Đánh giá chung công tác bồi thường, hỗ trợ tái định cư 02 Dự án

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 108)

4.3.7.1. Công tác bồi thường tại 02 Dự án

*Việc xác định đối tượng và điều kiện bồi thường

Khi tiến hành thực hiện phương án bồi thường, hỗ trợ và TĐC cuả 2 dự án, Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và TĐC, Ban bồi thường hỗ trợ và tái định cư huyện đã xem xét kỹ hồ sơ pháp lý, xác định cụ thể nguồn gốc sử dụng đất và đối tượng sử dụng đất để thực hiện bồi thường, hỗ trợ. Kết quả việc xác định đối tượng và điều kiện bồi thường: 100% số hộ gia đình có đất ở và nông nghiệp và các tổ chức bị thu hồi đất nhất trí với cách xác định đối tượng được bồi thường của Hội đồng GPMB.

Từ kết quả trên cho thấy công tác xác định đối tượng và điều kiện bồi thường của Huyện đã được thực hiện rất tốt, công tác này cần tiếp tục phát huy cho các Dự án tiếp theo.

* Giá đất tính bồi thường, hỗ trợ:

khung giá các loại đất do Chính phủ quy định nhưng vẫn thấp hơn so với giá chuyển nhượng thực tế trên thị trường từ 8,9 đến 14,8 lần (tương ứng từ 1.065.000 đồng/m2 đến 1.865.000 đồng/m2). Dù vậy, cùng với chính sách hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề nghiệp, tạo việc làm và các khoản hỗ trợ khác cùng với việc tuyên truyền mục đích ý nghĩa của dự án và chính sách khác hỗ trợ khác của chủ đầu tư, việc bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất nông nghiệp đã được người dân đồng tình, ủng hộ.

Giá bồi thường về tài sản: Nhìn chung mức giá bồi thường về tài sản áp dụng đối với 02 dự án là phù hợp với giá thực tế tại thời điểm thu hồi đất. Tuy nhiên chủ yếu các công trình, tài sản của các hộ do xây dựng không đúng với phương án, xây dựng không phép đặc biệt của các hộ thuê thầu đất với UBND xã nhưng không có hồ sơ xử lý để tạo điều kiện có lợi cho người dân nên vẫn áp dụng chính sách bồi thường đối với các tài sản trên do vậy các hộ đều đồng thuận.

4.3.7.2. Chính sách hỗ trợ

Chính sách hỗ trợ của 02 dự án đã góp phần bù đắp những thiệt hại cho người bị thu hồi đất. Nhà nước đã hỗ trợ tiền mặt cho người bị thu hồi đất để chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm khi thu hồi đất nông nghiệp của các hộ gia đình cá nhân trực tiếp sản xuất nên đa số người dân có bị thu hồi đều nhất trí với khoản hỗ trợ trên. Tuy nhiên, việc hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp được quy trả bằng tiền chứa đựng nhiều rủi ro tiềm ẩn cho những năm sau nên cần được quan tâm nghiên cứu kỹ hơn.

4.3.7.3. Thời gian thực hiện Dự án

Công tác bồi thường hỗ trợ tái định cư vốn mang tính chất phức tạp. Tại 02 Dự án nghiên cứu cũng đã vấp phải những kiến nghị của người dân, thời gian giải quyết kéo dài nên tiến độ GPMB của 02 Dự án đều chậm hơn so với thời gian dự kiến (3-4 tháng), đặc biệt là dự án Nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp. 4.4. MỘT SỐ TỒN TẠI, NGUYÊN NHÂN VÀ GIẢI PHÁP ĐẨY NHANH TIẾN ĐỘ BỒI THƯỜNG, GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG TỪ 02 DỰ ÁN NGHIÊN CỨU

4.4.1. Tồn tại và nguyên nhân

Thứ nhất: Việc xác nhận nguồn gốc đất đai, nhân hộ khẩu làm căn cứ xây dựng phương án bồi thường, hỗ trợ về đất còn chậm, trong quá trình thực hiện

còn gặp nhiều khó khăn, vướng mắc; việc chỉ đạo, điều hành giải quyết các vướng mắc này theo thẩm quyền của UBND cấp huyện còn chưa kịp thời.

Nguyên nhân: Do công tác quản lý nhà nước về đất đai còn buông lỏng, hồ sơ địa chính không được lưu trữ đầy đủ. Sự phối hợp của các cấp, các ngành, chủ đầu tư trong công tác giải phóng mặt bằng còn chưa chặt chẽ.

Thứ hai: Trong quá trình thực hiện công tác lập hồ sơ bồi thường, hỗ trợ, việc kê khai, kiểm đếm còn có thiếu sót dẫn đến tình trạng phải hướng dẫn người dân phải kê khai lại hoặc bổ sung làm ảnh hưởng trực tiếp đến tiến độ GPMB của dự án. Nguyên nhân do: Cán bộ làm công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chuyên môn chưa cao, chưa chuyên nghiệp, việc cập nhật nội dung các văn bản mới, quy định mới chưa sâu.

Thứ ba: Giá đất áp dụng tính bồi thường, hỗ trợ còn thấp, chưa sát với giá thị trường. Số tiền các hộ nhận được mặc dù lớn hơn rất nhiều so với thu nhập từ sản xuất nông nghiệp mang lại, các hộ vẫn có tâm trạng không tốt khi nhận tiền bồi thường, hỗ trợ.

Nguyên nhân: Do giá thị thường được người dân tính là tổng số tiền thu được khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, không tính các khoản hỗ trợ, thưởng tiến độ, tài sản trên đất. Giá bồi thường được Nhà nước tính là tổng số tiền bồi thường bao gồm tiền bồi thường đất và cộng số tiền các khoản hỗ trợ, tiền thưởng tiến độ, tiền bồi thường tài sản, hoa màu. Đồng thời do người dân có sự so sánh lợi nhuận mang lại của chủ đầu tư khi thực hiện dự án là rất lớn đặc biệt là dự án nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp. Người dân cho rằng giá đền bù, hỗ trợ cho người dân là 823.000đ/m2 đất nông nghiệp nhưng khi giải phóng mặt bằng và xây dựng hạ tầng xong chủ đầu tư có thể bán 100.000.000 đ/m2 đất ở nên người dân không đồng thuận gây khiếu kiện trong nhân dân làm ảnh hưởng đến tiến độ đầu tư, triển khai dự án.

Thứ tư: Việc sử dụng tiền bồi thường hỗ trợ của người dân cũng cần được nhà nước quan tâm vì hiện nay phần lớn người dân sử dụng tiền đền bù, hỗ trợ mang tính hưởng thụ nhất thời như xây nhà, mua đồ dùng, mua xe mà không có kế hoạch sử dụng mang lại lợi ích lâu dài như đầu tư sản xuất, học nghề, gửi tiết kiệm thì việc thu hồi đất của Nhà nước không đem đến cho người dân cuộc sống ổn định hơn.

Nguyên nhân: do chính sách ổn định đời sống và chuyển đổi nghề nghiệp được chi trả bằng tiền mặt mà chưa có giải pháp cụ thể nhất là các hộ gia đình bị thu hồi hết đất nông nghiệp, số lao động ngày càng dư thừa, không có công ăn việc làm dễ dẫn đến mất an ninh trật tự, nảy sinh các tệ nạn xã hội.

4.4.2. Đề xuất giải pháp đẩy nhanh tiến độ giải phóng mặt bằng tại huyện Gia Lâm Gia Lâm

4.4.2.1. Giải pháp về hoàn thiện chính sách của nhà nước

- UBND huyện cần đề nghị UBND thành phố, Ban chỉ đạo giải phóng mặt bằng thành phố và các cơ quan chuyên môn có liên quan hoàn thiện quy định xác định giá đất, giá tài sản để tính bồi thường, hỗ trợ sao cho sát với giá thị trường. Khi xác định giá bồi thường, ngoài căn cứ vào khung giá của nhà nước, khung giá do UBND thành phố quy định phải căn cứ vào giá chuyển nhượng trên thị trường bằng cách mỗi dự án cần có Ban định giá riêng hoặc thuê tổ chức định giá độc lập để tiến hành xác định giá đất, giá tài sản bồi thường. Giá của tổ chức độc lập cần được cơ quan chuyên môn về giá thẩm định. Thực hiện được vấn đề này tạo được sự minh bạch, giá áp dụng sẽ thực tế hơn nhằm hạn chế khiếu nại, khiếu kiện.

- Trong cùng một dự án nằm trên một địa bàn huyện nhưng ở các xã khác nhau nên áp dụng cùng một giá đất cao nhất để tính bồi thường, hỗ trợ chung tránh tình trạng mỗi xã trong cùng một dự án có mức bồi thường và hỗ trợ khác nhau, từ đó làm nảy sinh ý tưởng so sánh quyền lợi từ phía người dân làm ảnh hưởng đến công tác giải phóng mặt bằng.

4.4.2.2. Giải pháp về hoàn thiện chính sách tạo việc làm chuyển đổi nghề nghiệp

Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâm chỉ đạo các phòng ban chuyên môn như trung tâm dạy nghề, Chi cục thống kê, Phòng Kinh tế huyện Gia Lâm phối hợp với UBND các xã, các cơ quan doanh nghiệp đóng trên địa bàn và các địa bàn lân cận, các trung tâm giới thiệu việc làm để tiến hành điều tra, khảo sát tình hình lao động, nhu cầu học nghề, nhu cầu lao động, trình độ lao động … qua đó có chính sách đào tạo nghề, chuyển đổi nghề nghiệp hợp lý, cụ thể, mang tính chiến lược, phù hợp với tình hình thực tế nhằm giải quyết việc làm cho lao động ổn định, lâu dài, bền vững tạo sự đồng thuận nhất trí cao trong nhân dân.

4.4.2.3. Giải pháp về tăng cường công tác quản lý đất đai

Huyện ủy, UBND huyện Gia Lâmchỉ đạo tăng cường công tác quản lý đất đai, xây dựng các nghị quyết, các chuyên đề và tăng cường công tác kiểm tra

giám sát về công tác quản lý đất đai nhất là công tác đăng ký đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đảm bảo 100% thửa đất được đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, cập nhật chỉnh lý các biến động kịp thời. UBND huyện cần xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai dạng số và cập nhật thường xuyên, thực hiện tốt công tác này việc xác định điều kiện, đối tượng được bồi thường, hỗ trợ sẽ tiến hành nhanh chóng dễ dàng. Công tác này cũng làm giảm sự chồng chéo về hỗ trợ cho hộ gia đình có đất bị thu hồi tại các dự án có cùng thời điểm thực hiện.

4.4.2.4. Giải pháp về tăng cường công tác tuyên truyền vận động

Huyện ủy – UBND – UB.MTTQ huyện Gia Lâm cần tăng cường công tác tuyên truyền vận động bằng nhiều hình thức như các hội nghị, hội thảo, thông tin trên hệ thống loa phát thanh về các dự án thu hồi đất trên địa bàn từ bước rà soát số liệu xin chủ trương thực hiện dự án; công khai thông báo chủ trương thu hồi đất; công khai pháp lý dự án; chính sách thực hiện dự án; số liệu lập phương án bồi thường hỗ trợ … phải thường xuyên và cụ thể hóa đến từng người dân bị thu hồi đất được biết.

Nâng cao nhận thức của cán bộ, nhân dân về công tác GPMB, phổ biến giáo dục pháp luật ở cơ sở nhằm tạo điều kiện cho các tầng lớp nhân dân có đầy đủ thông tin, nhận thức rõ ràng, đúng đắn về pháp luật, về các chủ trương, chính sách của Nhà nước, cần phải tuyên truyền để người dân hiểu GPMB là việc cần thiết phải thực hiện trong quá trình phát triển đất nước.

Đối với từng dự án UBND huyện cần thành lập các tiểu ban tuyên truyền vận động, thuyết phục người bị thu hồi đất chấp hành các quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư thực hiện GPMB các dự án.

4.4.2.5. Giải pháp về việc tổ chức thực hiện

Nâng cao năng lực, trách nhiệm trong công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư của các phòng, ban trực thuộc UBND huyện và các đơn vị tư vấn. Xây dựng kế hoạch cụ thể nêu rõ nội dung công việc, cá nhân phụ trách và các đơn vị tham gia phối hợp, thời gian hoàn thành công việc và thường xuyên kiểm tra, đánh giá hiệu quả công việc để nâng cao tinh thần trách nhiệm, sự tuân thủ trình tự thủ tục theo quy định của pháp luật, của cán bộ thực thi công việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư. Kịp thời tổ chức tập huấn công tác chuyên môn khi triển

UBND huyện, Hội đồng bồi thường GPMB huyện cần có sự phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, tổ công tác, chủ đầu tư để kịp thời giải quyết những khó khăn vướng mắc trong công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư để đẩy nhanh tiến độ GPMB và giúp người dân sớm ổn định cuộc sống cũng như ổn định sản xuất.

4.4.2.6. Giải pháp về tài chính.

Đề nghị các cấp, các ngành khi triển khai thực hiện dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước phải có tính trọng điểm đảm bảo nguồn vốn để thực hiện dự án tránh đầu tư dàn trải, kéo dài. Đối với các dự án không sử nguồn ngân sách, trước khi phê duyệt chủ trương đầu tư cần lựa chọn các nhà đầu tư có nguồn tài chính lớn để thực hiện dự án và có những cam kết cụ thể đảm bảo thực hiện đúng tiến độ.

PHẦN 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 5. 1. KẾT LUẬN

Từ các kết quả nghiên cứu của đề tài, tôi rút ra một số kết luận sau đây: 1. Gia Lâm là huyện ngoại thành Hà Nội nằm ở cửa ngõ phía Đông Bắc của thành phố Hà Nội có tổng diện tích tự nhiên 11.472,99 ha. Năm 2016, kinh tế duy trì mức ổn định và có bước phát triển. Tốc độ tăng trưởng kinh tế 11%. Tính đến 31/12/2016, toàn huyện có 250.121 người. Thu nhập bình quân đầu người ước đạt 33,5 triệu đồng/người/năm.

2. Công tác GPMB giai đoạn từ 2012 – 2016 của huyện Gia Lâm

Trong giai đoạn từ năm 2012 – 2016 trên địa bàn huyện Gia Lâm đã triển khai 126 dự án có liên quan đến bồi thường giải phóng mặt bằng, diện tích thu hồi 1.436,33ha, bố trí 984 suất tái định cư.

3. Về công tác bồi thường, hỗ trợ và tái định cư tại 02 Dự án nghiên cứu Dự án xây dựng Nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp, Diện tích thu hồi là 44.012 m2 với tổng kinh phí bồi thường là 19.753.247.269 đồng liên quan đến 176 hộ dân và 01 tổ chức (UBND xã). Dự án xây dựng sở chỉ huy Bộ tư lệnh Hải quân tại xã Đông Dư, Đa Tốn với diện tích thu hồi là 365.126 m2 liên quan đến 527 hộ dân có đất nông nghiệp, 9 hộ có đất ở và 02 tổ chức (UBND xã), đã có 527/527 hộ dân có đất nông nghiệp bị thu hồi đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng với tổng số tiền là 275.640.714.300 đồng, còn lai 9 hộ dân với tổng diện tích 884m2 đất ở bị thu hồi đang thực hiện giải phóng mặt bằng theo quy định.

4. Việc thực hiện chính sách bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất tai 02 dự án nghiên cứu

- Về xác định đối tượng bồi thường, hỗ trợ của 02 dự án được xác định một cách, tỷ mỷ, chính xác 100% số phiếu đồng ý về đối tượng được bồi thường và không được bồi thương, hỗ trợ.

- Bồi thường, hỗ trợ về đất nông nghiệp: Đối với giá bồi thường, hỗ trợ đất nông nghiệp tại dự án Nhà ở thấp tầng tại xã Ninh Hiệp có 64/64 hộ chiếm 100% số hộ không đồng thuận, tại dự án Sở chỉ huy Bộ tư lệnh Hải Quân có 63/84 hộ chiếm 75% số hộ không đồng thuận, đa số họ cho rằng giá bồi thường

- Bồi thường, hỗ trợ về công trình, vật kiến trúc, cây cối, hoa màu trên đất: 100% số hộ được hỏi đồng thuận với đơn giá bồi thường về công trình, vật kiến trúc, bồi thường cây trồng hoa màu trên đất tại thời điểm thu hồi.

- Về khoản hỗ trợ ổn định đời sống, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm, hỗ trợ tiền thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng: Đa số các hộ hài lòng với các khoản hỗ trợ này.

5. Để góp phần hoàn thiện hơn công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất cần thực hiện các giải pháp sau:

Hoàn thiện chính sách của nhà nước; hoàn thiện chính sách tạo việc làm chuyển đổi nghề nghiệp; tăng cường công tác quản lý đất đai; Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động; Cụ thể hóa từng bước, từng quy trình trong việc tổ chức thực hiện; Giải pháp về tài chính.

5.2. KIẾN NGHỊ

Để thực hiện các phương án GPMB đúng tiến độ cho các dự án tiếp theo, chúng tôi có một số kiến nghị sau:

- Tăng cường công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục chính sách, pháp luật đất đai đến cấp ủy Đảng, chính quyền và toàn người dân hiểu được mục

Một phần của tài liệu (LUẬN văn THẠC sĩ) đánh giá việc thực hiện chính sách bồi thường giải phóng mặt bằng dự án nhà ở thấp tầng và dự án sở chỉ huy bộ tư lệnh hải quân tại huyện gia lâm, thành phố hà nội (Trang 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)