Nhiễm môi trường tại các KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 42)

Cũng giống như các địa phương khác, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN cũng xảy ra tại tỉnh Ninh Bình. Hiện trong số 5 KCN đã đi vào hoạt động

tại Ninh Bình thì có 2 KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung: KCN Gián Khẩu và KCN Tam Điệp. Tuy nhiên, các KCN này mới thu hút được ít nhà đầu tư và Ban quản lý KCN tỉnh cũng yêu cầu doanh nghiệp phải xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

Theo Sở TN&MT Ninh Bình, nguồn thải chính gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường lưu vực sông chính là các KCN với tổng lượng nước thải khoảng 10.150 m3/ngày đêm (năm 2015).

Để kiểm soát chặt nguồn thải, Ninh Bình đã coi hoạt động thanh, kiểm tra như một biện pháp “xương sống”để bảo vệ cũng như cải thiện môi trường lưu vực sông. Trong những năm qua, Ninh Bình đã tổ chức, kiểm tra, kiểm soát môi trường định kỳ hàng năm khoảng 40 – 50 đơn vị. Công tác phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành đặc biệt là Tổng cục Môi trường được triển khai một cách chặt chẽ. Trong năm 2014, đoàn kiểm tra liên ngành của Ninh Bình và Tổng cục Môi trường đã tổ chức thanh, kiểm tra công tác BVMT đối với 27 đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả thanh, kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với 16 đơn vị với tổng số tiền phạt lên tới hơn 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, Sở TN&MT Ninh Bình còn thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về BVMT đối với các cảng trên dọc tuyến sông Đáy có nguy cơ ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới chất lượng nước tại các con sông.

Với chủ trương bảo vệ môi trường có ý nghĩa cấp thiết với việc phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống của người dân, Ninh Bình đã xây dựng nhiều công trình xử lý nước thải như hệ thống xử lý nước thải y tế Bệnh viện Tâm thần; Trung tâm Y tế huyện Yên Mô, Trung tâm Y tế huyện Hoa Lư; Nhà máy xử lý chất thải rắn tại thung Quèn Khó (thị xã Tam Điệp) công suất 200 tấn/ngày đêm; hỗ trợ nhà máy xử lý nước thải Thành Nam (KCN Khánh Phú...).

Bên cạnh đó, việc phát sinh một số bãi rác và hầu hết các bãi này chưa được đầu tư xây dựng đạt quy chuẩn môi trường cũng đặt ra cho Ninh Bình nhiều thách thức trong bảo vệ môi trường (Thụy Anh – Thu Thủy, 2015).

PHẦN 3. VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1. ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU

- Địa điểm: KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình.

3.2. THỜI GIAN NGHIÊN CỨU

- Thời gian: Tháng 5/2015 đến tháng 8/2016.

3.3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

Môi trường nước:

+ Nghiên cứu môi trường nước thải, nước mặt tại KCN Khánh Phú.

+ Tập trung nghiên cứu các thông số: pH, BOD5, COD, TSS, Tổng N, Amoni, tổng P, Coliform.

Môi trường không khí:

+ Nghiên cứu môi trường không khí xung quanh tại KCN Khánh Phú. + Tập trung nghiên cứu các thông số: Bụi lơ lửng; CO; SO2; NO2.

Chất thải rắn:

+ Nghiên cứu tải lượng chất thải rắn của KCN Khánh Phú.

+ Tập trung nghiên cứu tải lượng từng loại chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn sản xuất, chất thải rắn nguy hại.

3.4. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

3.4.1. Tổng quan về KCN Khánh Phú, xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình tỉnh Ninh Bình

- Lịch sử hình thành và tình trạng hiện tại của KCN Khánh Phú; - Điều kiện tự nhiên của KCN Khánh Phú:

- Tình hình sản xuất kinh doanh của KCN Khánh Phú.

3.4.2. Thực trạng chất lượng môi trường KCN Khánh Phú

3.4.2.1. Các nguồn phát sinh chất thải trong KCN Khánh Phú

- Nguồn phát sinh khí thải và bụi; - Nguồn phát sinh nước thải;

3.4.2.2. Hiện trạng chất lượng môi trường KCN

- Hiện trạng chất lượng môi trường không khí. - Hiện trạng chất lượng môi trường nước. - Hiện trạng chất thải rắn.

3.4.3. Tình hình thực hiện công tác bảo vệ môi trường của KCN.

- Tổ chức quản lý môi trường tại KCN Khánh Phú;

- Tình hình triển khai các văn bản pháp luật, thanh tra, kiểm tra.Kế hoạch bảo vệ môi trường;

- Những tồn tại, khó khăn.

3.4.4. Đề xuất xuất các biện pháp cải thiện, nâng cao chất lượng môi trường tại KCN tại KCN

- Hoàn thiện cơ cấu tổ chức hệ thống bảo vệ môi trường KCN; - Tăng cường công tác chỉ đạo, thực thi pháp luật về môi trường.

3.5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.5.1. Thu thập số liệu thứ cấp

Tiến hành thu thập các số liệu về chất lượng môi trường, công tác quản lý môi trường KCN Khánh Phú từ năm 2012 đến 2015 từ các nguồn như: Sở Tài nguyên và Môi trường Tỉnh, Ban quản lý các KCN, các doanh nghiệp đang hoạt động trong KCN, Cổng thông tin điện tử Tỉnh Ninh Bình...

Phương pháp thu thập số liệu chất thải rắn: Lượng chất thải rắn sinh hoạt và sản xuất của các doanh nghiệp trong KCN được thu thập, tổng hợp từ kết quả điều tra chất thải rắn của KCN – do Chi cục Bảo vệ môi trường tỉnh Ninh Bình thực hiện năm 2015.

3.5.2. Thu thập số liệu sơ cấp

3.5.2.1. Điều tra, khảo sát thực địa.

Tiến hành khảo sát toàn bộ KCN và đánh giá trực quan cũng như chuyên sâu để nắm bắt được những thông tin cơ bản về đối tượng nghiên cứu như: số lượng, quy mô, tình hình sản xuất, hiện trạng cảnh quan môi trường và công tác quản lý môi trường trong các doanh nghiệp.

3.5.2.2. Điều tra, phỏng vấn bằng phiếu điều tra

- Điều tra, phỏng vấn bằng phiếu câu hỏi điều tra cho 3 nhóm đối tượng với tổng số 70 phiếu điều tra. Trong đó:

+ Cán bộ trong các doanh nghiệp thuộc KCN – 10 phiếu.

+ Công nhân viên làm việc tại các doanh nghiệp của KCN – 30 phiếu.

+ Người dân sống trong khu vực thôn Phú Thịnh, Phú Hào - xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh – 30 phiếu.

- Phương pháp chọn mẫu ngẫu nhiên.

+ Với cán bộ, công nhân viên trong các doanh nghiệp. Chọn mỗi phòng ban trong doanh nghiệp tại KCN là một đơn vị mẫu, xác định tổng thể số lượng các phòng ban và tiến hành chọn ngẫu nhiên các đơn vị này làm đối tượng điều tra phỏng vấn.

+ Tương tự với đối tượng là người dân sống trong khu vực thôn Phú Thịnh, Phú Hào. Chọn mỗi hộ gia đình trong thôn là một đơn vị mẫu, xác định tổng thể số lượng các hộ gia đình trong thôn và tiến hành chọn ngẫu nhiên các đơn vị này làm đối tượng điều tra phỏng vấn.

3.5.2.3. Phương pháp lẫy mẫu và phân tích

Để đánh giá hiện trạng môi trường không khí và nước thải tại KCN Khánh Phú, đề tài đã tiến hành lấy mẫu không khí và nước để phân tích các chỉ tiêu môi trường.

+ Thời gian: Lấy mẫu không khí và mẫu nước vào thời gian: ngày 20 - 21/6/2016. Điều kiện thời tiết vào thời gian lấy mẫu: Trời nắng, hướng gió Đông – Nam.

+ Lấy mẫu không khí xung quanh và mẫu nước thải sau xử lý tại 4 đơn vị trong KCN; lấy mẫu nước mặt tại 2 vị trí của KCN. Vị trí lấy mẫu được chọn theo tính đại diện của loại hình sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp trong KCN.

Các ngành nghề sản xuất đặc trưng trong KCN chia thành 3 nhóm chính và khu xử lý nước thải tập trung:

- Nhóm ngành cơ khí; - Nhóm ngành dệt may; - Nhóm ngành hoá chất;

Theo đó, mẫu không khí xung quanh và mẫu nước thải sau xử lý cục bộ được lấy tại 4 vị trí đại diện cho các nhóm ngành nghề đó là: Công ty TNHH sản xuất ốc vít Chia Chen, Công ty TNHH May Nien Hsing Ninh Bình, Công ty TNHH Ắc quy Long Sơn và Nhà máy xử lý nước thải tập trung Thành Nam. Vị trí lấy mẫu cụ thể được thể hiện trong bảng dưới đây:

Bảng 3.1. Vị trí lấy mẫu quan trắc chất lượng môi trường không khí và môi trường nước KCN Khánh Phú Loại mẫu Ký hiệu mẫu Vị trí Toạ độ Không khí xung quanh

KK1 Cổng công ty TNHH Chia Chen N: 20

o14'945" E: 106o02'100" KK2 Cổng công ty TNHH may Nien Hsing Ninh Bình N: 20

o14'340" E: 106o01'334" KK3 Khu vực văn phòng làm việc Công ty TNHH Ắc

quy Long Sơn

N: 20o14'644" E: 106o02'506" KK4 Khu điều hành trạm xử lý nước thải - Nhà máy xử

lý nước thải tập trung Thành Nam

N: 20o14'566" E: 106o01'858"

Nước mặt

NM1 Tại ngòi Chanh chảy ra sông Vạc (hạ lưu) N: 20

o14'117" E: 106o01'443" NM2 Nước mặt sông Đáy cạnh KCN N: 20

o14'517" E: 106o01'682"

Nước thải

NT1 Nước thải sau xử lý công ty TNHH Chia Chen N: 20°14'237" E: 106°02'350" NT2 Nước thải sau xử lý công ty TNHH may Nien

Hsing Ninh Bình

N: 20°14'238" E: 106°01'268" NT3 Nước thải sau xử lý công ty TNHH Ắc quy Long

Sơn

N: 20°14'364" E: 106°02'279" NT4 Nước thải sau xử lý nhà máy xử lý nước thải tập

trung Thành Nam

N: 20°14'307" E: 106°01'500"

- Các chỉ tiêu giám sát chất lượng môi trường không khí: Nhiệt độ, Độ ẩm, Bụi lơ lửng, CO, SO2, NO2.

- Các thông số quan trắc được lấy mẫu, đo kiểm và phân tích theo TCVN tương ứng tại phòng thí nghiệp. Cụ thể:

Bảng 3.2. Các phương pháp và thiết bị lấy mẫu phân tích các chỉ tiêu môi trường không khí

TT Thông số Phương

pháp Thiết bị lấy mẫu, phân tích

1 Bụi tổng TCVN 5067:1995

Lấy mẫu bằng thiết bị Sibata L15P và SL30N (Nhật Bản), xác định trong lượng bằng cân phân tích ES 225SM-DR (Precisa, Thụy sỹ)

2 CO TCVN

5972:1995

Lấy mẫu bằng chai, hấp thụ khí bằng dung dịch PbCl2, phân tích bằng phương pháp trắc quan trên máy U2900 (Hitachi/Nhật bản)

3 SO2

TCVN 5971:1995

Lấy mẫu bằng thiết bị hấp thụ khí Sibata MP- ∑500N (Nhật), phân tích bằng phương pháp trắc quan trên máy U2900 (Hitachi/Nhật bản) 4 NO2

TCVN 6138:1996

Lấy mẫu bằng thiết bị hấp thụ khí Sibata MP- ∑500N (Nhật), phân tích bằng phương pháp trắc quan trên máy U2900 (Hitachi/Nhật bản)

- Các thông số môi trường nước: Mẫu nước thải được lấy bằng thiết bị lấy mẫu nước cầm tay (bảo quản lạnh ở 40C và chuyển về phòng thí nghiệm được tiến hành đo nhanh bằng thiết bị đo đa chỉ tiêu HACH SensIONTM4, pH/ISE Meter, HACH SensIONTM5 EC/TDS/Salinity Meter. Các chỉ tiêu phân tích được tiến hành phân tích và đo bằng máy DR5000, quang phổ hấp thụ nguyên tử AAS.

Phương pháp phân tích các chỉ tiêu môi trường nước

Bảng 3.4. Các phương pháp và thiết bị lấy mẫu phân tích môi trường nước

TT Thông số Phương pháp Thiết bị

1 Nhiệt độ, pH

TCVN

Máy đo pH Precisa 1900 6492: 1999

2 Mầu sắc TCVN Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia 6185: 2008

3 DO TCVN Máy đo DO YSI 52 – Nhật Bản 6626: 2000

4 BOD5 (20oC)

TCVN Máy đo DO YSI 52 – Nhật Bản 6001: 2008 Tủ BOD liebeherr – Đức 5 COD TCVN Lò ủ COD wealtec – Mỹ

6491: 1999 Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia 6 TSS

TCVN Thiết bị lọc 0,45 um 6625: 2000 Tủ sấy Memmert – Đức

Cân phân tích Ohaus (d= 0,0001g) – Mỹ 7 Asen TCVN Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.

6626: 2000 AAS Contra AA 300 – Hãng Analytik Jena 8 Thủy

ngân

TCVN Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.

7877: 2008 AAS Contra AA 300 – Hãng Analytik Jena 9 Cadimi,

Chì

TCVN Máy quang phổ hấp thụ nguyên tử.

6193: 1996 AAS Contra AA 300 – Hãng Analytik Jena 10 Crom

(VI)

TCVN

Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia 7939: 2008

11 Crom TCVN Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia (III) 6658: 2000

12 Xianua TCVN Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia 6181: 1996 13 Tổng dầu, mỡ US EPA Method 1664 Bình nón, Buret, pipet

Thiết bị phân tích dầu trong nước Horiba – Nhật bản 14 Clorua TCVN Buret tự động, Pipet

6625: 1996

15 Amoni TCVN Thiết bị so màu UV – VIS carry 50 - Australia 5998: 1995

16 Coliform

TCVN Tủ ấm MMM – Inclucell – Đức 6187: 2009 Nồi hấp thanh trùng

Tủ cấy cleair CHC 201A – Hàn Quốc

3.5.3. Phương pháp xử lý số lıệu

Tổng hợp, xử lý số liệu bằng phần mềm Excel. So sánh số liệu thu được với hệ thống các quy chuẩn chất lượng quốc gia để đánh giá hiện trạng chất lượng môi trường KCN.

Các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia sử dụng để so sánh, đối chiếu trong đề tài: -QCVN 40:2011/BTNMT - Quy chuẩn quốc gia về chất lượng nước thải công nghiệp.

-QCVN 05:2013/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí xung quanh.

-QCVN 26:2010/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về tiếng ồn. -QCVN 08:2008/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước mặt.

Hình 3.1. Sơ đồ lấy mẫu quan trắc KCN Khánh Phú tháng 6 năm 2016

PHẦN 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

4.1. TỔNG QUAN VỀ KCN KHÁNH PHÚ, XÃ KHÁNH PHÚ, HUYỆN YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH YÊN KHÁNH, TỈNH NINH BÌNH

4.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của KCN Khánh Phú

Ngày 26/5/2003, căn cứ vào Công văn số 704/CP-CN của Thủ tướng Chính phủ về việc đồng ý chủ trương xây dựng KCN Ninh Phúc (nay là KCN Khánh Phú) tỉnh Ninh Bình, ngày 28/09/2003 Bộ Xây dựng đã có văn bản số 1478/BXD-KTQH về việc chấp thuận quy hoạch KCN Khánh Phú.

Ngày 14/01/2004, căn cứ quyết định số 94/QĐ-BXD của Bộ trưởng Bộ Xây dựng về việc phê duyệt quy hoạch chi tiết KCN Ninh Phúc tỉnh Ninh Bình. Quyết định thành lập KCN tập trung Ninh Phúc số 1687/QĐ-UB ngày 20/7/2004 của UBND tỉnh Ninh Bình.

Việc thành lập cơ sở phù hợp với các quy hoạch liên quan, phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Ninh Bình theo Quyết định số 2678/2007/QĐ-UBND ngày 10/12/2007 của UBND tỉnh Ninh Bình về việc ban hành Chương trình hành động của UBND tỉnh Ninh Bình về phát triển kinh tế nhanh và bền vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Quyết định số 1858/2006/QĐ-UBND ngày 7/9/2006 của UBND tỉnh Ninh Bình Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển KT – XH huyện Yên Khánh giai đoạn 2006-2010 và định hướng đến năm 2020.

KCN bắt đầu xây dựng cơ sở hạ tầng từ năm 2003. Đến nay tỷ lệ lấp đầy trong KCN Khánh Phú đã đạt 100%, thu hút tổng số 27 dự án đầu tư.

Các ngành nghề đã thu hút đầu tư vào KCN Khánh Phú: + Cơ khí;

+ Công nghiệp hóa chất;

+ Công nghiệp luyện phôi thép, phôi kim loại; + Sản xuất đinh ốc vít;

+ Sản xuất kính; + Sản xuất ắc quy;

+ Sản xuất lắp ráp thiết bị ô tô; + Sản xuất vật liệu xây dựng;

+ Các ngành sản xuất các sản phẩm xuất khẩu, dịch vụ cảng tổng hợp và một số ngành khác.

Trong tổng số 27 dự án đầu tư trong KCN hiện có 17 dự án đã đi vào hoạt động, 10 dự án đang triển khai xây dựng.

4.1.2. Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của KCN Khánh Phú

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên của KCN

KCN Khánh Phú có diện tích 351 ha nằm trên địa phận các xã phường sau: xã Khánh Phú, Khánh Hòa - huyện Yên Khánh; xã Ninh Phúc và phường Bích Đào – thành phố Ninh Bình. Nằm ở phía Đông Nam thành phố Ninh Bình.

Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 10, cách thành phố Ninh Bình 5km về Đông Nam, cách Hà Nội 95km.

Vị trí KCN tiếp giáp với sông Đáy và Quốc lộ 10, tạo điều kiện thuận lợi về đường bộ, đường sông.

KCN tiếp giáp với khu dân cư bên dọc đường Quốc lộ 10, phía khu vực

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 42)