Giải pháp về chính sách

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)

Phần 4 Kết quả và thảo luận

4.4.4. Giải pháp về chính sách

Theo quy định của pháp luật, một trong các điều kiện để người sử dụng đất thực hiện quyền chuyển đổi, chuyển nhượng, cho thuê, cho thuê lại, thừa kế, tặng cho quyền sử dụng đất; thế chấp, bảo lãnh, góp vốn bằng quyền sử dụng đất là phảicó GCNQSDĐ. Vì vậy, cần đẩy nhanh và sớm hoàn thành công tác GCNQSDĐ để người sử dụng đất dễ dàng thực hiện các QSDĐ.

Để bảo đảm quyền lợi của người sử dụng đất, yêu cầu pháp luật về đất đai phải ngày càng chặt chẽ, rõ ràng hơn đối với người sử dụng đất và bắt buộc người sử dụng đất phải thực hiện đăng ký với cơ quan nhà nước khi thực hiện các quyềncủa người SDĐ. Trên thực tế tại huyện Thanh Oai, đối với các trường hợp không thực hiện kê khai, nhất là về cho thuê QSDĐ, UBND huyện và cơ quan thuế cần có các chế tài quy định xử phạt hành chính theo các mức độ khác nhau để tăng cường việc quản lý đất đai và nhằm hạn chế thất thu thuế cho nhà nước.

Về việc thu tiền sử dụng đất:Bổ sung, sửa đổi chính sách thu tiền sử dụng

đất trong các trường hợp hộ gia đình, cá nhân chuyển mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp. Trong trường hợp này họ không phải nộp tiền sử dụng đất cho Nhà nước bằng chênh lệch giữa giá đất ở hoặc đất phi nông nghiệp với giá đất nông nghiệp, mà được hưởng toàn bộ giá trị quyền sử dụng đất. Trong những năm gần đây, việc chuyển mục đích sử dụng đất từ đất nông nghiệp sang đất ở tại quận diễn ra khá nhiều. Song hầu hết các trường hợp đều giải quyết chậm, gây khó khăn cho người dân có nhu cầu thực hiện QSDĐ của mình. Nguyên nhân một mặt là do chính sách pháp luật thay đổi thường xuyên, thẩm quyền thụ lý và thẩm tra hồ sơ phân nhiều phòng chuyên môn, không tập trung, còn rườm rà (Phòng Tài nguyên & Môi trường - Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất; kiểm tra, xác định chỉ giới quy hoạch; phòng Tài chính - Kế hoạch hoàn thiện chính sách thuế - họp thông qua Hội đồng định giá…). Mặt khác giá đất tính nộp tiền sử dụng đất áp dụng quá cao, gần sát giá thị trường. Chính vì vậy, nhiều người dân chỉ làm công việc nhà nông, kinh doanh nhỏ lẻ không đủ tiền SDĐ để nộp vào ngân sách. Tiền thuế, phí và lệ phí khi thực hiện chuyển quyền sử dụng đất còn khá cao.

Cũng giống như các địa phương khác, các văn bản quy định pháp luật liên quan đến việc thực hiện các quyền của người sử dụng đất vẫn là yếu tố

ảnh hưởng nhiều nhất đến việc thực hiện QSDĐ. Hiện nay, cùng với sự phát triển chung của đất nước, các quan hệ xã hội ngày càng phức tạp theo; nhiều chủ thể sử dụng đất mới xuất hiện; nhiều mục đích, nhu cầu SDĐ mới được hình thành.

Mặc dù các văn bản pháp luật liên tục được sửa đổi bổ sung để phù hợp với tình hình SDĐ hiện tại song chính việc liên tục ban hành các văn bản mới đã kéo theo nhiều hạn chế về sự quá tải và chồng chéo, gây nhiều phiền hà cho người dân và khó khăn cho cơ quan nhà nước trong việc thực hiện. Vì vậy, việc kiểm tra rà soát lại hệ thống văn bản, thống nhất nội dung và hủy bỏ những nội dung chồng chéo là rất cần thiết.

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện các quyền sử dụng đất trên địa bàn huyện thanh oai, thành phố hà nội (Trang 99 - 101)