Điều kiện kinh tế xã hội

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội huyện Thanh Oai, thành phố Hà Nội

4.1.2.Điều kiện kinh tế xã hội

4.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

toàn diện, duy trì được mức tăng trưởng kinh tế ngang với mức bình quân chung của cả nước, góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế - xã hội, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.

Tổng giá trị sản xuất tăng nhanh năm 2014 đạt 8.749,7 tỷ đồng; đến năm 2018 đạt 13.153,6 tỷ đồng tăng gấp 1,5 lần so với năm 2014. Thu nhập bình quân đầu người năm 2014 đạt 15,7 triệu đồng, đến năm 2018 đạt 27,541 triệu đồng/người/năm. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai giai đoạn năm 2014 – 2018 được thể hiện qua bảng 4.1.

Bảng 4.1. Giá trị, cơ cấu kinh tế huyện Thanh Oai giai đoạn 2014 - 2018 STT Chỉ tiêu ĐVT Năm 2014 Năm 2015 Năm 2016 Năm 2017 Năm 2018

1 Tổng GTSX đồng Tỷ 8.749,7 9.498,1 10.765,4 11.831,0 13.153,6 1.1 Nông nghiệp Tỷ đồng 2.183,4 2.222,3 2.119,1 2.268,8 2.253,1 1.2 Côngnghiệp - TTCN Tỷ đồng 3.736,6 4.049,2 5.493,1 6.269,9 6.869,0 1.3 Dịch vụ đồng Tỷ 2.829,7 3.226,6 3.153,2 3.292,3 4.031,5 2 Cơ cấu kinh tế % 100,00 100,00 100,00 100,00 100,00

2.1 Nông nghiệp % 24,95 23,40 19,68 19,17 17,13 2.2 Công nghiệp - TTCN % 42,71 42,63 51,03 53,00 52,22 2.3 Dịch vụ % 32,34 33,97 29,29 27,83 30,65

Nguồn: Chi Cục thống kê huyện Thanh Oai (2019) Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế của huyện Thanh Oai đã có sự chuyển dịch quan trọng theo hướng tích cực, giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp - thủy sản, tăng tỷ trọng các ngành công nghiệp - xây dựng và dịch vụ - thương mại - du lịch, đồng thời phát huy lợi thế trong từng ngành, lĩnh vực. Năm 2014, tỷ trọng ngành nông nghiệp chiếm 24,95%, đến năm 2018 giảm xuống còn 17,13%; tỷ trọng công nghiệp - xây dựng tăng lên 52,22%, tỷ trọng ngành dịch vụ - thương mại - du lịch tăng lên 30,65%. Tỷ trọng các ngành phi nông nghiệp tăng lên, tạo ra sự thay đổi đáng kể trong cơ cấu kinh tế. Bước đầu đã hình thành một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm quan trọng tạo động lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

4.1.2.2. Dân số

Dân số năm 2018 đều hoàn thành kế hoạch Thành phố. Với 21 đơn vị hành chính cấp xã, tính đến tháng 12 năm 2018, toàn huyện có 46.305 hộ với 176.336 nhân khẩu. Mật độ dân số bình quân là 1.212 người/km2, thấp hơn so với bình quân chung của toàn thành phố Hà Nội, chính vì vậy sức ép về nhà ở, việc làm và một số vấn đề xã hội khác trên địa bàn huyện không thực sự là vấn đề bức xúc như một số quận, huyện khác của Thủ đô đang gặp phải. Hiện trạng dân số huyện Thanh Oai năm 2018 được thể hiện ở bảng 4.2.

Bảng 4.2. Hiện trạng dân số huyện Thanh Oai năm 2018 TT Đơn vị Hành chính Diện tích (ha) Dân số Mật độ dân số (người/km2) Tổng số hộ Quy mô hộ (người/hộ) 1 Thị trấn Kim Bài 432,27 5.849 1.353 1.669 3,50 2 Xã Cự Khê 579,07 5.595 966 1.494 3,74 3 Xã Bích Hòa 512,05 8.358 1.632 2.275 3,67 4 Xã Cao Viên 718,97 16.811 2.338 4.326 3,89 5 Xã Thanh Cao 463,94 9.469 2.041 2.556 3,70 6 Xã Bình Minh 672,55 11.217 1.667 2.913 3,85 7 Xã Mỹ Hưng 632,97 5.818 919 1.592 3,65 8 Xã Thanh Thùy 530,93 6.923 1.303 1.976 3,50 9 Xã Tam Hưng 1.105,77 10.384 939 2.845 3,65 10 Xã Thanh Mai 549,77 8.803 1.601 2.383 3,69 11 Xã Kim An 311,14 3.464 1.113 875 3,96 12 Xã Kim Thư 300,46 5.381 1.790 1.445 3,72 13 Xã Phương Trung 481,44 16.129 3.350 3.943 4,09 14 Xã Đỗ Động 632,90 5.353 845 1.362 3,93 15 Xã Thanh Văn 664,89 5.509 828 1.052 5,24 16 Xã Dân Hòa 517,05 8.582 1.659 2.308 3,72 17 Xã Cao Dương 445,68 9.885 2.217 2.157 4,58 18 Xã Xuân Dương 356,92 5.428 1.520 1.385 3,92 19 Xã Hồng Dương 987,89 10.788 1.092 2.938 3,67 20 Xã Tân Ước 870,17 8.404 965 2.529 3,32 21 Xã Liên Châu 618,73 8.186 1.323 2.282 3,59 Tổng số 12.385,56 176.336 46.305

4.1.2.3. Cơ sở hạ tầng

a. Giao thông

* Hệ thống giao thông đường bộ:

- Đường trục phát triển phía Nam thành phố Hà Nội: Tuyến đường có tổng chiều dài 41,5 km, nối từ Hà Đông đi xuyên qua các huyện Thanh Oai, Ứng Hòa, Phú Xuyên và kết nối với Quốc lộ 1A đoạn dưới Cầu Giẽ tại xã Châu Can, huyện Phú Xuyên. Đây là tuyến đường quan trọng, khi hoàn thành sẽ đáp ứng yêu cầu phục vụ nhu cầu đi lại của người dân, giảm tải cho tuyến Quốc lộ 21, kết nối với Quốc lộ 1, liên thông với đường vành đai 4, đường Lê Trọng Tấn, kết nối giao thông thuận lợi đi Hải Phòng, Quảng Ninh và đi các tỉnh phía Nam.

- Quốc lộ: Tuyến quốc lộ 21B quốc lộ chạy qua các xã Bích Hòa, Bình Minh, thị trấn Kim Bài, Kim Thư, Phương Trung, Dân Hòa, Hồng Dương. Tuyến đường này đã được nâng cấp cải tạo đạt tiêu chuẩn đường cấp III đồng bằng, có vai trò rất quan trọng đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội, an ninh quốc phòng của huyện.

- Đường tỉnh lộ: Đường tỉnh lộ 427 đoạn qua huyện Thanh Oai có chiều dài 8 km, từ ngã ba Bình Đà qua các xã Bình Minh, Tam Hưng, Thanh Thùy, đường đạt tiêu chuẩn đường cấp V đồng bằng. Đây là tuyến trục giao thông từ quốc lộ 21B nối Thanh Oai với Thường Tín có ý nghĩa quan trọng đối với kinh tế xã hội của Thanh Oai. Ngoài ra, trên địa bàn huyện còn có đường tỉnh 429 chạy qua với chiều dài khoảng 5 km từ ngã tư Vác (xã Dân Hòa) chạy về hướng Tây nối vào tuyến đê tả sông Đáy đến ranh giới Thanh Oai - Ứng Hòa (xã Xuân Dương).

- Đường cấp huyện gồm 18 tuyến đường có tổng chiều dài 372 km, trong đó có 32 km đường rải nhựa, 340 km đường bê tông xi măng.

b. Thuỷ lợi

- Hệ thống đề điều: Hệ thống đê ở Thanh Oai gồm 2 loại là đê cấp 1 và đê nội đồng. Đê cấp 1 gồm đê tả Đáy do trung ương quản lý chạy dọc phía tây huyện, xây dựng từ năm 1971. Mái đê, chân đê được tu bổ thường xuyên hàng năm nên ít xảy ra sự cố sụt lún vào các mùa mưa bão. Đê nội đồng sông Nhuệ gồm đoạn 1, đoạn 2; đê 2 sông cụt Thạch Nham, Thanh Thùy và đê sông Vân Đình. Nếu mức nước sông Nhuệ trên báo động cấp III (+4,7 m) kéo dài nhiều đoạn đê sẽ bị sụt sạt, ở những chỗ có phía đồng có nhiều thùng sâu, cần kiểm tra xử lý kịp thời.

c. Giáo dục - đào tạo

Thanh Oai có 03 trường Trung học phổ thông, gồm Nguyễn Du, Thanh Oai A, Thanh Oai B. Huyện có 25 trường Trung học cơ sở; 56 trường tiểu học; 100% các xã, thị trấn có trường mầm non, lớp mẫu giáo. Đội ngũ cán bộ quản lý, giáo viên được kiện toàn, nâng cao chất lượng. Số lượng giáo viên của các bậc học ngày một tăng cường cả về số lượng và chất lượng. Năm 2018, tỷ lệ học sinh tốt nghiệp PTTH đạt 77%, học sinh tốt nghiệp tiểu học đạt 95,3%, tốt nghiệp THCS đạt 97,5%. Hệ thống trang thiết bị cũng được tăng cường, ngoài thiết bị được cấp theo quy định, huyện còn đầu 33,87 tỷ đồng để cải tạo nâng cấp các trường và đã có 4 trường THCS công nhận đạt chuẩn quốc gia: Dân Hòa, Hồng Dương, Tam Hưng, Bình Minh.

d. Văn hoá, thể thao,thông tin

Công tác quản lý nhà nước về hoạt động văn hoá được tăng cường, các dịch vụ văn hoá hoạt động đúng pháp luật, phong trào xây dựng làng văn hoá được triển khai đồng đều trên các địa phương, đơn vị. Kết quả năm 2016 huyện vinh dự được đón nhận 8 bằng di tích lịch sử văn hoá, trên toàn huyện có 35.925 hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá, có 5 làng, 7 cơ quan, đơn vị đạt danh hiệu làng, cơ quan văn hoá nâng tổng số làng, cơ quan đơn vị đạt danh hiệu văn hoá lên 58 làng, 74 cơ quan, đơn vị.

Trong năm 2018, huyện đã tổ chức 18 giải thi đấu thể thao với 3.087 vận động viên tham gia. Tham gia 10 giải thi đấu thể thao ở tỉnh, thành phố đạt 7 huy chương vàng, 7 huy chương bạc, 10 huy chương đồng. Thành lập mới 11 câu lạc bộ thể dục thể thao nâng tổng số trên toàn huyện là 71 câu lạc bộ. Phong trào thể dục, thể thao của huyện trong những năm qua đã có nhiều tiến bộ, từng bước được mở rộng và phát triển góp phần vào nâng cao đời sống tinh thần của người dân.

e. Y tế

Công tác y tế chăm sóc sức khoẻ ban đầu cho nhân dân trong huyện được tăng cường với hệ thống mạng lưới y tế cơ sở khá hoàn thiện. Ở hầu hết các xã, thị trấn trong huyện đã có đội ngũ y, bác sỹ. Trên địa bàn huyện có 1 bệnh viện huyện, 1 phòng khám đa khoa, 100% xã có trạm y tế xã.

Tuy nhiên, cán bộ y tế làm y, bác sỹ còn ít với chủ yếu là y tá và nữ hộ sinh, 100% trạm y tế xã có đủ giường bệnh; 100% trạm y tế xã có trang thiết bị

chuyên môn từ tối thiểu đến hoàn thiện.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 49 - 54)