Đóng góp của KCN trong nền kinh tế xã hội của tỉnh

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 61)

Giải quyết việc làm tăng thu nhập cho người lao động

- Giải quyết công ăn việc làm cho lao động địa phương: KCN hình thành đem lại việc làm cho khoảng 6.948 người lao động. Lao động được ưu tiên tuyển dụng tại địa phương, nhất là các xã bị mất đất cho KCN.

- Thu nhập người lao động tăng lên gấp 2-3 lần so với làm nông nghiệp. Thu nhập bình quân khoảng 3,7 triệu đồng/người/tháng. (theo Báo cáo Tổng kết công tác năm 2015 và chương trình công tác năm 2016 – Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình).

Đa dạng hóa sản xuất với nền kinh tế:

- KCN sẽ tạo điều kiện cho phát triển các ngành công nghiệp làm thay đổi toàn bộ cơ cấu ngành nghề xã hội tại địa phương và khu vực.

- KCN tạo điều kiện cho việc khai thác nguồn nguyên liệu và các nguồn lực tại chỗ, đồng thời kích thích các ngành nghề xây dựng và dịch vụ phát triển.

- KCN sẽ mang công nghệ mới, kỹ năng sản xuất mới cho địa phương, nâng cao trình độ cho công nhân chuyên gia kỹ thuật của Việt Nam truyền đạt cho họ theo các tiêu chuẩn công nghiệp quốc tế.

- Các sản phẩm của KCN sẽ thay thế việc nhập khẩu và hơn nữa còn xuất khẩu tăng thêm giao lưu hàng hóa.

Đóng góp vào ngân sách nhà nước và địa phương:

Ngoài lợi nhuận thu được từ dự án ngân sách của địa phương còn thu được qua việc thu thuế từ các dịch vụ thương mại, giao thông, bưu chính viễn thông, y tế, thuế VAT, thuế thu nhập doanh nghiệp trong quá trình xây dựng và kinh doanh của KCN. Các ngành kỹ thuật chuyên ngành như điện, nước, môi trường còn thu khoản kinh phí đáng kể từ việc kinh doanh cấp điện, nước, thu gom phế thải công nghiệp.

Đóng góp về mặt xã hội:

- KCN hình thành là nhân tố quyết định việc hình thành khu dân cư mới mà tỉnh đã có quy hoạch.

- KCN hình thành hỗ trợ sự phát triển cộng đồng tại địa phương các ngành công nghiệp nhỏ, các tổ chức dịch vụ.

- Đem lại sự chuyển biến hoạt động kinh tế quan trọng của tỉnh Ninh Bình, chuyển 1 lực lượng lao động từ làm nông nghiệp có thu nhập thấp sang sản xuất công nghiệp có thu nhập cao.

- Tạo tiền đề cho các KCN khác trong tỉnh học tập, rút kinh nghiệm trong việc tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh.

4.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG MÔI TRƯỜNG KCN KHÁNH PHÚ 4.2.1. Các nguồn phát sınh chất thảı trong KCN Khánh Phú

4.2.1.1. Nguồn phát sinh khí thải và bụi

Khí thải và bụi trong KCN Khánh Phú chủ yếu phát sinh từ các nguồn sau: - Khí thải từ hoạt động sản xuất của các nhà máy: Khí thải phát sinh từ hoạt động đốt nhiên liệu (như xăng, dầu DO, dầu FO) của các loại máy móc thiết bị như nồi hơi, lò đốt, máy sấy, máy phát điện… Thảnh phần khí thải phức tạp, chủ yếu là bụi, khí CO2, SO2, NO2, CO, bụi kim loại, hơi axit, phenol…

Mỗi loại hình sản xuất sẽ sử dụng các nguyên vật liệu khác nhau, dẫn thành phần khí thải và đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí của các nhà máy sản xuất trong KCN là khác nhau.

Bảng 4.3. Đặc trưng các nguồn phát sinh khí thải KCN Khánh Phú Ngành sản xuất Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm không khí

Cơ khí Khói hàn, bụi kim loại, HCl, hơi dung môi hữu cơ, bụi sơn, tiếng ồn.

Công nghiệp hoá chất (phân đạm)

Bụi, bụi Urê, hơi hoá chất, VOC Khí thải sản xuất: CO2, SO2, CO, NO2, bụi. Tiếng ồn từ quá trình vận hành lò hơi, máy móc. Công nghiệp luyện phôi thép,

phôi kim loại, sản xuất đinh ốc vít

Bụi, oxit kim loại và những loại oxit khác (FeO, MnO, Al2O3, SiO2, CaO, MgO) và các loại khí thải chứa CO, CO2, SO2, NO2 cùng với một số khí độc khác.

Sản xuất vật liệu xây dựng Bụi nguyên liệu (Al2O3, SiO2,…), bụi silicat, hợp chất Fluor từ vật liệu nung, tiếng ồn.

May mặc Bụi vải, bụi nilong, tiếng ồn. Sản xuất Ắc quy Bụi chì, hơi H

2SO4, dung môi hữu cơ, NH3, H2S, CH4, metan.

- Khí thải phát sinh từ hoạt động giao thông vận tải: Ngay trước KCN là đường quốc lộ do đó phát sinh nguồn thải từ hoạt động của các phương tiện lưu thông trên đường. Ngoài ra còn từ quá trình vận chuyển nguyên vật liệu cho quá trình sản xuất trong KCN. Thành phần khí thải bao gồm các chất ô nhiễm như bụi, CO2, SO2, NO2, CO, CxHy…

4.2.1.2. Nguồn phát sinh nước thải

- Nước thải sinh hoạt từ các nhà máy: Phát sinh từ quá trình sinh hoạt của cán bộ, công nhân viên (nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh…). Thành phần nước thải chứa BOD5, SS, TDS, coliform, dầu mỡ, N, P. Nước thải sinh hoạt có nồng độ các chất dễ phân huỷ cao và chứa nhiều vi khuẩn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Nước thải sản xuất: Tuỳ thuộc vào ngành nghề sản xuất, công nghệ sử dụng, công suất nhà máy mà lưu lượng, thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm khác nhau và đặc thù cho từng ngành.

Bảng 4.4. Đặc trưng các nguồn phát sinh nước thải KCN Khánh Phú

Ngành sản xuất Đặc trưng các nguồn gây ô nhiễm nước

Cơ khí Kim loại nặng, dung môi hữu cơ, dầu mỡ Công nghiệp hoá chất (phân đạm)

Bụi than, ngoài ra còn chứa các chất độc hại như xyanua CN-, phenol, chứa lượng lớn amoniac từ khâu rửa khí bằng dung dịch NH3.

Công nghiệp luyện phôi thép, phôi kim loại, sản xuất đinh ốc vít

Kim loại năng, dầu nhớt thải, chất chống rỉ và 1 ít hàm lượng các chất hữu cơ…

Sản xuất vật liệu xây dựng Nước thải gồm cặn lơ lửng, bùn thải và các chất hữu cơ

May mặc

Chất tẩy rửa, chất rắn lơ lửng từ bụi vải Nước thải sinh hoạt chứa BOD5, COD, SS, coliform…

Sản xuất Ắc quy Nước thải chứa H2SO4, chất lơ lửng, hữu cơ Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

4.2.1.3. Nguồn phát sinh chất thải rắn

- Chất thải rắn phát sinh từ 3 nguồn chính:

+ Chất thải rắn công nghiệp

+ Chất thải rắn phát sinh từ các hệ thống xử lý nước thải, khí thải

Mỗi ngành sản xuất sẽ có đặc trưng về chất thải rắn khác nhau. Cụ thể như trong bảng dưới đây:

Bảng 4.5. Đặc trưng các nguồn gây phát sinh chất thải rắn KCN Khánh Phú

Ngành sản xuất Chất thải rắn

Cơ khí

Chất thải sinh hoạt: chất vô cơ (vỏ bao bì, nhựa) và hữu cơ (thức ăn thừa,…)

Chất thải sản xuất gồm sản phẩm thừa, vụn kim loại, bao bì, thùng carton chứa nguyên vật liệu. Công nghiệp hoá chất (phân đạm) Chất thải sinh hoạt

Xỉ than, xỉ lò, đá thải, bùn thải, photphogip Công nghiệp luyện phôi thép, phôi

kim loại, sản xuất đinh ốc vít

Chất thải sinh hoạt

Các mẩu thừa kim loại, sản phẩm đúc bị hỏng… Sản xuất vật liệu xây dựng Chất thải sinh hoạt

Đá sỏi, gạch vỡ, gỗ, túi xi măng, giấy… May mặc Chất thải sinh hoạt

Vải vụn, bao bì, túi nilong… Sản xuất Ắc quy Chất thải sinh hoạt

Bao bì nhựa, thùng giấy,...

Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra

- Chất thải rắn nguy hại. Một số ngành sản xuất thải ra một lượng các chất thải rắn nguy hại như ngành sản xuất ắc quy, hoá chất, gia công kim loại… (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các loại chất thải nguy hại phát sinh trong KCN bao gồm:

+ Dung môi hữu cơ chứa clo

+ Bùn thải có chứa chì

+ Giẻ lau dính dầu

+ Chất thải chứa hợp chất sunfua.

+ Bóng đèn huỳnh quang thải.

+ Chất hấp thụ, vật liệu lọc, giẻ lau máy.

4.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường không khí KCN Khánh Phú

Để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường không khí tại KCN Khánh Phú, đề tài đã tiến hành lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại một số doanh nghiệp thuộc KCN.

Bảng 4.6. Chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN thời điểm tháng 6/2016.

TT Chi tiêu Đơn vị KK1 KK2 KK3 KK4 QCVN

05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ oC 35,5 35,8 35,6 35,5 - 2 Độ ẩm % 62,8 62,4 62,6 62,3 - 3 Bụi lơ lửng µg/m3 152 290 264 70,3 300 4 Mức ồn dBA 57,5 76 64 52,7 70 (*) 5 SO2 µg/m3 210 100 87 93,3 350 6 CO µg/m3 3450 2470 4310 1021 30000 7 NO2 µg/m3 120 80 110 56,9 200

Nguồn: Số liệu phân tích (2016)

Ghi chú:

KK1: Cổng công ty TNHH Chia Chen

KK2: Cổng công ty TNHH may Nien Hsing Ninh Bình

KK3: Khu vực văn phòng làm việc Công ty TNHH Ắc quy Long Sơn

KK4: Khu điều hành trạm xử lý nước thải - Nhà máy xử lý nước thải tập trung Thành Nam. QCVN 05:2013/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh. (*): QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn.

Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy:

- Độ ồn đo được tại vị trí KK2 (Công ty may Nien Hsing) năm 2016 cao hơn QCVN 26:2010/BTNMT 1,09 lần.

- Các chỉ tiêu quan trắc còn lại nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 26:2010/BTNMT.

Để đánh giá chất lượng môi trường không khí xung quanh KCN Khánh Phú trong giai đoạn 2012 – 2016, đề tài đã kết hợp tham khảo kết quả quan trắc chất lượng môi trường không khí KCN Khánh Phú giai đoạn 2012 – 2015 của Trung tâm quan trắc và phân tích môi trường thuộc Sở tài nguyên và môi trường tỉnh Ninh Bình.

Bảng 4.7. Chất lượng môi trường không khí xung quanh KK1 từ năm 2012 đến năm 2016.

TT Chi tiêu Đơn

vị 2012 2013 2014 2015 2016 QCVN 05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ oC 35,2 36,4 35,7 37 35,5 - 2 Độ ẩm % 58,4 55,3 52,1 72 62,8 - 3 Bụi lơ lửng µg/m3 277 198 224 150 152 300 4 Mức ồn dBA 66 67,5 67,5 50,5 57,5 70 (*) 5 SO2 µg/m3 121 136 128 98,3 210 350 6 CO µg/m3 1800 2100 1500 970 3450 30000 7 NO2 µg/m3 120 85,6 97 56,4 120 200

Nguồn: Số liệu phân tích kết hợp số liệu thứ cấp (2012 - 2016)

Ghi chú

KK1: Cổng công ty TNHH Chia Chen

Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy:

Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại vị trí KK1 trong giai đoạn từ năm 2012 đến năm 2016 đều nằm trong giới hạn cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.8. Chất lượng môi trường không khí xung quanh KK2 từ năm 2012 đến năm 2016.

TT Chi tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 QCVN

05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ oC 32,7 36,3 35,1 34,2 35,8 - 2 Độ ẩm % 55,9 54,3 52,7 58,5 62,4 - 3 Bụi lơ lửng µg/m3 361 312 274 264 290 300 4 Mức ồn dBA 69-70 66-70 64-68 65 76 70 (*) 5 SO2 µg/m3 180 198 241 164 100 350 6 CO µg/m3 2630 3140 3010 2450 2470 30000 7 NO2 µg/m3 93 115 127 125 80 200

Nguồn: Số liệu phân tích kết hợp số liệu thứ cấp (2012 - 2016)

Ghi chú:

Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy:

- Lượng bụi lơ lửng tại vị trí KK2 đo được năm 2012 và 2013 vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT 1,04 đến 1,2 lần.

- Mức ồn đo được tại vị trí KK2 thời điểm năm 2016 vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT 1,09 lần.

- Chỉ tiêu NO2 đo được tại vị trí KK2 thời điểm năm 2013 vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT 1,07 lần.

- Các chỉ tiêu còn lại nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

Bảng 4.9. Chất lượng môi trường không khí xung quanh KK3 từ năm 2012 đến năm 2016.

TT Chi tiêu Đơn vị 2012 2013 2014 2015 2016 QCVN

05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ oC 36,3 35,2 31,9 33,8 35,6 - 2 Độ ẩm % 61,2 58,4 65,5 60,3 62,6 - 3 Bụi lơ lửng µg/m3 147 151 150 246 264 300 4 Mức ồn dBA 62,8 65,1 64,2 72,5 64 70 (*) 5 SO2 µg/m3 51 47 45 52 87 350 6 CO µg/m3 1787 1589 1670 3900 4310 30000 7 NO2 µg/m3 90 120 117 100 110 200

Nguồn: Số liệu phân tích kết hợp số liệu thứ cấp (2012 - 2016)

Ghi chú:

KK3: Khu vực văn phòng làm việc Công ty TNHH Ắc quy Long Sơn

Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy:

- Mức ồn đo được tại vị trí KK3 thời điểm năm 2015 vượt quá QCVN 05:2013/BTNMT 1,04 lần.

- Các chỉ tiêu quan trắc còn lại nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

Bảng 4.10. Chất lượng môi trường không khí xung quanh KK4 từ năm 2012 đến năm 2016

TT Chi tiêu Đơn

vị 2012 2013 2014 2015 2016 QCVN 05:2013/BTNMT 1 Nhiệt độ oC 32,6 36,9 35,5 31,1 35,5 - 2 Độ ẩm % 54,3 56,4 55,7 61,2 62,3 - 3 Bụi lơ lửng µg/m3 174 162 157 150 70,3 300 4 Mức ồn dBA 61,1 50,3 57,4 50,5 52,7 70 (*) 5 SO2 µg/m3 115,6 120,4 131,3 98,3 93,3 350 6 CO µg/m3 1490 1250 1130 970 1021 30000 7 NO2 µg/m3 146 135 154 141 56,9 200

Nguồn: Số liệu phân tích kết hợp số liệu thứ cấp (2012 - 2016)

Ghi chú:

KK4: Khu điều hành trạm xử lý nước thải - Nhà máy xử lý nước thải tập trung Thành Nam.

Dựa vào bảng số liệu có thể nhận thấy:

- Các chỉ tiêu quan trắc chất lượng môi trường không khí xung quanh tại vị trí KK4 giai đoạn 2015 - 2016 đều nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN 05:2013/BTNMT.

Hình 4.2. Biểu đồ diễn biến nồng độ bụi lơ lửng trong không khí giai đoạn 2012 đến 2016

Dựa vào biểu đồ 4.2 có thể nhận thấy:

- Nồng độ bụi lơ lửng tại cùng 1 thời điểm giai đoạn 2012 đến 2016 có sự chênh lệch. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Tại vị trí KK1 (Công ty TNHH Chia Chen) và KK4 (Nhà máy xử lý nước thải Thành Nam) nồng độ bụi lơ lửng có xu hướng giảm.

- Tại vị trí KK3 (Công ty TNHH Ắc quy Long Sơn) nồng độ bụi lơ lửng từ năm 2013 đến 2016 có xu hướng tăng lên.

- Nồng độ bụi lơ lửng tại vị trí KK2 (Công ty may Nien Hsing) ở mức cao và có 2 thời điểm quan trắc năm 2012 và 2013 nồng độ bụi lơ lửng vượt quá QCVN từ 1,04 đến 1,2 lần.

=> Môi trường không khí xung quanh KCN có dấu hiệu bị ô nhiễm bụi cục bộ, nồng độ bụi lơ lửng đo được tại Công ty may Nien Hsing thời điểm 2012 và 2013 đã vượt quá QCVN. Công ty may Nien Hsing do đặc thù là sản xuất, gia công các sản phẩm may mặc và có vị trí nằm gần đường quốc lộ cũng như tuyến đường chính trong KCN nên chịu ảnh hưởng 1 phần bởi lượng bụi từ các phương tiện giao thông di chuyển trên đường. Nồng độ bụi lơ lửng biến cũng động phụ thuộc vào thời điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Tại một số thời điểm, các cơ sở hoạt động sản xuất gây ra lượng bụi lớn, làm ô nhiễm không khí khu vực dân cư xung quanh, có thời điểm đến đêm lượng bụi vẫn dày đặc gây ảnh hưởng đến sinh hoạt và sức khoẻ của người dân. Một số doanh nghiệp chưa áp dụng hiệu quả các biện pháp giảm thiểu lượng bụi thải vào môi trường không khí để đảm bảo nồng độ bụi lơ lửng nằm trong ngưỡng cho phép theo QCVN.

Theo kết quả điều tra từ phiếu điều tra, một số công nhân viên (nhà máy Đạm và Nhà máy may) có phản ánh lại tình trạng ô nhiễm bụi và tiếng ồn trong môi trường làm việc (5/30 phiếu điều tra - 16%). Không có trường hợp nào gặp phải các vấn đề sức khoẻ nghiêm trọng do môi trường làm việc trong KCN tuy nhiên một số gặp phải các triệu chứng như đau đầu, ù tai (3/30 phiếu điều tra – 10%).

Hình 4.3. Biểu đồ diễn biến độ ồn trong không khí giai đoạn 2012 đến 2016

Dựa vào biểu đồ 4.3 có thể nhận thấy:

- Mức ồn tại cùng một vị trí quan trắc giai đoạn 2012 đến 2016 không có biến động lớn.

- Mức ồn đo được tại vị trí KK2 (Công ty may Nien Hsing) và KK3 (Công ty TNHH Ắc quy Long Sơn) ở mức cao và có thời điểm đã vượt ngưỡng cho

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 61)