Tổ chức thực hiện các biện pháp quản lý bảo vệ môi trường trong KCN

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 37)

trong KCN

Công tác thanh tra kiểm tra, giám sát môi trường KCN. Các đợt thanh tra, kiểm tra của Bộ TNMT và các Sở TNMT địa phương đã tăng lên nhưng còn chưa nhiều và còn hạn chế trong việc làm rõ hành vi gây ô nhiễm, mức độ gây ô nhiễm của các doanh nghiệp, các KCN. Từ đó dẫn đến tiến hành xử phạt chưa đủ sức răn đe đối với các chủ nguồn thải. Công tác giảm sát nguồn thải từ các KCN hầu như chưa được triển khai. Đa số các doanh nghiệp không tuân thủ việc quan trắc định kỳ chất lượng nước thải theo báo cáo ĐTM hoặc bản cam kết đạt tiêu chuẩn môi trường.

Công cụ kinh tế. Với nguyên tắc “Người gây ô nhiễm phải trả tiền”, Chính phủ đã ban hành các quy định về phí bảo vệ môi trường đối với chất thải. Việc triển khai thu phí đã thu được một số kết quả bước đầu, nhưng còn gặp nhiều khó khăn. Nguyên nhân chủ yếu là do phương thức thu phí chưa phù hợp. Mức phí bảo vệ môi trường còn thấp hơn nhiều so với chi phí thu gom và xử lý chất thải. Bên cạnh đó, tính tự giác, ý thức trách nhiệm của các doanh nghiệp trong việc kê khai và nộp phí chưa cao.

Ngoài các công cụ kinh tế, Nhà nước còn có các chế tài xử phạt, cưỡng chế các đối tượng vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường. Trong thời gian gần đây, việc xử phạt hành chính được đẩy mạnh đã có tác dụng nhất định trong việc tăng cường ý thức của các doanh nghiệp.

Công cụ thông tin. Đối tượng của công cụ thông tin trong quản lý và bảo vệ môi trường KCN là người gây ô nhiễm và người chịu tác động của ô nhiễm. Công cụ thông tin một mặt cung cấp thông tin phù hợp cho từng loại đối tượng, một mặt là công cụ để cộng đồng tạo áp lực để các doanh nghiệp thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường. Hiện nay việc phổ biến thông tin về các vấn đề môi trường KCN cho cộng đồng còn chư được chú trọng hoặc chưa kịp thời nên sự tham gia của cộng đồng vào công tác bảo vệ môi trường KCN còn hạn chế. Ngoài ra công cụ thông tin cũng chưa được đầu tư đúng mức về hình thức, phương tiện cũng như nội dung thông tin. Các quy định trong lĩnh vực này còn quá chung chung, chưa đủ cơ sở để triển khai thực tế.

Các công cụ khác. Một số công cụ khác như các hình thức khuyến khích, khen thưởng, quảng bá thương mại, phát triển thị trường mua bán hạn ngạch xả

thải…là những công cụ đắc lực cho bảo vệ môi trường. Thời gian qua, một số doanh nghiệp đã có chú ý việc quảng bá thương hiệu, phát triển sản phẩm thân thiện môi trường. Tuy nhiên, trên phạm vi của một KCN hoặc quy mô quản lý cấp tỉnh thì các công cụ này vẫn chưa được phát triển và cần được chú trọng hơn.

2.5. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÁC KCN TỈNH NINH BÌNH

Năm 2003, KCN Khánh Phú là KCN đầu tiên của tỉnh Ninh Bình được thành lập. Đến nay, sau hơn 10 năm xây dựng và phát triển, tỉnh Ninh Bình đã có 05 KCN được thành lập và đi vào hoạt động là KCN Khánh Phú (351ha), KCN Gián Khẩu (162,1 ha), KCN Tam Điệp (76ha), KCN Phúc Sơn (114ha) và KCN Khánh Cư (52ha). Tổng diện tích đất theo quy hoạch của 5 KCN là 755,1 ha; đất công nghiệp có thể cho thuê 611,4ha; đã có 70 dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư còn hiệu lực, đất công nghiệp đã cho thuê 520,22ha; tổng số vốn đăng ký đạt trên 41.000 tỷ đồng, tỷ lệ vốn đầu tư thực hiện trên vốn đăng ký khá cao (khoảng 70%); các KCN đã cơ bản lấp đầy.

Hàng năm, các doanh nghiệp KCN tạo ra giá trị sản xuất công nghiệp từ 10.000 - 12.000 tỷ đồng/năm; đóng góp vào ngân sách nhà nước từ 600 - 800 tỷ đồng; giải quyết việc làm cho hơn 2 vạn lao động địa phương; môi trường đầu tư trong KCN luôn ổn định, an ninh trật tự được đảm bảo; công tác quản lý môi trường, quản lý lao động, phòng chống cháy nổ có hiệu quả; đời sống công nhân lao động được duy trì ở mức khá.

2.5.1. Về công tác quy hoạch

Theo Đề án điều chỉnh quy hoạch tổng thể các KCN tỉnh Ninh Bình đến năm 2020 mà UBND tỉnh Ninh Bình đã trình Chính phủ, các KCN tỉnh Ninh Bình sẽ bao gồm các KCN hiện tại đã xây dựng là: KCN Khánh Phú, KCN Gián Khẩu, KCN Tam Điệp giai đoạn I hiện hữu (76ha), KCN Phúc Sơn, KCN Khánh Cư (điều chỉnh giảm diện tích còn 52,11ha) và 02 KCN quy hoạch mới tại vùng ven biển Kim Sơn và thị xã Tam Điệp (giai đoạn II) với quy mô mỗi khu khoảng 300 đến 500 ha (Nguyễn Văn Bình, 2014).

2.5.2. Công tác xây dựng hạ tầng các KCN

Thứ nhất, công tác thu hồi đất, bồi thường giải phóng mặt bằng (GPMB) đã được UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức thực hiện theo đúng quy trình, quy định, bồi thường GPMB nhanh, đáp ứng yêu cầu, không để xảy ra thắc mắc, khiếu kiện phức tạp, kéo dài, vượt cấp. Kinh nghiệm GPMB tại KCN

Khánh Phú và Gián Khẩu là thu hồi đất một lần cho cả Khu, chính giải pháp này đã tránh được những phức tạp trong quá trình GPMB xây dựng hai KCN.

Thứ hai, tất cả các KCN đã xây dựng đều được đầu tư bằng vốn ngân sách nhà nước, đây là điểm đặc thù trong xây dựng và phát triển các KCN của tỉnh Ninh Bình. Tổng vốn đầu tư xây dựng hạ tầng 03 KCN (Gián Khẩu, Khánh Phú, Tam Điệp) theo quyết định phê duyệt của UBND tỉnh là 1.767,400 tỷ đồng. Số vốn ngân sách nhà nước đã đầu tư là 1.006,56 tỷ đồng, trong đó có 70 tỷ đồng là vốn của Trung ương, còn lại là vốn ngân sách địa phương. Đây là một số vốn không nhỏ so với một tỉnh còn nhiều khó khăn như tỉnh Ninh Bình. Nhưng với sự quyết tâm của lãnh đạo tỉnh, sự ủng hộ của các bộ, ngành Trung ương, các KCN của tỉnh Ninh Bình đã được xây dựng, từng bước hoàn chỉnh diện mạo, có quy mô lớn.

Thứ ba, về giải pháp đầu tư hạ tầng các KCN ở Ninh Bình cũng có những điểm đặc biệt, đó là phân kỳ, chọn hạng mục thi công, vừa xây dựng vừa kêu gọi, tiếp nhận các dự án đầu tư. Với số vốn từ ngân sách cấp hàng năm, Ban Quản lý các KCN đã chỉ đạo chủ đầu tư, kêu gọi động viên nhà thầu thi công bỏ vốn tập trung thi công các hạng mục chính như san lấp mặt bằng, giao thông, hệ thống thu gom, xử lý nước thải... đáp ứng yêu cầu sử dụng hạ tầng của các dự án đầu tư vào KCN. Ngoài ra, vận dụng kinh nghiệm xây dựng KCN của các địa phương lân cận, phát huy sáng tạo trong thu hút đầu tư, tỉnh Ninh Bình đã sử dụng các nguồn lực của các doanh nghiệp nhằm đảm bảo các điều kiện cấp nước, cấp điện, ngân hàng, thông tin liên lạc.

Với giải pháp đầu tư như trên, mặc dù có hạn chế về nguồn vốn đầu tư nhưng các KCN tỉnh Ninh Bình đã nhanh chóng xây dựng được cơ sở hạ tầng đủ điều kiện kêu gọi thu hút đầu tư lấp đầy KCN, sớm phát huy hiệu quả. (Nguyễn Văn Bình, 2014).

2.5.3. Công tác thu hút đầu tư

Công tác thu hút đầu tư của tỉnh Ninh Bình nói chung và đầu tư tại KCN của tỉnh nói riêng đã được Tỉnh uỷ, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm chỉ đạo, tổ chức thực hiện đạt được kết quả khá tốt. Các chỉ số về tốc độ lấp đầy KCN, chất lượng dự án, tính khả thi và hiệu quả của các dự án KCN ở mức khá so với các KCN trong cả nước và khu vực.

Đến năm 2014, trong các KCN tỉnh Ninh Bình có 70 dự án đầu tư còn hiệu lực, trong đó có 43 dự án đã hoàn thành và đi vào sản xuất kinh doanh; 18 dự án đang triển khai xây dựng; số vốn của các dự án thực hiện đạt 29.813 tỷ đồng trên tổng mức đầu tư đăng ký 41.650 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 71,58%.

Các dự án đầu tư vào KCN tỉnh Ninh Bình phần lớn là các dự án có quy mô lớn, tổng mức đầu tư bình quân một dự án là 595 tỷ đồng, diện tích bình quân/dự án là 7,5ha. Dự án có quy mô lớn nhất và cũng là dự án có tổng mức đầu tư lớn nhất là dự án Nhà máy Đạm Ninh Bình của Tổng công ty Hoá chất Việt Nam, sử dụng 53,1ha đất, số vốn đăng ký đầu tư là 10.673 tỷ đồng; có 05 dự án có vốn đầu tư đạt trên 3.000 tỷ đồng, 09 dự án có vốn đầu tư từ 500 tỷ đồng đến dưới 3.000 tỷ đồng (Nguyễn Văn Bình, 2014).

2.5.4. Hiệu quả sản xuất, kinh doanh của các doanh nghiệp KCN

Hình 2.9. Giá trị sản xuất công nghiệp các KCN tỉnh Ninh Bình giai đoạn 2006 đến 2015.

Nguồn: Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình (2015)

Năm 2006, hai năm sau khi dự án đầu tiên được cấp phép đầu tư, một số dự án trong KCN đã đi vào sản xuất, giá trị sản xuất công nghiệp đạt 547 tỷ đồng, nộp ngân sách 8,5 tỷ đồng, xuất khẩu 0,62 triệu USD.

Đến nay, sau 13 năm thành lập và thu hút đầu tư, doanh thu sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp trong KCN mỗi năm ngày càng tăng cao, năm sau cao hơn năm trước. Nếu năm 2008 giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN đạt 2.268 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 198,8 tỷ đồng, giá trị xuất

khẩu đạt 8 triệu USD thì năm 2013, giá trị sản xuất công nghiệp của các doanh nghiệp KCN tăng cao và đạt 12.000 tỷ đồng, nộp ngân sách đạt 741 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu đạt 236 triệu USD.

Năm 2015 các doanh nghiệp trong các KCN đã khắc phục khó khăn duy trì sản xuất ổn định. Ước doanh thu các doanh nghiệp KCN đạt khoảng 19.214 tỷ đồng (tăng 2,1 lần so với năm 2014); giá trị xuất khẩu ước đạt 456 triệu USD (tăng 2,7 lần so với năm 2014). Một số doanh nghiệp có doanh thu cao, giá trị xuất khẩu lớn như Nhà máy xi măng TheVissai, Nhà máy luyện cán thép chất lượng cao Tam Điệp, Nhà máy may NienHsing KCN Khánh Phú, nhà máy Giầy ADORA KCN Tam Điệp, nhà máy may Đài Loan, Nhà máy may Phoenix…. (Nguyễn Hằng, 2014).

2.5.5. Thu hút lao động và thực hiện chính sách cho người lao động

Trong năm 2012, các KCN thu hút thêm 1.743 lao động vào làm việc, nâng tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN lên 19.635 người (trong đó KCN Gián Khẩu 5.073 lao động, KCN Khánh Phú 6.953 lao động, KCN Tam Điệp 7.609 lao động), thu nhập bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/ tháng/người. tiến hành cấp Giấy phép lao động cho 122 lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN. Đến nay tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 246 lao động, trong đó toàn bộ đã được cấp giấy phép lao động.

Năm 2013 các KCN thu hút thêm 1.884 lao động vào làm việc, nâng tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN lên 21.519 người (trong đó KCN Gián Khẩu 5.318 lao động, KCN Khánh Phú 7670 lao động, KCN Tam Điệp 8531 lao động), thu nhập bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/ tháng/người. Năm 2013 tiến hành cấp Giấy phép lao động cho 40 lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN. Đến nay tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 253 lao động, trong đó toàn bộ lao động làm việc trên 3 tháng đã được cấp giấy phép lao động.

Năm 2014 các KCN thu hút thêm 4.870 lao động vào làm việc, nâng tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN lên 26.389 người (trong đó KCN Gián Khẩu 5.318 lao động, KCN Khánh Phú 7670 lao động, KCN Tam Điệp 8733 lao động), thu nhập bình quân khoảng 2,5 triệu đồng/ tháng/người. Năm 2014 tiến hành cấp Giấy phép lao động cho 44 lao động nước

ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN. Đến nay tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 267 lao động, trong đó toàn bộ lao động làm việc trên 3 tháng đã được cấp giấy phép lao động.

Đến năm 2015 các doanh nghiệp KCN thu hút thêm 829 lao động vào làm việc, nâng tổng số lao động đang làm việc tại các doanh nghiệp trong các KCN lên 27.218 người (trong đó KCN Gián Khẩu 6.700 lao động, KCN Khánh Phú 6.948 lao động, KCN Tam Điệp 10.940 lao động, KCN Phúc Sơn 2.630 lao động), thu nhập bình quân khoảng 3,7 triệu đồng/người/tháng. Cấp mới 164, cấp lại 54 Giấy phép cho lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN. Đến nay tổng số lao động nước ngoài đang làm việc tại các doanh nghiệp KCN là 287 lao động, toàn bộ đã được cấp giấy phép lao động theo đúng quy định (Báo cáo tổng kết công tác Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình, 2013 – 2015).

2.5.6. Công tác đảm bảo an ninh trật tự và phòng chống cháy nổ

- Tháng 02/2015 tại Nhà máy Đạm Ninh Bình xảy ra sự cố cháy chân bó đuốc, Ban đã phối hợp với các cơ quan liên quan giải quyết, đảm bảo an toàn về người và tài sản.

- Tích cực phối hợp với các cơ quan liên quan tăng cường công tác đảm bảo an ninh trật tự tại các KCN, xử lý một số vụ vi phạm tại các doanh nghiệp. Trong năm không xảy ra tình trạng lãn công, đình công tại các doanh nghiệp KCN. (Báo cáo tổng kết công tác Ban quản lý các KCN tỉnh Ninh Bình, 2015)

2.5.7. Khó khăn, hạn chế

- Vốn ngân sách hàng năm bố trí cho KCN Tỉnh còn thiếu so với nhu cầu. - Hạ tầng các KCN chưa đồng bộ gây ảnh hưởng đến thu hút đầu tư và hoạt động của các dự án cũng như công tác quản lý, khai thác hạ tầng KCN.

- Trong thời gian qua mặc dù lãnh đạo tỉnh, các cấp, ngành đã có nhiều cố gắng xúc tiến đầu tư, tỉnh cũng đã ban hành các chính sách khuyến khích ưu đãi đầu tư, nhưng trong thực tế chưa có hiệu quả.

- Công tác quản lý môi trường còn nhiều hạn chế.

2.5.8. Ô nhiễm môi trường tại các KCN

Cũng giống như các địa phương khác, vấn đề ô nhiễm môi trường tại các KCN cũng xảy ra tại tỉnh Ninh Bình. Hiện trong số 5 KCN đã đi vào hoạt động

tại Ninh Bình thì có 2 KCN chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung: KCN Gián Khẩu và KCN Tam Điệp. Tuy nhiên, các KCN này mới thu hút được ít nhà đầu tư và Ban quản lý KCN tỉnh cũng yêu cầu doanh nghiệp phải xử lý trước khi xả thải ra môi trường.

Theo Sở TN&MT Ninh Bình, nguồn thải chính gây ô nhiễm, hủy hoại môi trường lưu vực sông chính là các KCN với tổng lượng nước thải khoảng 10.150 m3/ngày đêm (năm 2015).

Để kiểm soát chặt nguồn thải, Ninh Bình đã coi hoạt động thanh, kiểm tra như một biện pháp “xương sống”để bảo vệ cũng như cải thiện môi trường lưu vực sông. Trong những năm qua, Ninh Bình đã tổ chức, kiểm tra, kiểm soát môi trường định kỳ hàng năm khoảng 40 – 50 đơn vị. Công tác phối hợp giữa các cơ quan Bộ, ngành đặc biệt là Tổng cục Môi trường được triển khai một cách chặt chẽ. Trong năm 2014, đoàn kiểm tra liên ngành của Ninh Bình và Tổng cục Môi trường đã tổ chức thanh, kiểm tra công tác BVMT đối với 27 đơn vị sản xuất kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Kết quả thanh, kiểm tra đã phát hiện và xử lý vi phạm hành chính đối với 16 đơn vị với tổng số tiền phạt lên tới hơn 1,9 tỷ đồng. Ngoài ra, Sở TN&MT Ninh Bình còn thành lập các đoàn kiểm tra liên ngành về BVMT đối với các cảng trên dọc tuyến sông Đáy có nguy cơ ô nhiễm môi trường làm ảnh hưởng tới chất lượng nước tại các con sông.

Với chủ trương bảo vệ môi trường có ý nghĩa cấp thiết với việc phát triển kinh tế - xã hội nâng cao đời sống của người dân, Ninh Bình đã xây dựng nhiều

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 37)