Điều kiện tự nhiên – kinh tế xã hội của KCN Khánh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 58)

4.1.2.1. Điều kiện tự nhiên của KCN

KCN Khánh Phú có diện tích 351 ha nằm trên địa phận các xã phường sau: xã Khánh Phú, Khánh Hòa - huyện Yên Khánh; xã Ninh Phúc và phường Bích Đào – thành phố Ninh Bình. Nằm ở phía Đông Nam thành phố Ninh Bình.

Phía Tây Nam giáp Quốc lộ 10, cách thành phố Ninh Bình 5km về Đông Nam, cách Hà Nội 95km.

Vị trí KCN tiếp giáp với sông Đáy và Quốc lộ 10, tạo điều kiện thuận lợi về đường bộ, đường sông.

KCN tiếp giáp với khu dân cư bên dọc đường Quốc lộ 10, phía khu vực cổng vào.

Phía Đông Bắc KCN giáp với các hộ dân thôn Phú Hào và có 01 nhà thờ đạo (ngăn cách với KCN bằng hệ thống mương điều hòa).

* Khí hậu

Nhiệt độ trung bình năm 2014: - Trung bình cả năm: 27,60C - Tháng cao nhất: 38,80C (tháng 7) - Tháng thấp nhất: 13,70C (tháng 2) Số giờ nắng trung bình năm 2014:

- Trung bình cả năm: 1.408.3 giờ - Tháng cao nhất: 187,4 giờ (tháng 6) - Tháng thấp nhất: 24,3 giờ (tháng 2) Lượng mưa trung bình năm 2014:

-Hàng năm: 1628,8mm/năm

-Tháng nhiều nhất: 270mm/tháng 8 -Tháng ít nhất: 41,35mm/tháng 12

-Số ngày mưa trong năm: 146 (87,9% vào mùa mưa tháng 4 - tháng 10) -Tháng mưa nhiều nhất: tháng 8/20 ngày

Độ ẩm trung bình:

-Tháng nhiều nhất: 90%/tháng 4 -Tháng ít nhất: 80%/tháng 12 Hướng gió thịnh hành:

-Mùa Hè: Đông Nam -Mùa Đông: Đông Bắc -Tốc độ gió: 2,4m/giây

Thời tiết bất thường tại tỉnh Ninh Bình:

-Mùa mưa bão năm 2007, KCN đang trong giai đoạn xây dựng đã chịu ảnh hưởng nặng nề của cơn bão số 1, số 4 và số 5. Đặc biệt là đầu tháng 10/2007, chịu ảnh hưởng của bão số 5.

-Năm 2010 khu vực chịu ảnh hưởng trực tiếp của bão số 1 và ảnh hưởng của hoàn lưu của 2 cơn bão (bão số 2 và bão số 3).

-Năm 2012 chịu ảnh hưởng trực tiếp của cơn bão số 8, gây mưa lớn và ngập úng nhiều nơi, trong đó KCN Khánh Phú có ảnh hưởng.

* Địa hình:

Khu công nghiệp Khánh Phú nằm trên địa bàn xã Yên Khánh – tỉnh Ninh Bình có địa hình đồng bằng thấp ven biển, bằng phẳng và hơi nghiêng theo hướng bắc – nam, bề mặt bị chia cắt mạnh bởi các con sông và đào nhân tạo. Đặc điểm này ảnh hưởng trực tiếp đến sự bố trí rãnh thoát nước và vị trí điểm xả nước thải, nước mưa chảy tràn ra sông của KCN.

* Tài nguyên nước:

+ Nguồn nước mặt: Khá dồi dào thuận lợi cho việc cung cấp nước cấp cho sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và giao thông vận chuyển hàng hóa. KCN có 3 mặt tiếp giáp với sông Đáy ở các hướng Bắc, hướng Đông và hướng Nam. Ngoài ra còn tiếp giáp với sông Vạc – là chi lưu của sông Đáy.

+ Nguồn nước ngầm: Theo kết quả nghiên cứu của liên đoàn II – Cục địa chất Việt Nam năm 1993, nguồn nước của toàn tỉnh Ninh Bình tương đối dồi dào và đa dạng, đảm bảo cung cấp nước cho phát triển công nghiệp, nông nghiệp và sinh hoạt của dân.

4.1.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

Dân cư trong khu vực nghiên cứu chủ yếu là người kinh theo Đạo thiên chúa, nghề nghiệp chính là làm ruộng và chăn nuôi. Nhìn chung, đời sống của

nhân dân trong khu vực còn thấp. Khi KCN triển khai cũng đã thu hút một lực lượng lao động khá lớn của địa phương tạo công ăn việc làm cho người lao động.

* Giao thông

- Giao thông đường bộ:

+ Hiện tại có đường quốc lộ 10, kéo dài từ Kim Sơn đi thị xã Ninh Bình, đi qua phía Nam của khu đất xây dựng KCN, cách KCN 350m.

+ Đường cao tốc từ cầu Giẽ đi Ninh Bình qua Nam Định cắt qua khu đất xây dựng KCN Khánh Phú có chiều rộng 40m lưu không mỗi bên là 50m , phía Tây giáp phần đất cảng ICD, phía Đông giáp phần đất mở rộng của KCN. Đoạn vượt sông Đáy là cầu có tĩnh không 10m. Có tuyến đường cao tốc Cầu Giẽ - Ninh Bình đi ngang qua KCN.

+ Đường nối cảng Khánh Phú và đường Quốc lộ 1A tại Ngã ba Vuông nối đến Quốc lộ 10A (km 141) dài 6km; nằm ở phía Tây Nam của KCN, và cách KCN khoảng 5,5 km.

+ Đường đê bao quanh: Mặt đường rộng 11,25m bao quanh KCN, cao trình đỉnh đường trung bình là (+ 5,5m).

+ Trong mặt bằng KCN Khánh Phú có nhiều đường phục vụ cho việc đi lại và canh tác của nhân dân trong thôn Phú Hào nằm ở phía Đông KCN. - Giao thông đường thủy:

+ Ranh giới phía Tây của KCN là cảng Ninh Phúc. Cảng có thể nhận tàu 3000 tấn theo sông Đáy vào. Tàu thuyền từ Cảng Ninh Phúc đi ra biển qua cửa Lạch đáy, thuận lợi cho việc cung cấp nguyên vật liệu và tiêu thụ sản phẩm đi các tỉnh ven biển Miền Bắc và Miền Trung.

+ Trong KCN Khánh Phú hiện nay đã có cảng Tiến Hưng đã đi vào vận hành rất thuận tiện cho vận chuyển hàng hóa.

- Giao thông đường sắt:

Đường sắt Bắc Nam chạy qua TP. Ninh Bình, cách địa điểm xây dựng 3km về phía Tây. Trong dự án cải tạo đường sắt của Bộ giao thông, ga Ninh Bình sẽ được chuyển dịch về phía thị xã Tam Điệp và có đường sắt ra Cảng của Khu công nghiệp Khánh Phú để vận chuyển xi măng và vật liệu khác.

Hệ thống đường điện:

+ Đường điện 110 KV Nam Định, Ninh Bình cắt qua phía Tây và phía Nam khu đất xây dựng KCN.

+ Đường điện 35 KV nhà máy điện Ninh Bình chạy dọc theo phía Nam của khu đất xây dựng KCN.

+ Nguồn điện xoay chiều 3 pha 4 dây 380V/ 220V, 50Hz (cung cấp cho cảng khô ICD Phúc Lộc.

+ Hiện tại trong KCN đã xây dựng xong trạm biến thế 110 KV phục vụ cho các nhà đầu tư trong KCN

Hệ thống cấp thoát nước:

- Cấp nước: Nhà máy cấp nước sạch Thành Nam (nhà đầu tư thứ phát) có công suất 20.000 m3/ngày đêm phục vụ cho các nhà đầu tư trong KCN và khu vực dân cư xung quanh.

- Thoát nước: Hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn bao gồm: Hệ thống thoát nước mưa và hệ thống thoát nước thải.

+ Hệ thống thoát nước mưa khu vực bao gồm hệ thống các tuyến rãnh thoát nước mưa dọc theo các tuyến đường, các cống qua đường và hệ thống mương điều hòa xung quanh KCN, có tiết diện hình thang, đáy rộng từ 5-10m, chiều sâu trung bình 0,8-1,0m chảy về trạm bơm nước thoát của vùng ở phía Bắc KCN Khánh Phú. Trạm bơm nước gồm 12 máy bơm, công suất mỗi máy là 1.200 m3/h, tổng công suất là 14.400 m3/h, trạm bơm này bơm nước vượt qua tuyến đê ra sông Đáy. Ngoài ra, tuyến mương tiêu còn có cửa xả ra sông Vạc (ở phía Tây Nam KCN), nơi có cao độ mực nước thấp hơn sông Đáy, bình thường lượng nước thoát khu vực chảy ra sông Vạc, khi lượng mưa lớn thì sẽ đóng phay để ngăn nước chảy vào KCN và bơm cưỡng bức ra sông Đáy.

+ Hệ thống thoát nước thải: Hệ thống nước thải sản xuất và sinh hoạt tại các nhà máy được xử lý cục bộ rồi chảy về trạm xử lý bằng ống BTCT (ống tròn miệng bát đặt tại nhà máy đặt dốc theo địa hình khoảng từ 0,3% đến 0,5%). Nước thải chảy về trạm xử lý nước thải đặt ở phía Nam KCN.

Dân cư

* Khu tái định cư: Khu tái định cư (khu dãn dân) nằm ở phía Tây Nam của KCN cách KCN khoảng 0,5 km với diện tích 2,5 ha.

Hình 4.1. Sơ đồ vị trí KCN Khánh Phú

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) hiện trạng môi trường khu công nghiệp khánh phú, xã khánh phú, huyện yên khánh, tỉnh ninh bình (Trang 53 - 58)