăn ni gia cầm, tình hình tiêm phịng vacxin và tình hình

VACXIN VÀ TÌNH HÌNH DỊCH CÚM GIA CẦM TẠI 3 TỈNH/THÀNH PHỐ NGHIÊN CỨU

4.1.1. Tình hình chăn ni gia cầm

Chăn nuôi gia cầm là một thế mạnh của Việt Nam cũng như các tỉnh miền núi phía Bắc, có tỷ trọng cao trong chăn ni (chỉ đứng sau chăn ni lợn). Vì vậy, việc phịng chống dịch Cúm gia cầm có hiệu quả sẽ góp phần nâng cao thu nhập cho người chăn ni, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đưa chăn ni trở thành ngành sản xuất chính.

Một trong số các biện pháp phịng chống bệnh Cúm gia cầm có hiệu quả cao, đó là chương trình giám sát chủ động và bị động Cúm gia cầm tại các chợ đầu mối buôn bán gia cầm sống. Với sự hỗ trợ kinh phí từ Tổ chức Nơng lương Thế giới (FAO), chương trình giám sát được tiến hành trên cả nước. Hoạt động giám sát lâm sàng, lấy mẫu giám sát chủ động nhằm phát hiện sớm các ổ dịch cúm trên đàn gia cầm để xử lý kịp thời, khơng để dịch lây lan. Các chợ có mẫu gia cầm dương tính virus cúm type A/H5N1 và A/H5N6 phải được tăng cường công tác kiểm dịch gia cầm và vệ sinh tiêu độc khử trùng hàng ngày.

Nghiên cứu này được thực hiện nhằm đánh giá lưu hành virus Cúm gia cầm trên địa bàn 3 tỉnh/ thành phố: tỉnh Lào Cai, tỉnh Nam Định, thành phố Hà Nội giai đoạn 2015-2016.

Thành phố Hà Nội

Chăn nuôi nhỏ lẻ trong khu dân cư chiếm trên 50%. Thành phố hiện có khoảng 2.147 trại chăn ni ngồi khu dân cư và tập trung phát triển chăn nuôi gia cầm ở 29 xã chăn nuôi trọng điểm trên địa bàn 6 huyện. Thành phố Hà Nội có nhiều cơ sở chăn ni sản xuất con giống gia cầm, mỗi năm cung cấp 70 - 90 triệu con gia cầm giống, đồng thời nhập từ 10 - 20 triệu quả trứng giống.

Thành phố Hà Nội có nhu cầu tiêu dùng thực phẩm có nguồn gốc từ động vật rất lớn, trung bình 600 - 700 tấn/ngày, trong đó tỷ lệ thịt gia cầm chiếm 45%, trong khi thành phố mới tự cung cấp được 60%, còn lại nhập từ các tỉnh khác hoặc

nhập khẩu; giết mổ gia cầm chủ yếu nhỏ lẻ trong khu dân cư. Thành phố Hà Nội có chợ gia cầm Hà Vỹ (huyện Thường Tín), là nơi tập trung và tiêu thụ một lượng lớn gia cầm, hàng ngày cung cấp số lượng lớn thực phẩm cho cả miền Bắc. Ngoài ra một số chợ lớn có bn bán gia cầm sống nhằm phục vụ những đại bàn có dân cư đông như chợ Bắc Thăng Long, Chợ Vân Đình, Chợ Bình Đà, Chợ TT Sóc Sơn… Gia cầm ở đây khơng chỉ có ở chăn ni của thành phố, các tỉnh mà còn cả số lượng lớn gia cầm nhập khẩu từ các nước khác, mà chủ yếu là Trung Quốc.

Với các điều kiện thuận lợi cho chăn ni, nhu cầu tiêu thụ thực phẩm lớn thì thành phố Hà Nội có tổng đàn gia cầm lớn nhất và tăng dần qua các năm, trong năm 2015 với 16.522.200 con gà, số vịt 5.093.300 con, tổng đàn chung 21.615.500 con. Đến năm 2016, số gà đã tăng rất lớn với khoảng 22.744.300 con, trong đó gà khảng 17.191.000 con, vịt khoảng 5.553.300 con.

Tỉnh Nam Định

Nam Định là một tỉnh nằm ở phía nam đồng bằng Bắc Bộ, Việt Nam. Nam Định tiếp giáp với tỉnh Thái Bình ở phía bắc, tỉnh Ninh Bình ở phía nam, tỉnh Hà Nam ở phía tây bắc, giáp biển (vịnh Bắc Bộ) ở phía đơng. Vị trí địa lý rất thuận tiện cho việc phát triển đánh bắt, ni trồng thủy sản. Bên cạch đó Nam Định cũng là địa phương có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chăn nuôi đặc biệt là chăn nuôi gia cầm.

Năm 2015, tổng đàn gia cầm là 7.102.600 con, số gà là 5.267.400 con, số vịt là 1.835.200 con. Đến năm 2016, tổng đàn là 7.512,500 con, số gà 5.580.000 con, số vịt 1932.500 con. Đàn gia cầm trên địa bàn tỉnh Nam Định trong năm 2016 có tăng hơn so với năm 2015.

Tỉnh Lào Cai

Lào Cai là một tỉnh miền núi nằm ở phía Bắc Việt Nam, diện tích tự nhiên 6.383,89km2. Vị trí nằm ở các điểm: Phía Bắc giáp tỉnh Vân Nam - Trung Quốc; phía Nam giáp tỉnh Yên Bái; phía Đơng giáp tỉnh Hà Giang; phía Tây giáp tỉnh Lai Châu. Lào Cai có 203,5 km đường biên giới với tỉnh Vân Nam - Trung Quốc. Lào Cai bao gồm 1 thành phố trực thuộc (Lào Cai) và 8 huyện (huyện Bảo Thắng, huyện Bảo Yên, huyện Bát Xát, huyện Bắc Hà , huyện Mường Khương, huyện Sa Pa, huyện Si Ma Cai, huyện Văn Bàn).

Tình hình chăn ni của tỉnh đa phần là chăn nuôi nhỏ lẻ và phát triển không đều trong những năm qua. Theo thống kê của Chi cục Thú y tỉnh Lào Cai tổng đàn gia cầm của tỉnh trong năm 2015 là 2.685.500 con tới năm 2016 tổng đàn gia cầm tăng lên là 3.034.200 con, trong đó có 2.88.000 con gà và 466.200 con vịt.

Tình hình chăn ni gia cầm (gà và vịt) trên 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu được tổng hợp ở bảng 4.1.

Bảng 4.1. Tổng đàn gà, vịt trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2015 đến 2016

Tỉnh/TP Năm Gà (Con) Vịt (con) Tổng đàn (con) Lào Cai 2015 2.283.100 402.400 2.685.500 2016 2.588.000 446.200 3.034.200 Nam Định 2015 5.267.400 1.835.200 7.102.600 2016 5.580.000 1.932.500 7.512.500 Hà Nội 2015 16.522.200 5.093.300 21.615.500 2016 17.191.000 5.553.300 22.744.300

Nguồn: Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y Nam Định, Lào Cai, Hà Nội 4.1.2. Kết quả tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm tại 3 địa phương giai đoạn 2015-2016

Từ năm 2012 tới năm 2014 virus H5N1 lưu hành phổ biến ở miền Bắc và miền Trung thuộc clade 2.3.2.1, trong khi đó ở miền Nam thuộc clade 1.1. tuy nhiên các virus này đã có những biến đổi so với các chủng virus H5N1 đã lưu hành trong năm trước (BNN & PTNT, 2014). Trong năm 2015 xuất hiện các ổ dịch mới, virus cúm A/H5N6 mới xuất hiện và bùng phát mạnh mẽ.

Tới nay, tình hình dịch Cúm gia cầm diễn biến phức tạp, nguyên nhân gây bệnh mới là virus cúm type A/H5N6 đang gây bệnh chủ yếu trên địa bàn cả nước.

Kết quả tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm của các tỉnh/ thành phố khác nhau. Một số tỉnh/thành phố tiến hành tiêm trên tất cả đối tượng gia cầm trên địa bàn, trong khi có tỉnh chỉ tiến hành tiêm bao vây ổ dịch khi có dịch. Số liệu chi tiết được trình bày tại bảng 4.2.

Bảng 4.2. Kết quả tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm tại 3 địa phương giai đoạn 2015 - 2016

Năm Chỉ tiêu Lào Cai Nam Định Hà Nội

2015

Số gia cầm phải tiêm (con) 2.685.500 7.102.600 21.615.500

Số được tiêm (con) 1.792.400 * 21.615.500

Tỷ lệ (%) 66,74 * 100

2016

Số gia cầm phải tiêm (con) 3.034.200 7.512.500 22.744.300

Số được tiêm (con) 2.057.600 * 22.744.300

Tỷ lệ (%) 67,81 * 100

Ghi chú: * Khơng tiến hành tiêm phịng

Nguồn: Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y Nam Định, Lào Cai, Hà Nội

Qua bảng 4.2 chúng tơi có nhận xét như sau:

Thành phố Hà Nội

Thành phố Hà Nội là trung tâm văn hóa, kinh tế của cả nước là khu vực đông dân cư do vậy nhu cầu về thực phẩm là rất lớn. Chính vì vậy tình hình dịch bệnh trên địa bàn tỉnh luôn được chú trọng. Thành phố Hà Nội là một trong số các tỉnh/thành phố có tỷ lệ tiêm phịng cao nhất cả nước, ln đạt hoặc vượt kế hoạch tiêm phòng cho đàn gia cầm với tỷ lệ tiêm phòng là 100%. Kế hoạch tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm tại Hà Nội được triển khai 2 đợt chính trong năm, đợt 1 vào vụ xuân hè (từ tháng 4 đến tháng 5), đợt 2 vào vụ thu đông (từ tháng 9 đến tháng 10) theo hướng dẫn. Ngồi ra, việc tiêm phịng bổ sung hàng tháng đối với đàn gia cầm nuôi mới, tái đàn được chỉ đạo thực hiện thường xuyên và luôn đạt kết quả cao.

Tỉnh Lào Cai

Với điều kiện tự nhiên và khí hậu thuận lợi cho việc phát triển đại gia súc nhưng không không thuận lợi cho việc phát triển ngành chăn nuôi gia cầm. Tuy nhiên ngành thú y tỉnh Lào Cai ln cố gắng kiểm sốt và tiến hành tiêm phòng bệnh Cúm gia cầm qua các năm. Qua hai năm nghiên cứu chúng tơi thấy tỷ lệ tiêm phịng bệnh Cúm gia cầm trên địa bàn tỉnh là trên 60%, cụ thể năm 2016 tỷ lệ tiêm phòng dịch Cúm gia cầm đạt 67,81 có tăng hơn chút so với năm 2015 với tỷ lệ tiêm phòng đạt: 66,74.

Tỉnh Nam Định

hành tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm trong giai đoạn 2015-2016. Riêng năm 2015 ở tỉnh tiến hành tiêm phòng bao vây ổ dịch nhưng với tỷ lệ tiêm phòng thấp. Trước đó, Nam Định là một trong những tỉnh khống chế được bệnh Cúm gia cầm và nhiều năm gần đây khơng để dịch bùng phát.

4.1.3. Tình hình dịch cúm A/H5N1 và A/H5N6 trên địa bàn nghiên cứu từ năm 2015-2016

Kết quả tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm với sự phối hợp chặc chẽ của các cơ quan chức năng, các chương trình giám sát và các biện pháp kiểm dịch tại 3 tỉnh/thành phố trong những năm qua dịch Cúm gia cầm đã được ngăn chặn. Tuy nhiên theo báo cáo của phòng Dịch tễ các Chi cục, hàng năm thì dịch Cúm gia cầm vẫn xảy ra lẻ tẻ tại một số vùng, xã của một số huyện. Cúm gia cầm xảy ra chủ yếu trên đàn gia cầm, thủy cầm nuôi thả rông, không được quản lý và cũng gây thiệt hại không nhỏ kinh tế cho người chăn ni. Tình hình dịch Cúm gia cầm trong thời gian từ năm 2015 đến năm 2016 được tổng hợp tại bảng 4.3. Dữ liệu cho thấy dịch Cúm gia cầm có diễn biến khác nhau giữa các địa phương:

Tỉnh Lào Cai

Theo ghi nhận số liệu giai đoạn 2015-2016 dịch đã xảy ra tại 3 xã/phường của 3 huyện/thị trấn của tỉnh Lào Cai, với tổng số gia cầm tiêu hủy là 11.026 trong đó có 6.712 con gà và 4.314 con vịt.

Gai đoạn năm 2015-2016 tại tỉnh liên tiếp xuất hiện ổ dịch Cúm gia cầm được ghi nhận nguyên nhân là do chủng virus A/H5N6. Số gia cầm chết và tiêu hủy năm 2015 là 4.622 con (1.850 con vịt và 2.772 con gà).

Do vậy, chỉ tính riêng trong khoảng 2 tháng cuối năm 2016 đã có 300.000 nghìn liều vaccine A/H5N6 được tiêm phịng bổ sung cho đàn gia cầm ở các địa phương. Bên cạnh đó, để kiểm sốt tối đa các mầm mống dịch bệnh có nguy cơ lây nhiễm cao đối với đàn gia cầm trên địa bàn, Chi cục đã phát động tháng khử trùng tiêu độc trên địa bàn tỉnh. Các cơ quan, đơn vị, chính quyền địa phương chỉ đạo các cơ sở, hộ gia đình chăn ni gia súc, gia cầm phát quang cây cỏ, quét dọn khu vực nuôi nhốt, khơi thông cống rãnh, đồng thời tiến hành cấp phát 4 tấn hóa chất từ nguồn kinh phí của tỉnh để tiến hành phun sát trùng toàn bộ khu vực chăn nuôi, các chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống, đặc biệt là những ổ dịch cũ. Song song với cơng tác tiêm phịng và khử trùng tiêu độc, Chi cục cũng chỉ đạo các đội kiểm dịch cơ động tăng cường tần suất kiểm tra tại các chợ, các tụ điểm buôn bán gia cầm sống, xử lý nghiêm các trường hợp bn bán gia cầm khơng có

giấy tờ, khơng qua kiểm dịch. Tăng cường kiểm tra các trang trại chưa thực hiện đầy đủ các điều kiện vệ sinh thú y như khơng có tường rào ngăn cách khu vực chăn nuôi.

Tỉnh Nam Định:

Năm 2015 tỉnh Nam Định dịch đã xảy ra tại 3 hộ của 2 xã/phường của 2 huyện với tổng số gia cầm tiêu hủy 326 con, trong đó gà chiếm số lượng lớn hơn vịt với 215 con (tỷ lệ 65,95%). Thời gian địa

Năm 2015, với sự lỗ lực của ngành Thú y địa phương dịch bệnh đã được kiểm sốt và được khống chế nhanh chóng và dịch khơng xuất hiện lại cho đến hết năm 2016.

Thành phố Hà Nội:

Theo ghi nhận về báo tình hình dịch chi cục Thú y Hà Nội các năm trước thời gian nghiên cứu cụ thể, từ năm 2010 đến 2013 đã có 15 xã/phường của 11 huyện/quận xảy ra dịch với tổng số gia cầm buộc phải tiêu hủy là 12.649 con trong đó có 9.763 con vịt (tỷ lệ 77,18%), gà 2.886 con (tỷ lệ 22,82%). Dịch xảy ra mạnh nhất vào năm 2010, với 6 xã/phường của 4 huyện/quận xảy ra dịch, tổng số gia cầm tiêu hủy 7.675 con, trong đó gà 1.679 con (tỷ lệ 21,88%), vịt 5.996 con (tỷ lệ 78,12%). Số gia cầm mắc bệnh, chết và buộc phải tiêu hủy chủ yếu ở trên đàn thủy cầm. Năm 2013 Hà Nội đã xuất hiện 2 ổ dịch ở 2 xã của 2 huyện với số gia cầm phải tiêu hủy là 1.580 con trong đó có 1.100 con gà (chiếm 69,62%) và 480 con vịt (chiếm 30,38%). Nguyên nhân dịch Cúm gia cầm xảy ra do mầm bệnh gặp thời điểm thời tiết chuyển mùa thuận lợi cho virus sinh sôi, nảy nở trong khi ý thức về việc phòng - chống dịch bệnh và chăn ni an tồn sinh học ở một số hộ chưa cao. Việc nuôi gà với quy mô nhỏ lẻ, thả vườn và giao thương hàng ngày đã dẫn tới phát tán bệnh trước khi phát hiện dịch.

Trong giai đoạn 2015 - 2016 khơng có thêm ổ dịch mới. Thành phố đang chủ động triển khai nhiều biện pháp phòng, chống dịch, cùng với biện pháp tuyên truyền.

Tỷ lệ tiêm phòng vacxin Cúm gia cầm của thành phố Hà Nội luôn đạt tỷ lệ cao. Tuy nhiên virus Cúm gia cầm vẫn lưu hành trên địa bàn thành phố, với tỷ lệ lưu hành không cao nên Hà Nội đã không sảy ra ổ dịch nào trong giai đoạn nghiên cứu.

Bảng 4.3. Tình hình dịch Cúm gia cầm trên địa bàn nghiên cứu giai đoạn 2015 -2016 Tỉnh Số huyện có dịch Số xã có dịch

Tổng số gia cầm chết và tiêu hủy

Gà Vịt Tổng Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Tỷ lệ (%) Số con (con) Nam Định 2015 2 2 215 65,95 111 34,05 326 2016 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 2 2 215 65,95 111 34,05 326 Lào Cai 2015 1 1 2.772 59,97 1.850 40,03 4.622 2016 2 2 3.940 61,52 2.464 38,48 6.404 Tổng 3 3 6.712 60,87 4.314 39,13 11.026 Hà Nội 2015 0 0 0 0 0 0 0 2016 0 0 0 0 0 0 0 Tổng 0 0 0 0 0 0 0

Nguồn: Chi cục Thú y/Chăn nuôi và Thú y Nam Định, Lào Cai, Hà Nội 4.2. KẾT QUẢ GIÁM SÁT SỰ LƯU HÀNH VIRUS CÚM TYPE A (H5N1, H5N6 VÀ H7N9) Ở GIA CẦM SỐNG BÁN TẠI 3 TỈNH/THÀNH PHỐ GIAI ĐOẠN 2015-2016

4.2.1. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) trên gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu bán tại các chợ đầu mối của 3 tỉnh/thành phố nghiên cứu

4.2.1.1 Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) trên gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của tỉnh Nam Định

Tỉnh Nam Định có 120 chợ bn bán tiêu thụ gia súc, gia cầm đã qua giết thịt và 40 chợ buôn bán gia súc, gia cầm sống. Tại tỉnh Nam Định tiến hành lấy mẫu các hộ buôn bán gia cầm sống tại 4 chợ đầu mối khác nhau bao gồm: chợ Gạo108 mẫu trong đó có 72 mẫu ngốy dịch hầu họng, 12 mẫu nước uống cho gia cầm, 12 mẫu chất thải trên lồng nhốt gia cầm và 12 mẫu chất thải tại chợ. Tương ứng các chợ còn lại, chợ Năng Tĩnh 108 mẫu gộp, chợ Cửa Trường 108 mẫu gộp và Chợ Cổ Lễ 108 mẫu gộp, tổng số mẫu của tỉnh là 432 mẫu gộp. Kết quả xét nghiệm so sánh tỷ lệ nhiễm virus A(H5N1, H5N6, H7N9) giữa các chợ của tỉnh Nam Định được thể hiện ở bảng 4.4

Bảng 4.4. Tỷ lệ nhiễm virus cúm type A (H5N1, H5N6 và H7N9) ở gia cầm sống bán tại các chợ đầu mối của tỉnh Nam Định Tên chợ Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm

A A/H5 A/H5N1 A/H5N6 A/H7N9

Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Số mẫu (+) Tỷ lệ (%) Chợ Cửa Trường 108 9 8,33 2 1,85 0 0 0 0 0 0 Chợ Năng Tĩnh 108 16 14,81 6 5,56 0 0 3 2,78 0 0 Chợ Cổ Lễ 108 63 58,33 18 16,67 3 2,78 12 11,11 0 0

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) giám sát sự lưu hành virus cúm type a (h5n1, h5n6 và h7n9) ở gia cầm sống bán tại một số tỉnh miền bắc giai đoạn 2015 2016 (Trang 48)