Tình hình thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ của nhà nước khi thu hồi đất

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46)

CỦA NHÀ NƯỚC KHI THU HỒI ĐẤT CỦA VIỆT NAM HIỆN NAY 2.5.1. Cả nước

Ở nước ta, các quy định của pháp luật về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư ngày càng phù hợp hơn với yêu cầu của thực tế cũng như yêu cầu của các quy luật kinh tế. Sự quan tâm tới lợi ích của những người bị thu hồi đất được cụ thể hóa ngay trong Luật đất đai năm 2013, ngoài ra các Nghị định 43/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật đất đai; Nghị định 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất; số 44/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 quy định về giá đất cũng thể hiện sự quan tâm đặc biết đối với người bị thu hồi đất và tính minh bạch trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Vì thế, công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trong thời gian qua đã đạt được các kết quả khá khả quan, thể hiện trên một số khía cạnh chủ yếu sau:

Về đối tượng được bồi thường, hỗ trợ, tái định cư: ngày càng được xác định đầy đủ chính xác, phù hợp với tình hình thực tế của đất nước, giúp cho công tác quản lý đất đai của Nhà nước được nâng cao, người nhận bồi thường, hỗ trợ cũng thấy thỏa đáng.

Về mức bồi thường, hỗ trợ: ngày càng cao tạo điều kiện cho người dân bị thu hồi đất có thể khôi phục lại tài sản bị mất. Một số biện pháp hỗ trợ đã được bổ sung và quy định rất rõ ràng, thể hiện được tinh thần đổi mới của Đảng và Nhà nước nhằm giúp cho người dân ổn định về đời sống và sản xuất.

Về trình tự thủ tục tiến hành: bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đã được tiến hành theo trình tự thủ tục ngày càng chặt chẽ, tối giản, giải quyết được nhiều vướng mắc trong khi tiến hành thu hồi đất giúp cho các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện công tác bồi thường, tái định cư đạt hiệu quả.

Áp dụng tại các địa phương: bên cạnh việc thực hiện các quy định của Luật Đất đai năm 2013, các Nghị định hướng dẫn thi hành, đã dựa trên sự định hướng chính sách của Đảng và Nhà nước, tình hình thực tế tại địa phương để ban hành các văn bản pháp luật áp dụng cho địa phương mình, làm cho công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư được thực hiện hợp lý và đạt hiệu quả cao hơn. Do vận dụng các chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư thỏa đáng nên việc thu

hồi đất đã tiến hành khá thuận lợi, mặc dù vẫn còn những khiếu nại nhưng con số này ít và không gây trở ngại đáng kể trong quá trình thực hiện.

Việc nhận thức về tầm quan trọng, ý nghĩa cũng như tính chất phức tạp của vấn đề thu hồi đất, tái định cư của các nhà quản lý, hoạch định chính sách, của chính quyền địa phương được nâng lên. Chính phủ đã có nhiều nỗ lực để tạo điều kiện vật chất và kỹ thuật trong việc bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Đội ngũ cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư có năng lực và có nhiều kinh nghiệm ngày càng đông đảo. Sự chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn của công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư giữa các bộ, ban, ngành có các dự án đầu tư ngày càng được mở rộng và có hiệu quả.

Nhờ bổ sung, sửa đổi các quy định pháp luật về phương pháp tổ chức, về năng lực cán bộ thực thi thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư, tiến độ giải phóng mặt bằng trong các dự án đầu tư gần đây đã được rút ngắn hơn so với các dự án cũ, góp phần giảm bớt tác động tiêu cực khi tiến hành thu hồi đất. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã giúp cho đất nước ta xây dựng cơ sở vật chất, phát triển kết cấu hạ tầng, xây dựng khu chế xuất, khu công nghiệp, khu công nghệ cao, các dự án trọng điểm của Nhà nước, cũng như góp phần chuyển đổi cơ cấu nền kinh tế, ổn định đời sống sản xuất cho người dân có đất bị thu hồi.

2.5.2. Thành phố Đà Nẵng

Ngày 14/3/2015, UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Quyết định số 06/2015/QĐ-UBND về việc ban hành quy định về trình tự, thủ tục thu hồi đất và bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.

- Để công tác GPMB, bồi thường, hỗ trợ, TĐC thực hiện đúng quy định, Thành phố giao cho Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng thường xuyên tổ chức tập huấn và triển khai các Quyết định của UBND thành phố và có hướng dẫn cụ thể cho các đơn vị thực hiện.

- Thành phố cũng đã có những vận dụng cụ thể phù hợp với tình hình sử dụng đất thực tế tại địa phương, tập quán sinh sống của người dân từng vùng để đáp ứng nhu cầu, nguyện vọng của nhân dân trên cơ sở đảm bảo sự công bằng, khách quan và có tính chất động viên, khuyến khích người bị thu hồi đất nhanh chóng thực hiện giải tỏa, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ.

- Thường hỗ trợ đối với những hộ bàn giao mặt bằng sớm, đúng tiến độ. - Đối với người dân sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất, ngoài việc được bồi thường, hỗ trợ về đất, cây cối, hoa màu còn được hỗ trợ tiền chuyển đổi nghành nghề, tạo điều kiện học nghề mới hoặc chuyển sang nghề khác.

- Thành phố Đà Nẵng luôn chú trọng công tác tái định cư đối với các hộ giải tỏa, lãnh đạo UBND thành phố thường xuyên đôn đốc để đẩy nhanh việc giao đất tái định cư cho các hộ giải tỏa.

Hầu hết các dự án trên địa bàn thành phố đều do các Ban giải tỏa bồi thường thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định của UBND thành phố. Do đó công tác giải tỏa bồi thường được chuyên môn hóa nên các chính sách giả tỏa bồi thường được quán triệt đầy đủ và nhất quán đối với tất cả các dự án. Nhờ vậy, việc thực hiện giải tỏa bồi thường được công bằng, nhanh chóng và giảm tình trạng khiếu kiện.

Từ sau khi Luật Đất đai năm 2003 đến 31/12/2013, thành phố đã thực hiện việc thu hồi đất để giao đất và cho thuê đất tổng cộng 803 dự án với tổng diện tích 13.827,74 ha. Trong đó giao đất 652 dự án với diện tích 9.558,33 ha; cho thuê đất 151 dự án với diện tích 4.269,4 ha. Đặc biệt đã chuyển mục đích sử dụng trên 300,0 ha đất quốc phòng để giao cho các dự án phục vụ phát triển kinh tế -xã hội của thành phố để sử dụng có hiệu quả hơn.

Một số dự án trong quá trình triển khai thực hiện, do tình hình thực tế về năng lực của chủ đầu tư cũng như sự điều chỉnh quy hoạch chung của thành phố cho phù hợp và sử dụng đất có hiệu quả hơn, UBND thành phố đã điều chỉnh chủ đầu tư hoặc có kế hoạch triển khai theo từng giai đoạn của dự án. Thành phố đã đầu tư xây dựng 242 khu, điểm dân cư với tổng diện tích được phê duyệt là 3.658,63 ha (đã đưa vào sử dụng hơn 1000,0 ha).

- Công tác bố trí TĐC: Thành phố đã bố trí 4.690 lô đất TĐC thực tế cho các hộ giải tỏa đã bàn giao mặt bằng, trong đó: có 548 lô bố trí cho các hộ bàn giao mặt bằng từ năm 2008 trở về trước; 1.531 lô bố trí cho các hộ bàn giao mặt bằng trong năm 2009, như vậy đã hoàn thành công tác bố trí TĐC cho những hộ dân bàn giao mặt bằng năm 2008 - 2009; đã bố trí 1.196 lô cho các hộ bàn giao mặt bằng năm 2010, bố trí 1.405 lô cho các hộ bàn giao mặt bằng từ 01/01/2012. Đã đưa vào sử dụng 17 khu chung cư với 2.125 căn hộ và 1 khu chung cư đang trong giai đoạn hoàn thành. Tuy nhiên trong quá trình triển khai vẫn còn một

- Công tác giải quyết việc làm cho con em nông dân sau khi bị thu hồi hết đất chưa giải quyết được một cách triệt để và cơ bản vì việc đào tạo nhân lực đáp ứng yêu cầu cho các cơ sở sản xuất công nghiệp còn hạn chế và đặc biệt là lao động trên 40 tuổi còn gặp nhiều khó khăn.

- Công tác giải quyết TĐC (đất, nhà) cho những hộ giải tỏa vẫn còn chưa kịp thời nên nhiều hộ giao mặt bằng mà vẫn chưa có đất TĐC để làm nhà ảnh hưởng đến đời sống và sinh hoạt của người bị giải tỏa thu hồi đất, đồng thời việc giao đất TĐC còn nặng về phong tục, tập quán, sở thích và nhu cầu. Do vậy không nên quy định bắt buộc trong luật là phải có đất TĐC mà tùy thuộc vào tình hình địa điểm của từng địa phương mà có quy định cụ thể cho phù hợp.

- Việc thỏa thuận giữa chủ đầu tư và người có đất bị thu hồi theo quy định của pháp luật là khó thực hiện vì pháp luật cần quy định cụ thể hơn khi mà giá trị bồi thường đã sát thị trường mà người sử dụng đất không chấp nhận thì cần có cơ quan Tài phán hoặc Tòa án phán quyết sự việc làm căn cứ thực hiện.

- Nhìn chung tại các địa phương thì chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất còn thấp, chưa đủ để quản lý chặt việc giao đất, cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, cũng như chưa đóng được vai trò điều tiết quỹ đất trong quá trình đầu tư phát triển thị trường bất động sản; là do còn chồng chéo với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, chưa gắn kết với quy hoạch xây dựng đô thị (UBND thành phố Đà Nẵng, 2015).

2.5.3. Thành phố Hồ Chí Minh

Ngày 15/5/2015, UBND thành phố Hồ Chí Minh đã ban hành quyết định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.

Chính sách về bồi thường giải phóng mặt bằng của thành phố Hồ Chí Minh đã có sự phân chia rõ ràng, bồi thường, hỗ trợ cho từng loại đối tượng, từng loại đất phù hợp như: Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp (trừ đất ở) của hộ gia đình, cá nhân; Bồi thường, hỗ trợ đối với đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp của tổ chức; Bồi thường đối với đất phi nông nghiệp là đất ở; Bồi thường, hỗ trợ đối với trường hợp sử dụng đất có nhà ở nhưng không có giấy tờ hoặc có giấy tờ là đất nông nghiệp; Bồi thường khi diện tích còn lại nhỏ quy chuẩn xây dựng; Bồi thường đất ở đối với những người đang đồng quyền sử dụng đất và nhà chung cư, nhà ở tập thể nhiều hộ, nhiều tầng…

Thực hiện công tác bồi thường giải phóng mặt bằng thành phố đã chỉ đạo các quận, huyện thành lập Ban chỉ đạo công tác quy hoạch, bồi thường, TĐC và các bộ phận thường trực đã đi vào hoạt động có hiệu quả.

Hạn mức đất ở để bồi thường: Đối với đất ở trong hạn mức, tùy thời điểm sử dụng đất ở sẽ được miễn trừ nghĩa vụ tài chính hoặc trừ đi 20%, 40%, 100% tiền sử dụng đất phải nộp theo quy định khi hợp thức hóa; Đối với đất ở vùng đô thị mới, hoặc đất ở của hộ gia đình có khuôn viên rộng, trong đó đất nông nghiệp, lâm nghiệp thì tính bồi thường theo Thông tư số145/2007/TT-BTC ngày 06/12/2007 của Bộ Tài chính, ngoài ra nếu đất ở có diện tích lớn hơn hạn mức diện tích đất ở để bồi thường theo quy định của dự án có thêm một mức giá bồi thườngbằng đơn giá đất ở để tính bồi thường tại thửa đất này trừ đi 100% tiền sự dụng đất phải nộp theo quy định. Như vậy, đối với trường hợp này, Thành phố Hồ Chí Minh xác định có 3 mức giá bồi thường cho thửa đất có nhiều loại đất.

- Đối với nhà chung cư, nhà tập thể có nhiều hộ nhiều tầng sử dụng: Chính phủ và Bộ Tài Chính không quy định những thành phố vận dụng để tạo điều kiện cho người bị thu hồi có điều kiện để tạo lập nơi mới. Tổng cộng mức bồi thường hỗ trợ lớn hơn 100% đơn giá đất ở được phân bố: hộ tầng trệt phân bố 70% đơn giá đất, hộ ở lầu 1 phân bố 50%, lầu 2 phân bố 40%, từ lầu 3 trở lên phân bố thấp nhất là 30%, riêng đối với nhà ở thuê của nhà nước thì hỗ trợ bằng 60% đơn giá đất ở để tính bồi thường.

- Cách xử lý diện tích sau khi thu hồi còn dưới 40m2/hộ: nguyên tắc chung là bồi thường và thu hồi toàn bộ để đảm bảo quy chuẩn quy hoạch xây dựng đô thị. Tuy nhiên có xem xét giả quyết các yêu cầu được tiếp tục sử dụng phần diện tích này theo đặc điểm của từng vị trí khu vực đất, khuyến khích việc chuyển nhượng, chuyển đổi hộ lân cận, Nhà nước thu hồi, bồi thường và cho người bị thu hồi thuê lại…

Trong năm 2012 tổng số dự án trên địa bàn thành phố là 890 với diện tích thu hồi 11.640 ha, số tổ chức và hộ gia đình bị ảnh hưởng là 115.000, số hộ cần bố trí tái đinh cư trên 17.000 hộ. Trong đó, đã hoàn thành xong 321 dự án, bàn giao đất cho 45 dự án, bàn giao trên 9.800 ha đất, chi trả trên 1.900 tỷ đồng cho trên 38.100 hộ dân, bố trí TĐC cho trên 1.136 hộ (UBND Thành phố Hồ Chí Minh, 2013).

2.5.4. Thành phố Hà Nội

Hà Nội là địa phương đi đầu “Quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố”. Ngày 20/6/2014, UBND Thành phố ban hành Quyết định số 23/2014/QĐ-UBND về quy định các nội dung thuộc thẩm quyền của UBND Thành phố Hà Nội do Luật Đất đai 2013 và các Nghị định của Chính phủ giao cho về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn thành phố Hà Nội. Theo đó, UBND Thành phố ủy quyền cho UBND cấp huyện phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư cho tổ chức, hộ gia đình, cá nhân đối với các trường hợp UBND Thành phố ra quyết định thu hồi đất; ủy quyền cho sở Xây dựng quyết định phê duyệt giá bán nhà ở chung cư tái định cư cho từng tầng, loại nhà, theo vị trí cụ thể đảm bảo cân đối với chính sách giá bồi thường, hỗ trợ đất tại nơi thu hồi đất.

Quy định này nêu rõ các nội dung như: bồi thường đất; bồi thường, hỗ trợ về tài sản; các chính sách hỗ trợ khác; tái định cư; trình tự, thủ tục thực hiện bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Quy định cũng nêu rõ trách nhiệm của các tổ chức làm nhiệm vụ bồi thường, giải phóng mặt bằng; trách nhiệm của UBND các huyện và xã và trách nhiệm của các sở, ngành Thành phố. Trong đó, Thanh tra Thành phố được giao tổ chức xác minh, kết luận, giải quyết các đơn thư khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan đến công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất theo quy định của Luật Khiếu nại, Luật Tố cáo; đồng thời đôn đốc UBND cấp huyện, các sở, ngành có liên quan trong việc giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo có liên quan đến bồi thường, hỗ trợ, tái định cư.

Tính đến năm 2016, số dự án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư trên toàn thành phố Hà Nội là 1.125 (gấp 3 lần cùng kỳ năm trước), với quy mô thu hồi đất trên 15.000 ha (gấp 4,5 lần cùng kỳ năm trước), phạm vi thu hồi liên quan đến hơn 270.000 tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, với số hộ cần bố trí tái định cư trên 25.000 hộ. Trong đó, đã hoàn thành xong 300 dự án, hoàn thành và bàn giao một phần

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 46)